Kiến thức

‘Pay to win’ và sự đố kị nhau trong cộng đồng game thủ Việt

Dường như game thủ Việt không hề thích chuyện game có sự can thiệp của tiền bạc một chút nào cả.

Khái niệm ‘pay to win’ đã xuất hiện từ rất rất lâu trong làng game Việt, nó sẽ xảy ra ở những game online miễn phí(free to play). Một game được xem là ‘’pay to win’ khi nó có hệ thống mua các vật phẩm đặc biệt bằng tiền mặt(cash) để tăng cường sức mạnh cho nhân vật hoặc hệ thống của người chơi một cách nhanh chóng. Bằng cách này, người chơi có thể tiết kiệm được thời gian “cày cuốc” mà vẫn có thể mạnh hơn so với những người khác, nếu chi mạnh tay người chơi đó có thể đạt những thứ hạng cao trên bảng xếp hạng của trò chơi.

>> 5 game thủ CSGO chuyên nghiệp người Úc dính án phạt 10 năm tù vì bán độ

Cách đây khoảng 15 năm, khi các tựa game nhập vai du nhập thị trường game Việt thì việc nạp thẻ dường như là khá xa xỉ, nhưng chỉ khoảng vài năm sau đó việc chi trả một khoản tiền để nhân vật của mình mạnh hơn trong game là điều hoàn toàn bình thường và được xem là cần thiết để người chơi có thể hành tẩu giang hồ. Tuy vậy, phần đông game thủ Việt vẫn xem rằng những người chơi đó là “gà”, không có ý chí chơi game, làm game nhanh nát. Trên thực tế thì việc nạp tiền vào game để nâng cấp sức mạnh không hề gian lận hay thậm chí là “gà”, người chơi chỉ muốn tiết kiệm thời gian hoặc sở hữu những món đồ quý, hiếm nên họ chi trả một khoản tiền cho việc đó là hoàn toàn đúng.

Chuyên gia chia sẻ  Khái niệm Icon là gì? Các Icon có ý nghĩa như thế nào

Việc nạp tiền vào game cũng góp phần giúp cho nhà phát hành có thêm kinh phí để chi trả cho việc nâng cấp hệ thống game nhằm nâng cao chất lượng game. Nếu nhìn rộng ra thì chính những người chơi game không nạp đang được hưởng lợi từ người chơi game nạp tiền, vì vậy họ phàn nàn về việc ‘pay to win’ là không hẳn đúng. Hơn hết, người chơi nạp tiền chưa chắc đã thắng được những người chơi không nạp. Còn trong những game esports, nạp tiền mua ngoại trang(skin) chỉ giúp cho nhân vật của họ đẹp hơn chứ không hề can thiệp vào sức mạnh.

>> Shroud tuyên bố mình sẽ không bao giờ quay trở lại làm pro player trong bất kỳ một tựa game nào trong tương lai

Từ 2010 cho đến nay, thị trường game Việt đã đón nhận thêm những game online mới ‘free to play’ nhưng không hề ‘pay to win’ đó là những game esports hoặc một số game nhập vai MMORPG như Path of Exile, Grim Dawn yếu tố ‘pay to win’ đã được gạt bỏ, thay vào đó bạn phải trở thành những người chơi ‘cày cuốc’ thực sự. Chính vì vậy, game thủ Việt phải thay đổi suy nghĩ dần để thích hợp với thị trường game tương lai, sự đóng góp của người chơi là điều mà các nhà phát hành mong muốn.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button