Kiến thức

Exchange là gì trong thị trường chứng khoán?

Để hiểu Exchange là gì, vai trò của nó trong thị trường chứng khoán, các loại hình exchange và đặc điểm cơ bản, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Exchange là gì?

Trong nền kinh tế, Exchange là quá trình trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa hai bên có nhu cầu những sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Quá trình đó đảm bảo thể hiện quy luật cung – cầu của thị trường.

Trong thị trường chứng khoán, Exchange là thuật ngữ tiếng Anh để chỉ sàn giao dịch hay sở giao dịch chứng khoán. Nó thường đứng sau những từ như stock, securities, được hiểu là những trung tâm giao dịch, có địa điểm cụ thể để tiến hành những trao đổi, mua bán, những giao dịch chứng khoán.

Trung tâm giao dịch này cung cấp cho các doanh nghiệp, chính phủ và tổ chức khác một nền tảng để có thể bán chứng khoán cho cộng đồng nhà đầu tư.

Ví như như stock exchange, securities exchange là trung tâm thực hiện các chức năng trao đổi mua bán, môi giới chứng khoán của các nhà đầu tư, cổ phiếu và công cụ tài chính khác.

Exchange là thị trường nơi người mua và người bán đến với nhau để giao dịch cổ phiếu và cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ và các công cụ tài chính khác.

Đặc điểm của exchange là gì?

Sàn giao dịch chứng khoán hiện nay có hai hình thức cơ bản. Nó là một địa điểm cụ thể, nơi mà những nhà giao dịch đến gặp nhau trực tiếp để thực hiện giao dịch, hoặc nó là một nền tảng điện tử nhằm thực hiện các giao dịch trực tuyến. Nó còn được gọi theo nhiều cách khác như như là sàn giao dịch cổ phiếu (share exchange) hoặc là sở giao dịch chứng khoán (bourse).

Chuyên gia chia sẻ  Thực hư chuyện “ETH không đào được nữa”? Cách sở hữu ETH mới 2024

Sàn giao dịch chứng khoán cũng là nơi cung cấp các công cụ, phương tiện cho việc phát hành và mua lại các chứng khoán và các sự kiện vốn bao gồm thanh toán thu nhập và cổ tức.

Qua đó có thể thấy, Exchange chính là sàn giao dịch có vai trò trung gian, là nơi diễn ra các cuộc giao dịch tài chính, nơi cổ phiếu được giao dịch và mua bán giữa cá nhân hoặc tổ chức, hay các nhà môi giới sẽ gặp gỡ để thương lượng, đấu giá, mua bán chứng khoán theo các quy định nhất định. Sàn không tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán chứng khoán mà là nơi để các nhà đầu tư tiến hành giao dịch này.

Như vậy, khi nhắc đến exchange là gì trong môi trường chứng khoán thì có thể hiểu là sở giao dịch chứng khoán tập trung. Ngoài ra, thuật ngữ Exchange gắn liền với một số khái niệm tài chính khác như trong thị trường tiền tệ, nó có nghĩa là hối đoái, khi được dùng trong giao dịch tài chính ngân hàng thì nó là hoạt động giao dịch hoán đổi “Swap”.

Chức năng của sàn giao dịch chứng khoán

Chức năng quan trọng bậc nhất của một sàn giao dịch chính là đảm bảo cho việc giao dịch được diễn ra một cách công bằng. Một chức năng khác, sàn giao dịch giúp phổ biến một cách hiệu quả các thông tin về giá của các chứng khoán đang được giao dịch trên sàn.

Chuyên gia chia sẻ  Séc coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở châu Á

– Tạo ra thị trường liên tục, nơi chứng khoán được mua và bán với khối lượng lớn;

– Giúp kiểm tra, định giá trị thực của chứng khoán;

– Giúp các công ty huy động vốn lớn từ các nhà đầu tư khác;

– Tạo điều kiện và đảm bảo lợi nhuận của nhà đầu cơ thông qua việc sử dụng và vận hành vốn hợp lý;

– Cung cấp sự an toàn và bảo mật trong giao dịch được dựa theo những quy tắc, quy định chặt chẽ của sàn;

– Chứng khoán được niêm yết công khai, minh bạch giúp nhà đầu tư có thông tin chính xác;

– Cơ sở cho vay của ngân hàng khi ngân hàng biết giá trị của doanh nghiệp thông qua chứng khoán niêm yết;

– Là cơ sở giúp tiếp quản một bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh bằng cách mua lại phần lớn cổ phần.

Sàn giao dịch điện tử

Sàn giao dịch điện tử hay sàn giao dịch trực tuyến là dạng sàn giao dịch hiện đại, nó có khả năng đảm bảo sự công bằng trong giao dịch chứng khoán mà không cần đến trực tiếp tại sàn giao dịch truyền thống.

Hiện nay những sàn giao dịch đồng tiền điện tử đang là xu thế được rất nhiều tổ chức lớn, những nhà đầu tư quan tâm nên sàn giao dịch điện tử trực tuyến ngày càng phổ biến.

Yêu cầu niêm yết

Mỗi sàn giao dịch đều có những quy định khác nhau trong việc niêm yết chứng khoán của các tổ chức, doanh nghiệp. Nhưng yêu cầu cơ bản của một sàn giao dịch sẽ bao gồm gồm báo cáo tài chính, báo cáo lợi nhuận có kiểm toán, và mức vốn hóa tối thiểu.

Chuyên gia chia sẻ  Hỏi đáp Anh ngữ: Phân biệt increment và increase

Các công ty, tập đoàn cần phải đáp ứng được yêu cầu sàn giao dịch đưa ra để được niêm yết và giao dịch cổ phần của mình tại đó.

Ví dụ, để được niêm yết trên NYSE (Sàn giao dịch chứng khoán New York) thì một công ty phải phát hành tối thiểu một triệu cổ phần trị giá tương được 100 triệu đô la Mỹ và phải kiếm được hơn 10 triệu đô la Mỹ trong vòng 3 năm qua.

Một số sàn giao dịch chứng khoán lớn trên thế giới

– New York Stock Exchange (NYSE) – Sàn giao dịch chứng khoán New York

– London Stock Exchange (LSE) – Sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn

– Tokyo Stock Exchange (TSE)- Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo

– Shanghai Stock Exchange (SSE) – Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải

– Hong Kong Stock Exchange (HKeX) – Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông

– Toronto Stock Exchange (TSX) – Sàn giao dịch chứng khoán Toronto

– Bombay Stock Exchange (BSE) – Sàn giao dịch chứng khoán Bombay

Tại Việt Nam, phải kể tới top một số sàn chứng khoán lớn như: Sàn giao dịch chứng khoán Hose – Hochiminh Stock Exchange; Sàn chứng khoán HNX – Hanoi Stock Exchange; Sàn chứng khoán Upcom; Sàn giao dịch chứng khoán ảo Vnstockgame…

Tham gia sàn chứng khoán đã và đang là lựa chọn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về Exchange là gì trong thị trường chứng khoán để tham gia thị trường một cách chủ động và thành công.

Nguyễn Lý

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button