Kiến thức

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L) là gì?

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L)

Định nghĩa

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Profit and Loss Statement, viết tắt là P&L. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được biết đến với tên gọi là Income Statement.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán.

Thuật ngữ liên quan

Báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp các số liệu tài chính quan trọng của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định.

Theo chế độ tài chính hiện hành, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

– Bảng cân đối kế toán

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Đặc trưng

Số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kì và chỉ ra rằng, các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hay bị lỗ, đồng thời thông qua đó nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí, kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuyên gia chia sẻ  PNL là gì? Tổng hợp thông tin về PNL bạn cần biết

Ý nghĩa

Đây là loại báo cáo tài chính được các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kì. Đối với nhà quản trị tài chính nó còn được sử dụng như một bản hướng dẫn để dự tính xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai.

Kết cấu

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình lãi, lỗ trong các kì. Các chỉ tiêu trên báo cáo được sắp xếp để phản ánh phương trình:

Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận

– Theo chế độ kế toán hiện hành, hoạt động của một doanh nghiệp được chia thành hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, trong đó hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính.

– Nguyên tắc lập báo cáo kết quả kinh doanh là phải phản ánh được từng loại doanh thu (doanh thu hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) và các chi phí đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra là lợi nhuận.

Dưới đây là hinh minh họa báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần X

Nội dung

– Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Chuyên gia chia sẻ  Kinh tế số

Trong đó

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế gián thu được tính trong giá bán.

– Giá vốn hàng bán là tổng các chi phí sản xuất của số sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ trong kì. Giá vốn hàng bán được kế toán xác định theo một trong các phương pháp: nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, bình quân gia quyền …

– Đối với chỉ tiêu lợi nhuận, do mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu nguồn vốn có thể khác nhau, thuế suất có thể khác nhau, lượng tài sản sử dụng cho hoạt động kinh doanh khác nhau, nên để đảm bảo việc so sánh và đánh giá tình hình tài chính, nhà quản trị tài chính có thể xác định chỉ tiêu lợi nhuận như sau:

+ Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) = Doanh thu thuần bán hàng – Giá vốn bán hàng – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lí doanh nghiêp.

Hoặc EBIT = Doanh thu thuần – Tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh = EBIT – Lãi vay vốn phải trả trong kì.

+ Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1 – thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp)

Hạn chế của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận là một bút toán và chịu ảnh hưởng lớn của quyết định lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp. Các nhà quản lí thường can thiệp có mục đích vào việc xác định lợi nhuận và có thể làm sai lệch con số này. Hoạt động này được gọi là quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên, quan trị lợi nhuận không tạo ra thêm giá trị của dòng tiền. Do đó nhà phân tích cần kết hợp với phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chất lượng của lợi nhuận.

Chuyên gia chia sẻ  SHA-1, SHA-2, SHA-256 – Những thuật ngữ này nghĩa là gì ?!

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button