Kiến thức

Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin – người thứ 2 đặt chân lên Mặt Trăng

Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin - người thứ 2 đặt chân lên Mặt Trăng - 1

Buzz Aldrin đứng cạnh bức ảnh của chính mình trên Mặt Trăng trong chuyến tham quan triển lãm Apollo 11 năm 2019 (Ảnh: SCNG).

Chúng ta thường nói nhiều tới Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, tạo ra bước ngoặt lớn cho lịch sử của nhân loại. Thế nhưng trong một chuyến bay gồm 3 phi hành gia, những đóng góp của Buzz Aldrin hay Michael Collins đối với sứ mệnh Apollo 11 cũng không hề kém phần quan trọng.

Trên thực tế, Buzz Aldrin cũng đã làm nên lịch sử khi trở thành người thứ 2, sau Armstrong, đi bộ trên bề mặt của Mặt Trăng.

Phi công chiến đấu dày dạn kinh nghiệm

Sinh ra vào ngày 20/1/1930 tại Montclair, New Jersey, Buzz Aldrin có tên đầy đủ là Edwin Eugene Aldrin Jr., khi ông là con trai của Edwin Eugene Aldrin, một đại tá Không quân Mỹ.

Biệt danh “Buzz” của Aldrin bắt nguồn từ thời thơ ấu của ông, khi em gái của Aldrin gọi ông là “Buzzer”, thay vì “brother” (anh trai). Nó gắn bó với Aldrin đến nỗi ông đã chính thức thông qua để thay đổi thành tên của mình một cách hợp pháp vào năm 1988.

Năm 1947, Aldrin tốt nghiệp trường trung học Montclair, ở Montclair, New Jersey, nơi ông từng là một học sinh hạng A và chơi bóng bầu dục trong đội hình “bất bại” năm 1946.

Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin - người thứ 2 đặt chân lên Mặt Trăng - 2

Buzz Aldrin thời trẻ (Ảnh: History).

Ông nhận bằng Cử nhân Khoa học năm 1951 tại Học viện Quân sự Mỹ West Point ở New York, và tốt nghiệp hạng ba trong lớp.

Cha của Aldrin muốn con trai mình theo học một trường dạy lái máy bay, để rồi nối nghiệp ông và phụ trách cả một phi hành đoàn của riêng mình. Thế nhưng, phi hành gia tương lai của tàu Apollo 11 lại có những ý tưởng khác.

Theo History, ông muốn trở thành một phi công chiến đấu và tham gia vào các cuộc chiến. Aldrin gia nhập Lực lượng Không quân Mỹ vào năm 1951 khi đạt điểm gần cao nhất lớp, và bắt đầu hành trình của một phi công huyền thoại.

Chuyên gia chia sẻ  What are staking pools?

Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, Aldrin đã thực hiện 66 nhiệm vụ chiến đấu tại Hàn Quốc trên máy bay phản lực F-86 Sabre, tham gia vào chiến tranh Triều Tiên từ các năm 1950 – 1953.

Sau khi lệnh ngừng bắn được tuyên bố tại bán đảo Triều Tiên vào tháng 7/1953, Aldrin quay trở lại Mỹ để tiếp tục theo học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, với ý định sẽ trở thành một phi công thử nghiệm.

10 năm sau, Aldrin nhận bằng tiến sĩ khoa học về du hành vũ trụ từ MIT. Luận án năm 1963 của ông, có tiêu đề “Hướng dẫn cho điểm hẹn quỹ đạo có người lái”. Nó phần nào gợi ý về những nỗ lực và thành quả trong tương lai của ông.

Khởi đầu đầy hứa hẹn với NASA

Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin - người thứ 2 đặt chân lên Mặt Trăng - 3

Buzz Aldrin bên trong mô-đun mặt trăng của tàu Apollo 11 (Ảnh: NASA).

Năm 1963, NASA chọn Aldrin là một phần của nhóm 3 người sẽ cùng thực hiện chuyến bay vũ trụ lịch sử. Tại đó, vai trò của Aldrin là phụ trách phát triển các kỹ thuật lắp ghép và thiết lập điểm hẹn của tàu vũ trụ.

Aldrin cũng đã tham gia các bài kiểm tra, huấn luyện dưới nước, nhằm mô phỏng điều kiện trong chuyến bay không trọng lực.

Tháng 11/1966, Aldrin lần đầu tiên tham gia cùng phi hành gia Jim Lovell trên sứ mệnh Gemini 12, chuyến bay có người lái thứ 10 và cũng là chuyến bay cuối cùng của chương trình Gemini.

Trong chuyến bay kéo dài 4 ngày, Aldrin đã thực hiện 3 chuyến đi bộ ngoài không gian với tổng lượng thời gian là 5,5 giờ. Đây là một kỷ lục vào thời điểm đó.

Theo NASA, các chuyến đi bộ ngoài không gian nhằm mục đích chứng minh rằng con người có thể hoạt động trong môi trường chân không vũ trụ.

Sau sứ mệnh Gemini 12, Aldrin được chỉ định vào phi hành đoàn dự phòng của Apollo 8 cùng với Armstrong. Lúc bấy giờ, cả 2 phi hành gia không hề hay biết rằng chỉ 3 năm sau, họ sẽ làm nên lịch sử, thay vì chỉ là những người ngồi trên băng ghế dự bị.

Chuyên gia chia sẻ  2 cách kết bạn trên Telegram bằng điện thoại và máy tính, giúp bạn dễ dàng liên lạc với bạn bè, người thân

Apollo 11: Lên Mặt Trăng rồi quay lại Trái Đất

Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin - người thứ 2 đặt chân lên Mặt Trăng - 4

Phi hành đoàn Apollo 11 từ trái qua phải: Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin (Ảnh: NASA).

Ngày 25/5/1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy gây chấn động khi công bố sứ mệnh Apollo 11 lịch sử, với tư cách là một cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng có người lái và quay trở lại Trái Đất sau đó.

Phi hành đoàn Apollo 11 bao gồm Neil Armstrong (chỉ huy sứ mệnh), Buzz Aldrin (phi công mô-đun mặt trăng) và Michael Collins (phụ trách mô-đun thí điểm).

Được phóng từ Mũi Kennedy (nay là Mũi Canaveral) ở Florida vào ngày 16/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 đã chạm đến quỹ đạo Trái Đất, và sau đó là một hành trình xuyên suốt 2 giờ 44 phút sau khi phóng.

Ba ngày sau, phi hành đoàn đã tiếp cận quỹ đạo Mặt Trăng. Khi mọi yếu tố kỹ thuật đều thuận lợi, Armstrong và Aldrin bước xuống module đổ bộ của tàu Apollo 11 (Apollo Lunar Module Eagle) và bắt đầu hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng.

Vào lúc 22:56 giờ EDT ngày 21/7 (tức 9:56 ngày 22/7 theo giờ Việt Nam), Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trước sự chứng kiến của 650 triệu người xem TV trực tiếp trên toàn cầu.

Ông tuyên bố: “Đó là một bước đi nhỏ của một người đàn ông, nhưng là bước nhảy vọt lớn của nhân loại”.

Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin - người thứ 2 đặt chân lên Mặt Trăng - 5

Buzz Aldrin bước đi trên Mặt Trăng. Người chụp ảnh cho ông chính là đồng đội Neil Armstrong – có thể được nhìn thấy qua ảnh phản chiếu trên chiếc mũ của Aldrin (Ảnh: NASA).

Buzz Aldrin đã tham gia cùng Armstrong ngay sau đó. Hai người đã dành 2,5 giờ để khám phá Mặt Trăng và thu thập các mẫu vật. Theo NASA, Aldrin và Armstrong ở lại trên bề mặt Mặt Trăng tổng cộng 21 giờ 36 phút, bao gồm khoảng thời gian nghỉ ngơi kéo dài 7 tiếng.

Trước khi trở về Trái Đất, họ để lại một lá cờ Mỹ, một miếng vải vinh danh phi hành đoàn Apollo 1 đã hy sinh, và một tấm biển có nội dung:

Chuyên gia chia sẻ  ĐÂU LÀ ĐỊNH NGHĨA ĐÚNG VỀ DU THUYỀN?

“Đây là những người đàn ông từ hành tinh Trái Đất lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Tháng 7/1969 sau Công nguyên. Chúng tôi đến vì hòa bình cho toàn nhân loại”.

Phi hành đoàn Apollo gồm 3 người đã đáp xuống ngoài khơi biển Hawaii, Thái Bình Dương, an toàn vào ngày 24/7/1969, kết thúc sứ mệnh lịch sử.

Cuộc sống sau Apollo của Buzz Aldrin

Sau khi trở về Trái Đất an toàn, Aldrin đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ và bắt đầu chuyến công du thiện chí quốc tế kéo dài 45 ngày.

Trong cuốn hồi ký của mình, Aldrin so sánh trạng thái tâm trí của mình sau khi trở về Trái Đất với phản ứng của ông khi lần đầu tiên nhìn thấy phong cảnh của Mặt Trăng.

Rốt cuộc, những mâu thuẫn trong tâm trí khiến ông chìm sâu vào trầm cảm và chứng nghiện rượu.

“Tôi muốn tiếp tục nhiệm vụ của mình, nhưng không có nhiệm vụ nào để tiếp tục,” Aldrin nói trong cuốn sách. “Không có mục tiêu, không có ý nghĩa kêu gọi, không có dự án nào đáng để tôi đổ hết tâm trí vào”.

Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin - người thứ 2 đặt chân lên Mặt Trăng - 6

Aldrin từng chìm sâu vào chìm sâu vào trầm cảm và chứng nghiện rượu sau khi ông hoàn tất sứ mệnh Apollo 11 (Ảnh: Getty).

Aldrin đã kết hôn tới 4 lần. Nhưng cả 3 người con của ông đều là của người vợ cả – Joan Archer (1930 – 2015).

Bất chấp việc chồng mình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, bà Archer luôn thẳng thắn trong suốt cuộc đời về những áp lực mà bà phải đối mặt với tư cách là vợ của một phi hành gia và anh hùng dân tộc. Rốt cuộc, Aldrin và Archer đã đệ đơn ly hôn 5 năm sau sứ mệnh Apollo 11, vào năm 1974.

Năm 1998, Aldrin thành lập Quỹ ShareSpace, hiện được gọi là Quỹ Gia đình Aldrin. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thúc đẩy việc mở rộng hoạt động thám hiểm không gian có người lái.

Là người góp mặt trong sứ mệnh lịch sử của nhân loại, Buzz Aldrin thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, với tư cách là người truyền cảm hứng cho giới trẻ và những người đam mê khoa học vũ trụ.

Ông từng nói: “Hãy luôn nhớ rằng sự tiến bộ không phải lúc nào cũng tuyến tính. Bạn phải điều chỉnh hướng đi liên tục, và thường là chạy ngoằn ngòeo”.

“Đôi khi, những điều không may xảy ra. Tai nạn đến bất kỳ lúc nào. Và thất bại thường rất đau đớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta bỏ cuộc”.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button