Kiến thức

Ponzi là gì? Mách bạn cách nhận biết mô hình đa cấp Ponzi nhanh chóng và chuẩn xác

Nếu đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì bạn cần biết Ponzi là gì? Mô hình kinh tế được tạo ra bởi lợi ích của một số cá nhân hoặc nhóm người. Điều này có thể khiến bạn trở thành nạn nhân của một mô hình lừa đảo bất cứ lúc nào. Để hiểu về cách nhận biết, và phòng tránh Ponzi hiệu quả, mời bạn cùng FPT Shop theo dõi bài viết dưới đây!

Giới thiệu sơ lược về mô hình Ponzi

Định nghĩa Ponzi là gì?

Ponzi là một loại lừa đảo tài chính mà người lừa đảo đã đưa ra lời hứa đem về lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư bằng cách sử dụng tiền mới của những NĐT sau để trả lại cho những NĐT trước. Đây là một chu trình không bền vững và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ sau thời gian dài hoạt động. Nguyên nhân bởi mô hình sẽ không còn đủ nguồn tài chính mới để trả lãi cho những nhà đầu tư cũ.

Cập nhật những kiến thức cơ bản về Ponzi

Phương pháp này thường được thực hiện từ việc quảng bá một loại đầu tư hấp dẫn, lợi nhuận cao nhưng thực tế là không hợp pháp hoặc không hiệu quả. Cái tên “Ponzi” của mô hình đến từ họ và tên của Charles Ponzi – Người đã trở nên nổi tiếng với kỹ thuật lừa đảo này vào những năm 1920.

Mối đe dọa của Ponzi sẽ khiến người đầu tư mất niềm tin và có thể gây ra hậu quả nặng nề cho hệ thống tài chính, kinh tế nói chung nếu mô hình có quy mô lớn. Do đó, chúng ta cần cẩn trọng khi đầu tư và phải nghiên cứu cơ hội, thách thức của mỗi dự án. Điều này sẽ giúp bạn không rơi vào những kế hoạch kiếm lời phi pháp như Ponzi.

Nguồn gốc hình thành Ponzi từ đâu?

Mô hình Ponzi được đặt tên theo Charles Ponzi, người Ý gốc Mỹ. Charles Ponzi được biết đến với việc thực hiện kỹ thuật lừa đảo tài chính này tại Hoa Kỳ vào những năm 1920. Ông đã hứa hẹn lợi nhuận lớn đối với nhà đầu tư bằng việc sử dụng tiền từ những nhà đầu tư sau để trả lời cho những nhà đầu tư trước đó.

Cha đẻ của mô hình là Charles Ponzi

Cuối cùng, mô hình này sụp đổ khiến Charles Ponzi bị kết án và phải trải qua nhiều vụ kiện liên quan đến hành vi lừa đảo tài chính của mình. Chính vì lẽ này mà Charles Ponzi được coi là người sáng tạo và đồng thời là “cha đẻ” của mô hình Ponzi.

Chuyên gia chia sẻ  Hướng dẫn bảo mật Gmail ai cũng nên biết để bảo vệ tài khoản

Vì sao nói Ponzi là mô hình đa cấp?

Mô hình Ponzi cũng được gọi là mô hình đa cấp do tính chất hoạt động của nó. Cụ thể hơn, người lừa đảo thường tạo ra một cấu trúc đa cấp, những người đầu tư đứng ở mức độ cao hơn được trả lợi nhuận từ tiền đầu tư của những người đầu tư ở mức độ thấp hơn.

Xác định điều kiện hoạt động đa cấp

Phương pháp này tạo ra sự phụ thuộc rất lớn vào việc thu hút thêm nhà đầu tư mới để duy trì hệ thống. Và khi không có thêm nguồn vốn mới thì toàn bộ hệ thống có thể sụp đổ.

Tính chất đa cấp của mô hình Ponzi cũng xuất phát từ việc người lừa đảo tạo ra nhiều cấp độ trong hệ thống. Điển hình như các nhà đầu tư cấp cao, cấp thấp, cấp trung gian. Từ đó mô phỏng một mô hình kinh doanh hợp pháp. Thủ thuật này làm cho việc phát hiện và ngăn chặn mô hình Ponzi trở nên khó khăn hơn. Chúng có thể gây ra thiệt hại lớn đối với nền kinh tế và các nhà đầu tư tài chính.

Tổng hợp các thành phần trong mô hình Ponzi

Mô hình đa cấp Ponzi thường bao gồm các thành viên sau:

Người sáng lập/Trùm mô hình

Đây là người đứng đầu của mô hình, thường là người đã sáng lập ra hệ thống Ponzi hoặc người điều hành nó. Người đã lập ra mô hình đa cấp và tận dụng sự phức tạp của hệ thống để lừa đảo các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư cấp cao

Đây là những người đầu tư gia nhập hệ thống Ponzi từ rất sớm. Họ thường nhận được lợi nhuận lớn hơn từ tiền gửi ban đầu của họ và từ lợi nhuận của các nhà đầu tư cấp thấp hơn sau họ.

Tìm hiểu các vị trí trong mô hình

Các nhà đầu tư cấp thấp

Đây là những người mới gia nhập và đầu tư ít tiền nhất trong hệ thống. Họ nhận được ít lợi nhuận hơn từ tiền gửi ban đầu của họ và thường là những người bị tổn thất lớn khi mô hình sụp đổ.

Các trung gian và nhà phân phối

Các trung gian hoặc nhà phân phối giúp công ty Ponzi tiếp cận được nhiều đối tượng đầu tư hơn. Họ có thể nhận được phần trăm lợi nhuận từ các nhà đầu tư họ giới thiệu vào hệ thống.

Phân tích đặc điểm của mô hình Ponzi

Những đặc điểm chính của Ponzi là gì? Bạn có thể theo dõi một số phương diện cơ bản như sau:

Những đặc điểm tiêu biểu của Ponzi

Lợi nhuận không thực tế

Mô hình Ponzi thường hứa hẹn đem lại lợi nhuận cực kỳ cao mà không có cơ sở hay nền tảng kinh doanh rõ ràng để hỗ trợ. Hạn mức lợi nhuận theo lời hứa thường lớn hơn nhiều so với các cơ hội đầu tư thông thường.

Thiếu tính minh bạch

Mô hình Ponzi có cách thức hoạt động và vận hành dòng tiền, nguồn vốn tạo ra lợi nhuận không minh bạch. Những thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của hệ thống thường bị che giấu hoặc được trình bày một cách mập mờ.

Chuyên gia chia sẻ  Archons trong Genshin Impact: những gì được biết về Bảy vị thần của Teyvat?

Phụ thuộc vào nguồn vốn mới

Mô hình Ponzi tồn tại và phụ thuộc vào việc thu hút nguồn vốn mới từ các nhà đầu tư mới. Sau đó, người đứng đầu sẽ lấy số vốn mới để trả lợi nhuận của những nhà đầu tư cũ. Nếu hệ thống không thu hút đủ nguồn vốn mới sẽ tan rã.

Căn cứ vào tính chất đa cấp cơ bản

Kết quả sụp đổ cuối cùng

Cuối cùng, mô hình Ponzi dựa vào các nguồn vốn mới để trả lợi nhuận thay vì dùng lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh doanh thực sự nên “sụp đổ” là điều không tránh khỏi.

Phương thức vận hành của mô hình Ponzi

Mô hình này thường bắt đầu với một cá nhân hoặc tổ chức khởi xướng. Họ hứa hẹn đưa ra mức lợi nhuận cao đối với những người tham gia và sử dụng tiền từ người mới tham gia để trả cho người tham gia trước đó. Điều này tạo ra một chu trình không bền vững và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ. Đặc biệt là khi hệ thống không còn đủ nguồn tài chính mới để trả lãi cho những nhà đầu tư cũ.

Nguyên tắc vận hành của cả hệ thống

Việc quảng cáo và kêu gọi người tham gia mới để tạo thêm nguồn vốn là một phần quan trọng của mô hình Ponzi. Đây là cách sử dụng lợi nhuận hứa hẹn để thuyết phục nhà đầu tư hiện tại tái đầu tư hoặc kêu gọi người khác tham gia. Khi không còn đủ nguồn vốn mới, hệ thống không thể tiếp tục trả lợi nhuận và sụp đổ.

Nguyên nhân khiến nhà đầu tư rơi vào bẫy Ponzi là gì?

Nhà đầu tư có thể dễ rơi vào bẫy Ponzi vì một số lý do sau đây:

Xác định một số nguyên nhân khiến NĐT mắc bẫy

  • Mô hình Ponzi thường hứa hẹn lợi nhuận cực kỳ cao. Đây là một yếu tố vô cùng hấp dẫn thu hút NĐT tìm kiếm cơ hội đầu tư nhận lợi nhuận cao trong thời gian ngắn.
  • Ponzi tập trung vào việc tái đầu tư từ lợi nhuận thay vì từ kết quả hoạt động kinh doanh thực sự. Điều này tạo ra cảm giác thiếu kiểm soát và thiếu minh bạch đối với NĐT.
  • Những người không có kiến thức đầy đủ về đầu tư tài chính thường dễ dàng tin tưởng vào lời hứa của mô hình Ponzi. Thậm chí họ còn bỏ tiền đầu tư khi bản thân không thực sự hiểu rõ về cơ hội đó.
  • Khi những người thân trong gia đình hoặc bạn bè tuyên bố rằng họ đã nhận được lợi nhuận lớn từ một cơ hội đầu tư, NĐT dễ dàng bị kích động và tham gia mà không xem xét kỹ lưỡng.
  • Mô hình Ponzi thường không đưa ra thông tin về cách thức hoạt động, nguồn gốc tiền và cơ hội đầu tư. Điều này làm cho NĐT gặp khó khăn trong việc đánh giá rủi ro chính xác.

Để tránh rơi vào bẫy Ponzi thì nhà đầu tư cần phải nắm vững thông tin và kiến thức về đầu tư. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng và đề cao sự minh bạch của mỗi dựa án trước khi quyết định tham gia.

Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi

Các đặc điểm tiêu biểu thường xuất hiện trong hoạt động lừa đảo kiểu Ponzi bao gồm:

Chuyên gia chia sẻ  KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Cách nhận biết mô hình lừa đảo

  • Kêu gọi đầu tư làm giàu nhanh chóng, thiếu cơ sở: Mô hình Ponzi thường hứa hẹn lợi nhuận lớn mà không có cơ sở kinh doanh chắc chắn để hỗ trợ số liệu này.
  • Hứa hẹn trả mức lãi suất cao ngất ngưởng: Đây là một đặc điểm quan trọng của mô hình Ponzi – hứa hẹn lợi nhuận cao hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư.
  • Cam kết chắc chắn không rủi ro hoặc rủi ro siêu thấp: Mô hình Ponzi thường sẽ cam kết rằng không có rủi ro hoặc rủi ro rất thấp, nhằm thu hút các nhà đầu tư không muốn chấp nhận rủi ro cao.
  • Khó rút vốn: Một trong những dấu hiệu phổ biến khác của Ponzi là vấn đề, thách thức trong việc rút vốn trở về cho NĐT. Mô hình thường xuyên đưa ra các lý do hoặc ràng buộc pháp lý để từ chối việc trả lợi nhuận, rút vốn.

Giải pháp phòng tránh dự án lừa đảo từ Ponzi

Để phòng tránh dự án có mô hình Ponzi và các loại lừa đảo tài chính tương tự, bạn có thể thực hiện một số phương án dưới đây để bảo vệ tài sản và đầu tư của mình:

Cập nhật những giải pháp tránh lừa đảo

Nghiên cứu kỹ lưỡng

Trước khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty hoặc tổ chức tổ chức đề xuất. Đừng chỉ tin tưởng vào lời quảng cáo hoặc cam kết không rủi ro. Các NĐT nên tìm hiểu về mô hình kinh doanh, lợi nhuận dự kiến và tình hình tài chính của dự án.

Kiểm tra bằng chứng

Nhà đầu tư có thể yêu cầu xem xét bằng chứng về hoạt động kinh doanh và nguồn thu nhập của công ty. Nếu kế hoạch kinh doanh không có bằng chứng cụ thể hoặc thông tin được giữ bí mật, cần đề phòng.

Tránh lợi nhuận quá cao

Hãy cẩn trọng với bất kỳ khoản lợi nhuận nào quá cao và không thực tế. Những lời hứa về lãi suất không thể tưởng tượng được thường là dấu hiệu cảnh báo. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần phân bổ tài sản và đầu tư vào nhiều dự án khác nhau để giảm thiểu rủi ro. Đừng đặt tất cả niềm tin và tiền bạc vào một dự án duy nhất.

Tạm kết

Như vậy, FPT Shop đã cùng bạn tìm kiếm đáp án cho câu hỏi “Ponzi là gì”? Kèm theo đó còn có rất nhiều thông tin quan trọng về mô hình này. Các nhà đầu tư nên xác định cơ hội, lợi nhuận, rủi ro, chi phí trước khi chốt dự án. Khi bạn hiểu về bản chất đầu tư chắc chắn sẽ thành công!

Xem thêm:

  • TLS là gì? Tìm hiểu chức năng và nguyên lý hoạt động chuẩn xác của TLS
  • Data Warehouse – Tìm hiểu chi tiết về kho dữ liệu với nhiều chức năng đặc biệt

FPT Shop là nơi cung cấp các sản phẩm điện thoại, laptop uy tín phục vụ cuộc sống. Nếu bạn đang muốn tìm cho mình những sản phẩm công nghệ chất lượng với mức giá tốt nhất thì không thể bỏ qua nơi đây.

  • Điện thoại Apple

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button