Kiến thức

Hướng dẫn thực hành hồi sinh tim phổi cơ bản (Basic life support) cho người lớn

HƯỚNG DẪN CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN TẠI CỘNG ĐỒNG

PGS.TS.BS. Hoàng Bùi Hải

ThS.BS. Vũ Đình Hùng

Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nhân tường hợp cầu thủ đội tuyển Đan Mạch bị Ngừng tuần hoàn khi đang thi đấu trong trận Đan Mạch – Phần Lan tại giải Euro 2021. Rất may cầu thủ Eriksen đã được sơ cứu tại chỗ bởi Trọng tài, các cầu thủ và tổ y tế trên sân rất sớm, rất chuyên nghiệp nên đã bảo tồn được mạng sống và chức năng thần kinh.

Ngược lại, thực trạng tại Việt Nam, nhiều cầu thủ nghiệp dư bị ngừng tuần hoàn trên sân bóng gần bệnh viện nhưng vẫn không thể sống sót…Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người ngừng tuần hoàn được cấp cứu tại cộng đồng vô cùng thấp, hầu hết là để tự do chờ người đến hỗ trợ và đưa thẳng lên xe đến bệnh viện mà không được sơ cứu (71% số người chứng kiến người ngừng tuần hoàn chỉ có 8,4% người tiến hành ép tim ngoài lồng ngực). Dẫn đến kết quả trong số người ngừng tuần hoàn ngoại viện được đưa đến viện chỉ có 3,8% được sống sót ra viện và 0,4% trong đó sống minh mẫn không bị di chứng thần kinh.

Bui Hai HOANG, Ngoc Son DO, Dinh Hung VU, Giang Phuc DO, Xuan Dung DAO, Huu Huan NGUYEN, Quang Thuy LUU, Van Cuong LE, Huu Tu NGUYEN, Michael M Dinh, Shinji NAKAHARA. Outcomes for out-of-hospital cardiac arrest transported to emergency departments in Hanoi, Vietnam: a multi-center observational study. Emergency Medicine Australasia (2021) 33, 541-546.

Vài phút đầu tiên là cực kỳ quan trọng, không được sơ cứu kịp thời, đúng cách thì phòng hồi sức tối tân, nhiều triệu đô la cũng không mang lại mạng sống cho cầu thủ Eriksen. Sau đây chúng tôi xin trình bày lại hướng dẫn sơ cứu người bệnh Ngừng tuần hoàn tại cộng đồng.

Một người đã ngừng tuần hoàn nếu có 3 yếu tố sau:

  1. Mất ý thức (Gọi hỏi không biết)
  2. Ngừng thở hoặc thở ngáp cá (Không thấy thở, không thấy ngực hay bụng phập phồng, không ngáy)
  3. Không bắt được mạch cảnh (bỏ qua nếu bạn không biết mạch cảnh ở đâu).

Hướng dẫn thực hành hồi sinh tim phổi cơ bản cho người lớn theo các bước: C-A-B-D( Circulation, Airway, Breathing, Defbrillate – Tuần hoàn, đường thở, hô hấp, Khử rung tim)

C: Circulation, Hỗ trợ tuần hoàn (Ép tay lên giữa ngực)

Chuyên gia chia sẻ  Bitcoin Cash Giá

A: Airway, Khai thông đường thở (Ngửa cổ tối đa)

B: Breathing, Hỗ trợ hô hấp (Thổi ngạt)

D: Defbrillate, Phá rung (Sốc điện khử rung bằng máy)

Bạn nhìn thấy một người lớn đang nằm trên mặt đất

Đầu tiên cần đảm bảo hiện trường là an toàn cho bạn để tiến hành cấp cứu cho nạn nhân (cần quan sát nhanh tìm các yếu tổ có thể nguy hiểm như: cháy nổ, nguồn điện, khí độc…?)

Đánh giá sự thức tỉnh của nạn nhân: Kích thích và hỏi to xem liệu nạn nhân có ổn không. Nhìn vào lồng ngực và toàn thân để xem nạn nhân có cử động hoặc thở bình thường không?

Nếu nạn nhân mất ý thức:

  • Trong trường hợp chỉ có 1 người sơ cứu bên cạnh: Đầu tiên, hãy gọi to yêu cầu sự trợ giúp của người xung quanh và gọi điện đến trung tâm cấp cứu ngoại viện. Nếu ở gần đấy có máy khử rung tự động, hãy nhanh chóng lấy máy khử rung tự động.
  • Nếu có hơn 2 người sơ cứu bên cạnh: Một người sẽ gọi yêu cầu sự giúp đỡ của những người xung quanh và đơn vị cấp cứu ngoại viện, cùng với mang máy khử rung tự động đến (nếu có). Một người ngay lập tức tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản cho nạn nhân.

Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng (Sàn nhà, mặt đất, giường rộng…)

C (Circulation- Tuần hoàn)

  • Kiểm tra mạch cảnh của nạn nhân trong vòng 5-10 giây (không kiểm tra quá 10 giây).

Hình 1: kiểm tra mạch cảnh

Nếu có mạch cảnh:

Chuyển sang phần A (Airway- khai thông đường thở) và B (Breathing- hỗ trợ hô hấp)

  • Hô hấp nhân tạo 10 lần mỗi một phút (1 nhịp hô hấp mỗi 6 giây) (đọc ở phần B- Breathing)
  • Kiểm tra mạch cảnh mỗi 2 phút.

Nếu không bắt được mạch cảnh:

Bắt đầu 5 chu kì hồi sinh tim phổi (kéo dài 2 phút) (30 lần ép tim/ 2 lần thổi ngạt)

Bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực: Ép tim nhanh và mạnh

  • Ép tim 100 đến 120 lần trong một phút, 30 lần ép tim mỗi 15-18 giây.
  • Đặt lòng bàn tay của bạn vào giữa ngực bệnh nhân, một bàn tay chồng lên bàn tay còn lại, ở vị trí 1/3 dưới xương ức nạn nhân (giữa hai núm vú, với nam giới).
  • Dùng hai cánh tay ép lên ngực của nạn nhân, sâu 5-6 cm.
  • Để ngực nẩy lên hoàn toàn sau mỗi lần nhấn ngực.
Chuyên gia chia sẻ  RMB là gì? Một số thông tin về đồng RMB của Trung Quốc

1 chu kỳ hồi sinh tim phổi gồm 30 lần ép tim ngoài lồng ngực và 2 lần hô hấp nhân tạo.

Nếu có 2 người tham gia hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân, hãy đổi vị trí cho nhau sau mỗi 5 chu kỳ (tương đương khoảng 2 phút).

Nếu thực sự không ngậm miệng để thổi ngạt được thì hãy tiến hành ép tim ngoài lồng ngực liên tục không nghỉ, thay người sau mỗi 2 phút trong lúc chờ nhân viên y tế đến.

Hình 2,3: động tác ép tim

A (Airway- khai thông đường thở)

Trong trường hợp thời điểm ngừng tuần hoàn không được chứng kiến hoặc ngừng tuần hoàn do chấn thương, đuối nước (có nguy cơ chấn thương cột sống cổ):

Thực hiện động tác đẩy hàm

  • Đặt ngón tay thứ 2-4 vào xương hàm dưới
  • Dùng lực của ngón tay đẩy hàm ra phía trước

Hình 4: động tác đẩy hàm

Trong trường hợp tình huống ngừng tuần hoàn được chứng kiến và không có yếu tố nghi ngờ chân thương cột sống cổ:

  • Đặt lòng bàn tay của bạn lên trán bệnh nhân, ấn vào trán tạo áp lực để ngửa đầu bệnh nhân ra sau
  • Đặt các ngón tay của tay còn lại dưới cằm, nâng cằm và kéo cằm ra trước

Hình 5: Động tác ngửa cổ, nâng cằm

  • B (Breathing-hỗ trợ hô hấp)Nhìn vào ngực và toàn thân nạn nhân để xem ngực có di động không và liệu bệnh nhân có thở bình thường?TÌm các dấu hiệu thở bất thường như thờ ngáp.Nếu bệnh nhân thở bình thường:Tiếp tục đánh giá và duy trì đường thở. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn (chỉ áp dụng tư thế này nếu bệnh nhân không có yếu tố nào nghi ngờ chấn thương cột sống cổ).Nếu bệnh nhân không thở hoặc thở không bình thường:Nếu bệnh nhân có mạch:
    • Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay lập tức

    Nếu bệnh nhân không có mạch:

    • Bắt đầu ép tim ngoài lồng ngực, cứ mỗi 30 nhịp ép tim sẽ tiến hành 2 nhịp hô hấp nhân tạo như sau
    • Sử dụng miếng gạc nếu có để ngăn tiếp xúc trực tiếp miệng với miệng nạn nhân nhân (hình 6)
    • Kẹp mũi, bịt mũi nạn nhân lại
    • Dùng miệng bịt kín miệng nạn nhân hoặc sử dụng mặt nạ qua bóng mask
    • Thổi ngạt 1 lần kéo dài khoảng 1 giây
    • Theo dõi nếu lồng ngực căng lên là được

    Để thời gian cho không khí thoát hết ra khỏi ngực nạn nhân sau mỗi nhịp thở

Chuyên gia chia sẻ  Wax vuốt tóc là gì? 6+ Sự thật về Wax vuốt tóc có thể bạn chưa biết!

Hình 6: Thiết bị hỗ trợ thổi ngạt

Hình 7: Động tác thổi ngạt

Hình 8: Động tác bóp bóng

Nếu chưa có đường thở hỗ trợ (ống nội khí quản, mask thanh quản): cung cấp 6-8 nhịp thở mỗi một phút.

Nếu đã đặt được đường thở nâng cao như trên, bóp bóng 10 lần một phút (không cần dừng ép tim để bóp bóng).

Kiểm tra mạch mỗi 2 phút.

Tư thế nằm nghiêng an toàn

Tư thế này giúp duy trì đường thở cho bệnh nhân hôn mê (đã loại trừ chấn thương cột sống)

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê đầu để dịch và chất tiết dễ dàng chảy ra ngoài
  • Đảm bảo tư thế ổn định
  • Tránh áp lực lên lông ngực có thể làm giảm hô hấp
  • Đặt tư thế bệnh nhân theo cách mà có thể lật lại tư thế nằm ngửa dễ dàng

Hình 9: Tư thế nằm nghiêng an toàn

D (Defibrillate- Khử rung tim bằng máy)

Máy khử rung tim tự động AED (Automated External Defibrillator) có thể được đặt ở một số địa điểm công công, tuy nhiên ở Việt Nam còn ít. Nếu ở khu vực có sẵn máy khử rung tự động, nhanh chóng mang máy khử rung tự động tới.

Bật nguồn:

  • Khi mang máy khử rung tim đến, ngay lập tức bật nguồn
  • Làm từng bước theo lời nhắc của máy

Dán điện cực

  • Dán điện cực lên ngực bệnh nhân theo vị trí được hướng dẫn trên máy

Phân tích

Cần một khoảng dừng hồi sinh tim phổi (ép tim gnoaif lồng ngực, thổi ngạt) ngắn để máy phân tích điện tim của bệnh nhân

Nếu điện tim không thể sốc được (vô tâm thu hoặc phân ly điện cơ)

  • Tiếp tục 5 chu kỳ hồi sinh tim phổi
  • Kiển tra lại nhịp tim sau 5 chu kì (2 phút)

Nếu nhịp tim có chỉ định sốc điện

  • Đảm bảo không ai được chạm vào bệnh nhân. Cần hô to rõ ràng trước khi khử rung để mọi người tránh tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Nhấn nút sốc điện khi tất cả mọi người đã không tiếp xúc với nạn nhân.
  • Sau khi máy sốc điện, ngay lập tức thực hiện 5 chu kỳ hồi sinh tim phổi.
  • Kiểm tra lại mạch sau 5 chu kì (2 phút).

Hình 10,11: Máy khử rung tim và vị trí dán điện cực

Tham khảo: BLS Algorithms and Training 2020 (Basic life support)– United Medical Education

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button