Kiến thức

Crypto là gì? Tiền mua crypto có được tính là chi phí hợp lý của doanh nghiệp?

1. Crypto là gì?

Thời gian qua, nhiều người thắc mắc crypto là gì? Bài viết này của PHÁP LUẬT DOANH nghiệp sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi crypto là gì cũng như biết thêm các thông tin liên quan đến crypto.

Crypto (còn được gọi là cryptocurrency) đây là một dạng tiền điện tử (thực tế nhiều người thường gọi là tiền ảo) được phát hành bởi các dự án blockchain. Crypto được dùng tương tự một phương tiện giao dịch như tiền thật trong thực tế nhưng những giao dịch này lại được diễn ra trên nền tảng Blockchain.

Bằng việc sử dụng các hệ thống mã hóa cơ sở dữ liệu của công nghệ blockchain, thông tin về các giao dịch crypto sẽ luôn được bảo mật an toàn; không thể bị thay đổi, xóa bỏ dưới bất kỳ tác động nào.

Đặc biệt, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có khả năng tạo ra crypto. Tuy nhiên, giá trị của một crypto coin vẫn sẽ được đánh giá thông qua việc cộng đồng người dùng có chấp nhận và sử dụng rộng rãi hay không. Điều này hoàn toàn khác biệt với tiền trong thực tế, được định giá và kiểm soát bởi Chính phủ. Rủi ro lớn nhất của crypto coin là nếu không được người dùng chấp nhận thì nó trở thành không giá trị.

Crypto coin Hướng dẫn cách chơi chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành

Chuyên gia chia sẻ  Kinh nghiệm giao dịch trên sàn Binance cho người mới bắt đầu

Crypto coin (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

2. Crypto có được Nhà nước Việt Nam chấp nhận?

Ở phần trình bày nêu trên, quý khách đã nắm rõ được crypto là gì. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, Nhà nước Việt Nam chưa thừa nhận tính hợp pháp của crypto nói riêng và tiền điện tử (tiền ảo) nói chung.

3. Tiền mua crypto có được tính là chi phí hợp lý của doanh nghiệp?

Vì Nhà nước Việt Nam chưa thừa nhận tính hợp pháp của crypto nên doanh nghiệp dùng tiền mua crypto sẽ không được tính là chi phí hợp lý (được trừ) trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế – Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 30/01/2023 về Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Chuyên gia chia sẻ  [Schedule là gì?] Vai trò của việc lập Schedule đối với nhà quản lý

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;

b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;

c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;

đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

e) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

g) Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

h) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;

i) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

Chuyên gia chia sẻ  Lending và Borrowing là gì? Đâu là điểm đặc biệt của hình thức cho vay và vay trong thị trường DeFi?

k) Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;

l) Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;

n) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

o) Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật;

p) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh khoản chi bằng ngoại tệ.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button