Kiến thức

Smart Contract là gì? Những điều cần biết về Smart Contract

Mục lục

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc chưa biết Smart Contract là gì? Cơ chế hoạt động cũng như các ưu, nhược điểm ra sao? Thì thông qua bài viết này, bạn sẽ được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến Smart Contract (hợp đồng thông minh).

Lịch sử hình thành Smart Contract

Các Deverloper đã suy nghĩ là làm sao để có thể tận dụng Blockchain nhiều hơn để chúng ta có thể lập trình được, lưu thêm những dữ liệu vào các block mà vẫn đảm bảo được tính phi tập trung, bảo mật và minh bạch.

Đó là lý do một blockchain mới ra đời đó là Ethereum. Mà để Ethereum có thể làm được như vậy thì phải cần đến Smart Contract.

Chúng ta sẽ lượt nhanh qua lịch sử hình thành nên Smart Contract.

Smart Contract (hợp đồng thông minh) được hình thành ý tưởng lần đầu tiên bởi Nick Szabo – sinh viên tốt nghiệp Đại học Washington vào năm 1994.

Szabo giải thích rằng ông sử dụng từ “thông minh” vì các hợp đồng này có thể thực hiện các bước được lập trình sẵn mà các hợp đồng giấy không thể thực hiện được.

Ông cũng cảnh báo rằng việc sử dụng thuật ngữ “Smart Contract (hợp đồng thông minh)” không ngụ ý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các hợp đồng này không thể phân tích và xác định các yêu cầu chủ quan hơn của một hợp đồng.

Chuyên gia chia sẻ  Thợ đào Ethereum suy sụp

Smart Contract là gì?

Theo Wikipedia, Smart Contract được định nghĩa như sau:

smart contract

Hoặc bạn có thể hiểu, về bản chất Smart Contract cũng như 1 account user trong Blockchain. Nó cũng có address, cũng có thể chứa được các cryptocurrency và cũng có thể thực hiện được các transaction. Đặc tính lớn nhất của Smart Contract là nó được lập trình và khi vào Blockchain là không thể sửa đổi được.

Vì tính chất không thể can thiệp này, Smart Contract giúp cho các nhà phát triển loại bỏ được niềm tin vào con người và giúp Blockchain ứng dụng được vào các mảng khác.

Bạn có thể xem thêm video này để hiểu thêm về định nghĩa Smart Contract nhé!

Smart Contract hoạt động như thế nào?

Ngày trước khi chưa có Smart Contract, thì chúng ta sử dụng mô hình quản lý tập trung truyền thống khi giao dịch với nhau. Chúng ta sẽ giao ước và cần đến 3rd Party để làm đơn vị trung gian.

Bên đó sẽ đứng ra làm trọng tài để phân xử cũng như đảm bảo được là những quy ước đó sẽ được thực thi đúng. Nếu dùng một bên trung gian (3rd) thì tất cả chúng ta buộc phải tin và để họ làm “trọng tài”

Bây giờ khi có Smart Contract thì chúng ta không cần 3rd Party mà bản thân Smart Contract sẽ giúp chúng ta. Đây chính là cơ chế ICO – Initial Coin Offering nổi tiếng.

Smart Contract là gì? Những điều cần biết về Smart Contract
Sự khác nhau giữa hợp đồng truyền thống và hợp đồng thông minh

Ví dụ:

Bạn có một ý tưởng rất hay và muốn gọi vốn. Lúc này bạn đưa ra lời hứa, nếu huy động được $1.000.000 thì bạn thực hiện dự án này, nếu không thì các nhà đầu tư sẽ được hoàn lại tiền sau một tháng.

Chuyên gia chia sẻ  Whole milk là gì? Và các sản phẩm khác từ sữa

Vậy điều gì sẽ đảm bảo là bạn sẽ hoàn lại tiền? Nếu không có Smart Contract thì bạn cần có một đơn vị trung gian đứng ra để phân xử và giải quyết vấn đề này.

Còn nếu có Smart Contract, nó sẽ được lập trình để logic đó được thực thi, nếu tới hạn mà vẫn chưa đủ tiền, thì nó sẽ gửi lại cho các nhà đầu tư tất cả token trước đó mà nó nhận.

Smart Contract hoạt động bằng cách tuân theo các câu lệnh đơn giản “if/when…then…” được viết thành mã trên Blockchain.

Developer sẽ viết hợp đồng thông minh bằng các ngôn ngữ như C++, Go, Python, Java,…

Ưu và nhược điểm của Smart Contract

Ưu điểm của Smart Contract

Tốc độ, hiệu quả và tính chính xác

Khi một điều kiện được đáp ứng, hợp đồng sẽ được thực hiện ngay lập tức. Vì hợp đồng thông minh là kỹ thuật số và tự động, không có thủ tục giấy tờ để xử lý vì vậy sẽ không mất quá nhiều thời gian để điều chỉnh.

Tin cậy và minh bạch

Vì không có bên thứ ba nên mã hóa của giao dịch được chia sẻ giữa những người tham gia, nên sẽ tránh được rủi ro bị thay đổi thông tin.

Tiết kiệm

Vì không phải qua trung gian để xử lý các giao dịch nên sẽ tiết kiệm được chi phí liên quan.

Nhược điểm của Smart Contract

Không thể sửa đổi

Smart Contract dựa trên Blockchain nên không thể sửa đổi và can thiệp. Nếu muốn sửa lỗi chỉ có một cách duy nhất là làm lại hợp đồng mới. Tính chất không thay đổi là một ưu điểm lớn, tuy nhiên trong một số trường hợp nó cũng là nhược điểm.

Chuyên gia chia sẻ  14 phân loại phù thủy phổ biến trong Thiết kế Game

Chưa được công nhận

Smart Contract là sản phẩm của Blockchain, mà Blockchain hiện vẫn chưa được chính phủ công nhận. Nên nếu Smart Contract xảy ra lỗi thì người dùng sẽ không được bảo vệ quyền lợi.

Rủi ro từ Internet

Smart Contract sẽ vô cùng an toàn nếu như không bị các hacker tìm ra “lỗ hổng”. Bất kỳ chuyện gì liên quan đến internet đều sẽ gặp rủi ro chung là nguy cơ có thể bị hack.

Smart Contract được ứng dụng vào lĩnh vực nào?

Trong tương lai, Smart Contract sẽ được ứng dụng rộng rãi vào mọi ngành nghề, lĩnh vực của cuộc sống. Hiện tại, chúng được ứng dụng vào hợp đồng tài chính, DApp, xây dựng Tokens, NFT, Defi,

Hay trong các lĩnh vực khác: bầu cử, quản lý hệ thống, chuỗi cung ứng, dịch vụ y tế, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,…‌

Lời kết

200Lab mong là bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn cũng như giải đáp được những thắc mắc của bạn về Smart Contract.

Bạn có thể theo dõi tiếp các bài viết về lập trình Blockchain tại trang Blog và kênh Youtube của 200Lab.

Còn nếu bạn muốn đào sâu vào những kiến thức lập trình Smart Contract và có định hướng dấn thân trở thành Blockchain Developer thì hãy tham khảo Bộ khóa học lập trình Blockchain Smart Contractcủa 200Lab nhé!

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button