Kiến thức

Thường trú là gì? Phân biệt nơi cư trú, thường trú và tạm trú?

Trong số các loại giấy tờ, hồ sơ, người dân bắt buộc phải khai báo thông tin về địa chỉ đăng ký thường trú (hay còn được gọi là nơi đăng ký thường trú, hộ khẩu thường trú). Vậy, thường trú là gì? Nơi cư trú, thường trú và tạm trú khác nhau như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn!

Địa chỉ thường trú là gì?

Theo Luật Cư trú năm 2006, nơi thường trú (địa chỉ thường trú) còn được gọi là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định và không có thời hạn trong một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Căn cứ theo Luật Cư trú năm 2020 thì quy định nơi thường trú chính là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và nơi đó đã được đăng ký thường trú.

Tóm lại, điều quan trọng nhất khi xác định địa chỉ đăng ký thường trú của 1 người là việc đăng ký thường trú. Trong trường hợp một người sinh sống ổn định, lâu dài ở một địa điểm mà không đăng ký thường trú trong địa điểm đó thì người ấy cũng không được coi là có địa chỉ thường trú tại đó.

Thường trú trong tiếng anh là gì?

Địa chỉ thường trú có tên tiếng Anh là Permanent address.

Ngoài ra, địa chỉ thường trú tiếng Anh là gì còn được định nghĩa như sau:

A permanent address is a place where citizens live regularly, stably, without a certain period of time in a certain place. Permanent registration with authorities.

For those who were born and raised up to the time of their permanent residence address, the permanent residence address will coincide with the address of birth and birth.

For those who have to move their address due to the need of work or living, the permanent residence address is the place where that person regularly lives and registered with the competent authority.

Determining the permanent residence address is very important in the process of determining an individual’s place of residence, thereby supporting the best performance of state administrative management, At the same time it is also necessary to distinguish clearly. permanent and temporary residence address when participating in the legal system.

Chuyên gia chia sẻ  Arthur Hayes là ai? Tiểu sử về nhà đồng sáng lập và cựu CEO của sàn giao dịch BitMEX

Địa chỉ thường trú ghi theo CMND/CCCD hay hộ khẩu?

Thông thường, địa chỉ thường trú ở trên Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD) hoặc sổ hộ khẩu là như nhau. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, người dân có thể thay đổi địa chỉ thường trú nhưng không được đổi thẻ CMND/CCCD (nếu đổi địa chỉ thường trú không bắt buộc đổi căn cước công dân; đối với chứng minh nhân dân khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú bên ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì mới phải đổi thẻ).

Lúc này, địa chỉ thường trú ghi trên CMND/CCCD hay hộ khẩu theo Điều 24 Luật Cư trú năm 2006 như sau:

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú cũng như có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Như vậy, địa chỉ thường trú của công dân sẽ được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân chứ không cần phải xác định theo chứng minh nhân dân hay căn cước công dân.

Kể từ ngày 01/7/2021, Bộ Công an sẽ không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy nữa. Bởi vậy, thay vì xác định địa chỉ thường trú dựa theo sổ này, người dân cần phải xác định địa chỉ thường trú theo Cơ sở dữ liệu cư trú quốc gia.

Phân biệt nơi cư trú và nơi thường trú và nơi tạm trú

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Cư trú năm 2020
  • Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú năm 2020
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phòng, chống các tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng và chống bạo lực gia đình.

Khái niệm Cư trú là việc mà công dân sinh sống ở 1 địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hay đơn vị hành chính cấp huyện ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú.

Chuyên gia chia sẻ  Mọi điều bạn cần biết về BitTorrent và cách chấp nhận nó

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; nếu không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại sẽ được xác định là đơn vị hành chính cấp xã địa điểm mà người đó đang thực tế sinh sống.

Thường trú Tạm trú Lưu trú Là nơi để công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú Là nơi để công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên bên cạnh nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú Là việc mà công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hay nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày Bản chất Sinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại nơi ở thuộc quyền sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ Sinh sống thường xuyên tuy nhiên có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn Nghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi… trong khoảng thời gian ngắn Thời hạn cư trú Không có thời hạn – Có thời hạn, tối đa là 2 năm

– Được gia hạn nhiều lần

Thời hạn ngắn, dưới 30 ngày và mang tính nhất thời Nơi đăng ký cư trú – Công an xã, phường, thị trấn;

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

– Công an xã, phường, thị trấn;

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

– Công an xã, phường, thị trấn;

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Điều kiện đăng ký Thuộc 1 trong các trường hợp sau:

– Có chỗ ở hợp pháp;

– Nhập hộ khẩu về nhà người thân

– Tiến hành đăng ký thường trú ở nhà thuê, mượn, ở nhờ

Chuyên gia chia sẻ  Lợi suất nắm giữ (Holding Period Return) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

– Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, các cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở

– Đăng ký thường trú ở cơ sở trợ giúp xã hội

– Đăng ký thường trú ở phương tiện lưu động

Đáp ứng 2 điều kiện:

– Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp bên cạnh phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú

– Sinh sống từ 30 ngày trở lên

– Nghỉ lại tại 1 địa điểm nhất định điểm nhất định không phải là nơi thường trú

– Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Thời hạn thực hiện Trong thời hạn 12 tháng, tính từ ngày chuyển tới chỗ ở hợp pháp mới và đáp ứng đủ điều kiện đăng ký thường trú – Không quy định.

– Sinh sống trên 30 ngày cần phải đăng ký

Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú trước thời điểm 8h ngày hôm sau Kết quả đăng ký Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào trong Cơ sở dữ liệu về cư trú Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú Được ghi vào sổ về việc tiếp nhận lưu trú Mức phạt nếu vi phạm Phạt từ 100.000 – 300.000 đồng (điểm a, khoản 1, Điều 8 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

Như vậy, các bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Cư trú bao gồm nơi thường trú và tạm trú;
  • Nơi thường trú là những nơi ở thường xuyên, ổn định, lâu dài và không có thời hạn;
  • Nơi tạm trú là những nơi ở thường xuyên nhưng có thời hạn bên cạnh nơi thường trú;
  • Lưu trú là những nơi ở trong thời hạn rất ngắn mang tính nhất thời.

Qua nội dung bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi thường trú là gì? Nếu gặp bất cứ vướng mắc gì liên quan tới thường trú, tạm trú, hãy để đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm tại Luật Hùng Sơn giúp bạn nhé!

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button