Kiến thức

Hệ số beta là gì? Cách ứng dụng hệ số beta trong đầu tư chứng khoán

Hệ số beta hay còn được gọi là hệ số rủi ro là thuật ngữ chỉ mức độ rủi ro của một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hệ số Beta có ý nghĩa trong việc xác định mức độ biến động giá của chứng khoán với thị trường. Tính được hệ số beta sẽ giúp nhà đầu tư xác định được đối tượng đầu tư phù hợp với mức chịu đựng rủi ro của mình.

I. Hệ số Beta là gì?

Hệ số beta (β) – Beta coefficient là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán riêng lẻ hay một danh mục đầu tư với mức biến động, rủi ro chung của toàn bộ thị trường. Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn để tính toán tỉ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỉ suất sinh lời trên thị trường.

Khái niệm về hệ số Beta

Tìm hiểu về hệ số beta – hệ số rủi ro trong chứng khoán

Khi so sánh giá trị của hệ số beta với 1, nhà đầu tư có thể xác định được mức độ rủi ro của cổ phiếu, từ đó tính toán và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Tại Việt Nam, hệ số Beta còn nhiều hạn chế chẳng hạn, số lượng công ty đủ điều kiện tính Beta là rất ít, độ lớn của nguồn dữ liệu chứng khoán chưa đủ lớn…

II. Ý nghĩa của hệ số Beta

Các trường hợp so sánh giá trị của hệ số beta:

+ β = 0: mức độ biến động giá của chứng khoán này hoàn toàn độc lập với thị trường.

+ β < 0 (beta âm) có nghĩa mã chứng khoán thường tăng khi thị trường có xu hướng giảm.

+ β < 1, mức độ biến động của giá chứng khoán này thấp hơn mức biến động của thị trường.

+ β = 1, mức biến động của giá chứng khoán này sẽ bằng với mức biến động của thị trường.

+ β > 1: mức độ biến động giá của mã chứng khoán này lớn hơn mức biến động của thị trường chung, đồng nghĩa với việc cổ phiếu có khả năng sẽ sinh lời cao, đi đôi với đó là rủi ro cũng lớn.

Ý nghĩa của hệ số Beta

Hệ số beta giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp

Chuyên gia chia sẻ  Chỉ số DAR là gì? DAR bao nhiêu là tốt?

III. Tại sao nên sử dụng hệ số Beta trong đầu tư

Khi sử dụng hệ số Beta trong đầu tư, nhà đầu tư có thể phân tích xem cổ phiếu đang hoạt động tốt hay xấu trên thị trường, mức độ rủi ro ra sao, có nên đầu tư hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định được việc bổ sung cổ phiếu sắp mua có ảnh hưởng gì đến biến động tổng thể danh mục đầu tư hay lợi nhuận kỳ vọng không, để có biện pháp quản lý danh mục đầu tư thích ứng với các điều kiện thay đổi của thị trường.

Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), mô tả mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống và lợi nhuận kỳ vọng của tài sản (thường là cổ phiếu). CAPM được sử dụng rộng rãi như một phương pháp định giá các chứng khoán rủi ro và để tạo ra các ước tính về lợi tức kỳ vọng của tài sản, xem xét cả rủi ro của những tài sản đó và chi phí vốn.

IV. Đặc điểm của hệ số Beta

1. Ưu điểm

Giúp nhà đầu tư xác định được hướng đi của cổ phiếu có cùng hướng đi với thị trường không và mức độ biến động ra sao;

Hỗ trợ nhà đầu tư phân tích rủi ro thị trường liên quan đến cổ phiếu của các công ty, từ đó chỉ ra mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai tham số này;

Các cổ phiếu có giá trị beta lớn hơn 1 thì các nhà đầu tư nên xem xét kỹ vì khả năng lợi nhuận cao, còn nếu tìm kiếm lợi nhuận ổn định và dòng tiền ổn định thông qua cổ tức thì nên xem xét đầu tư vào cổ phiếu nhỏ hơn hoặc bằng 1.

Nhà đầu tư có thể ước tính chi phí vốn chủ sở hữu (Re) trong các mô hình định giá và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhờ việc phân tích hiệu suất trong quá khứ của cổ phiếu.

Đặc điểm của hệ số Beta

Những ưu điểm lớn mà hệ số beta mang lại

2. Nhược điểm

Việc phân tích hệ số beta giúp nhà đầu tư xác định đúng đối tượng cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân nhờ so sánh được các mức độ biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp so với mức độ biến động chung trên thị trường chứng khoán.

Một giả thiết được đưa ra trong lý thuyết về hệ số beta, đó là tỉ suất sinh lời của cổ phiếu sẽ tuân theo phân phối chuẩn. Tuy vậy, trong thực tế, thị trường tài chính thường xuyên biến động rất khó lường, và không phải lúc nào chúng cũng tuân theo phân phối chuẩn. Vì vậy, việc sử dụng hệ số rủi ro beta để dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu không phải lúc nào cũng chuẩn.

Chuyên gia chia sẻ  Phiên dịch AKT

Chẳng hạn, một cổ phiếu có chỉ số beta thấp (tức là mức biến động giá của nó thấp) nhưng cổ phiếu này có thể đang trong xu hướng giảm chậm rãi. Vì vậy việc thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư sẽ làm giảm độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư, nhưng không làm giảm mức thua lỗ kỳ vọng.

Chiều ngược lại, một cổ phiếu có chỉ số beta cao có thể đang trong một xu hướng tăng nhanh. Vì vậy thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư có thể sẽ làm giảm mức lỗ kỳ vọng của toàn bộ danh mục, mặc dù nó sẽ làm tăng độ biến động giá của danh mục.

Bên cạnh đó, hệ số Beta dựa trên biến động giá trong quá khứ nên những công ty mới thành lập, mới lên sàn, lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng thì không thể đánh giá được.

Ngoài ra, hệ số Beta chỉ cập nhật được thông tin và dự báo biến động xu hướng trong ngắn hạn nên không thể áp dụng trong dài hạn được.

Nhược điểm của hệ số beta

Ngoài hệ số rủi ro, cần căn cứ vào nhiều chỉ số khác để tính toán đầu tư

V. Cách tính hệ số Beta trong chứng khoán

Hệ số beta (β) chứng khoán được tính theo công thức như sau:

Hệ số β = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)

Trong đó:

Re là tỷ suất sinh lời của mã chứng khoán e

Rm là tỷ suất sinh lời của thị trường chung

Cov (Re, Rm) là hiệp phương sai giữa tỉ suất sinh lợi chứng khoán e và tỉ suất sinh lợi của thị trường

Var (Rm) là phương sai của tỉ suất sinh lợi thị trường.

Cách tính hệ số beta

Hệ số beta cao thể hiện mức biến động của chứng khoán lớn hơn thị trường

Ví dụ: Để tính hệ số rủi ro của chứng khoán B với tỉ suất sinh lời 20%, tỉ suất sinh lời của thị trường là 10%, tỉ lệ phi rủi ro của khoản đầu tư là 2%, ta có: mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của chứng khoán B và tỉ lệ phi rủi ro sẽ là 20% – 2% = 18%. Mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lời của thị trường và tỉ lệ phi rủi ro là 10% – 2% = 8%.

Chuyên gia chia sẻ  Chính sách tiền tệ là gì? Ý nghĩa, công cụ & và ví dụ về chính sách tiền tệ

Theo công thức trên ta có thể tính hệ số β như sau:

Hệ số β = 18/8 = 2,25

Hệ số Beta > 1 đồng nghĩa với việc chứng khoán B có khả năng sinh lời cao, mặc dù nếu đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao, nhưng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Vì thế nhà đầu tư cần sự tính toán và tìm hiểu kỹ càng theo các tiêu chí khác.

Nếu nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro cao, có khả năng chống chịu rủi ro thì nên đầu tư vào chứng khoán B. Ngược lại, nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro thấp thì không nên đầu tư vào chứng khoán B.

VI. Ứng dụng hệ số Beta trong đầu tư chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, chỉ số beta là tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn, được tính toán dựa trên phân tích quy hồi. Hiểu một cách đơn giản, hệ số beta thể hiện mức độ phản ứng của một mã chứng khoán đối với sự biến động của toàn thị trường.

Khi so sánh giá trị của hệ số beta với 1, nhà đầu tư có thể xác định được mức độ rủi ro của cổ phiếu, từ đó tính toán và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Chỉ số Beta giúp các nhà đầu tư hiểu liệu cổ phiếu đó đi cùng hướng với các cổ phiếu khác trong thị trường hay không và mức độ biến động, rủi ro của nó so với thị trường.

Trong thị trường chứng khoán Việt Nam, hệ số beta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế chẳng hạn như:

Số lượng các công ty đáp ứng đủ điều kiện để tính được beta còn rất ít;

Độ lớn của dữ liệu lịch sử mới chỉ trong khoảng 2 năm, không đủ để đảm bảo có sự ổn định về dữ liệu khi xác định hệ số beta; Thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh của các công ty cũng vẫn hạn chế, tính cập nhật chưa cao, ảnh hưởng rất nhiều đến việc phân ngành;

Với thực trạng hiện tại của thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index vẫn chưa đủ tầm cỡ để đại diện cho toàn bộ nền kinh tế của quốc gia.

Như vậy, TOPI vừa cung cấp cho bạn một số vấn đề xoay quanh hệ số beta (β) như khái niệm, ý nghĩa và cách áp dụng hệ số này… Theo dõi thêm nhiều bài viết trên trang để trang bị cho mình các phương thức đầu tư phù hợp nhé.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button