Kiến thức

Tin tức

Bạn đã nghe nhiều về các chức danh như Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Giám đốc… trong một công ty. Nhưng bạn có tò mò về cách một công ty Luật phân chia cấp bậc không? Legal House sẽ chia sẻ với bạn kiến thức này.

1. Managing Partner (Luật sư điều hành):

Đứng đầu hệ thống phân cấp của Công ty Luật. Họ là Luật sư cấp cao của Công ty Luật, nhưng không phải là Luật sư toàn thời gian mà công việc chủ yếu là quản trị, điều hành công ty.

2. Partners (Luật sư thành viên):

Thường là những người hành nghề liên tục ở một Công ty Luật khoảng 15 năm hoặc người sáng lập/góp vốn sở hữu của Công ty Luật đó. Khi 1 partner rời khỏi công ty thì không chỉ vốn chủ sở hữu giảm mà sẽ kéo theo cả một số lượng lớn khách hàng của Công ty Luật cũng mất đi.

3. Counsels (Luật sư cố vấn):

Về chuyên môn và kinh nghiệm, Counsels không thua kém Partners. Có thể vì vốn sở hữu công ty không lớn mà số lượng Partners rất nhiều nên chỉ khi 1 trong số họ chuyển đi hoặc đồng ý nhượng lại vốn sở hữu thì mới có chỗ cho Counsels thành Partners.

4. Senior Associates (Luật sư cộng sự cấp cao):

Là những người có kinh nghiệm hành nghề từ 5 -10 năm, đã có thể tự mình phụ trách một vụ việc pháp lý độc lập.

Chuyên gia chia sẻ  Hướng dẫn đăng ký tài khoản Remitano & xác thực để mua bán – giao dịch Bitcoin

5. Associates (Luật sư cộng sự):

Là những người có kinh nghiệm hành nghề khoảng 3 – 5 năm và có khả năng phụ trách một vụ việc độc lập nhưng chưa thể tự quyết định độc lập với khách hàng mà vẫn cần có một Luật sư cấp cao trợ giúp, kiểm tra trước khi gửi bản tư vấn đến khác hàng.

6. Lawyer/Junier Associate:

Luật sư mới có chứng chỉ hành nghề Luật hoặc đã có 1-2 năm kinh nghiệm hành nghề. Khi làm việc cần có sự hỗ trợ, quản lý và kiểm tra từ Luật sư cấp cao.

7. Paralegal/Legal Assistant/Trainee Lawyer:

Đây là những nhân viên chính thức, làm việc toàn thời gian và có nhiều kinh nghiệm hơn Interns. Họ có thể đang theo học lớp nghiệp vụ Luật sư nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề Luật sư.

Paralegal (Trợ lý luật sư): Là những người chuyên làm các công việc mang tính hành chính như chuẩn bị giấy tờ, trợ giúp Luật sư cấp cao chuẩn bị hồ sơ công tác, lịch hẹn…

Legal Assistant (Trợ lý pháp lý)/Trainee Lawyer (Tập sự luật sư): Công việc của của cấp bậc này đã bắt đầu có tính chuyên sâu cao hơn Interns, liên quan nhiều hơn đến các vụ việc cụ thể nhưng chưa thể phụ trách một vụ việc độc lập mà làm việc theo sự hướng dẫn của các Luật sư cấp cao.

8. Interns (Thực tập sinh):

Thường là các sinh viên Luật đang đi học hoặc mới ra trường và chưa có kinh nghiệm hành nghề. Công việc dành cho Interns thường khá đơn giản và ít quan trọng như soạn, review hợp đồng, dịch văn bản, photocopy, công chứng, sao y giấy tờ…

Chuyên gia chia sẻ  Từ coder đến developer – Tôi đi code dạo

Trên đây là những cấp bậc chủ yếu trong một Công ty Luật. Do vậy, không phải Công ty Luật nào cũng sẽ có đủ các cấp bậc này, tùy theo loại hình và nhu cầu của Công ty mà cơ cấu sẽ có sự thay đổi phù hợp.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button