Kiến thức

OM là gì trong kinh doanh? Yêu cầu Operation Manager cần có

Chắc chắn trong giới kinh doanh OM không còn là là cái tên quá xa mà dần trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp. Vậy OM là gì trong kinh doanh? tầm quan trọng của OM ra sao hay cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu Om là gì trong kinh doanh?

Mỗi một công ty, nhân sự đóng vai trò chủ chốt làm nên sự thành công và phát triển của công ty đó. Om là tên viết tắt tiếng Anh “Operation Manager” đây là một thuật ngữ chuyên ngành để chỉ một vị trí chức danh nghề nghiệp tại công ty. Có thể hiểu một cách đơn giản Om chính là người đóng vai trò quản lý điều hành chịu trách nghiệp cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Họ có thể điều hướng các thành phần cần thiết trong doanh nghiệp và liên kết các nhân sự công ty để làm việc. Họ có thế phân tích các tình huống và đưa ra quyết định giải pháp tối ưu nhất để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc đó, họ có khả năng khắc phục xung đột thường liên quan đến nhân sự, các chính sách chế độ công ty và có định hướng, chỉ dẫn đúng cách.

Chuyên gia chia sẻ  Mạng xã hội là gì? Dùng mạng xã hội cần tuân thủ quy định gì?

1-om-la-gi-trong-kinh-doanh

Tìm hiểu về Om trong doanh nghiệp

Vai trò của Operation Manager trong hoạt động kinh doanh?

Trong doanh nghiệp, người đứng ở vị trí Operation Manager giữ vai trò quan trọng, có thể kể đến những công việc mà Operation Manager đảm nhận như:

Quản lý nhân sự:

Người giữ vị trí Operation Manager nắm vai trò tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự bởi họ hiểu rõ nhu cầu nhân sự của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp. Cùng với đó điều chỉnh các quy trình làm việc và phân bổ nhiệm vụ cho mỗi nhân sự để nâng cao hiệu suất làm việc cho công ty.

Kiểm tra và giám sát ngân sách, tài chính:

Các vấn đề như lương, thưởng, hợp đồng lao động, chế độ phúc lợi của nhân viên sẽ được Operation Manager trực tiếp quản lỹ, bởi Operation Manager sẽ là người quản lý tài chính ngân sách của doanh nghiệp. Họ sẽ phải theo dõi các khoản thu chi để có kế hoạch cụ thể tối ưu nguồn tài chính, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hợp lý và tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp.

2-om-la-gi-trong-kinh-doanh

Kỹ năng của người quản lý điều hành

Quản lý hoạt động chung của doanh nghiệp:

Operation Manager sẽ là người đi tiên phong nắm rõ các hoạt động chung của doanh nghiệp để dễ dàng quản lý và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả cho công ty. Tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động, Operation Manager sẽ nắm rõ và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực cụ thể. Vi dụ, Operation Manager chuyên về phát triển sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm và nắm rõ về quy trình sản xuất, giám sát quá trình làm ra sản phẩm.

Chuyên gia chia sẻ  Lưu ý khi sử dụng quà tặng điện tử Got It

Quản lý hàng tồn kho và các vấn đề về cung ứng:

Operation Manager sẽ trực tiếp quản lý các vấn đề liên quan đến hàng hoá trong doanh nghiệp để đảm bảo quá trình lưu thông và cung ứng được diễn ra thuận lợi. Cùng với đó nắm bắt các vấn đề hàng tồn kho để có phương án nhanh nhất đẩy hàng tồn xuất đi, đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu đối với một Operation Manager là gì?

Để có thể trở thành Operation Manager chuyên nghiệp, cần đáp ứng được các yêu cầu, cụ thể:

  • Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: Một Operation Manager phải có kiến thực kinh tế hoặc lĩnh vực mà đang quản lý tại doanh nghiệp đó, nắm vững kiến thức nghiệp vụ sẽ giúp Operation Manager giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh và quản lý hiệu quả mọi công việc.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Operation Manager cần có kỹ năng lãnh đạo tốt, bởi đây sẽ là người đứng đầu trực tiếp hướng dẫn, lãnh đạo đội ngũ nhân sự làm việc, để nhân sự có thể hoàn thành tốt tất cả các kế hoạch mục tiêu mà cấp trên yêu cầu.
  • Kỹ năng giao tiếp: Operation Manager là cầu nối giữa cấp trên với cấp dưới, giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa các phòng ban, giữa doanh nghiệp với đối tác và khách hàng,… Bởi vậy khả năng giao tiếp là điều cần thiết để công việc thuận lợi suôn sẻ.
  • Kỹ năng lập kế hoạch: Operation Manager cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể và các phương án dự phòng để giải quyết những vấn đề phát sinh, đó là điều mà Operation Manager cần có để hạn chế những rủi ro không mong muốn và hoạt động doanh nghiệp diễn ra dễ dàng.
  • Kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh: Trong doanh nghiệp, sự cố bất ngờ phát sinh luôn tiềm ẩn bởi vậy Operation Manager sẽ phải có kinh nghiệm chuyên môn kết hợp với kinh nghiệm thực tế để đưa ra những phương án tốt nhất giải quyết các sự cố phát sinh bất ngờ.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Operation Manager có nhiệm vụ kết nối mọi thành viên trong phòng ban với nhau để các nhân sự có thể cùng nhau làm việc trôi chảy hơn, đạt được mục tiêu mà cấp trên đề ra.
Chuyên gia chia sẻ  Thị trường chứng khoán sơ cấp là gì? Cách hoạt động và vai trò

3-om-la-gi-trong-kinh-doanh

Yêu cầu đối với Operation Manager

Công ty Cổ phần thuế kế toán Luật Minh Châu là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ hoạt đồng và thành lập doanh nghiệp, với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệp, chuyên môn cao sẽ đem đến những dịch vụ uy tín tốt nhất cho khách hàng

Liên hệ với Kế toán Minh Châu qua hotline 0937967242 hoặc truy cập website https://ketoanminhchau.com/ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất bạn nhé!

>> Xem ngay: Dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai

>> Xem ngay: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai trọn gói giá rẻ

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button