Kiến thức

Kỹ sư cầu nối – Bridge System Engineer (BrSE) là gì? Được mất của nghề này?

lúc trước cũng có tìm hiểu về nghề BrSE này do có đứa e học IT đang nhăm nhe xin vô FPT. share lại để bạn cùng tìm hiểu

BrSE – Những chuyện chưa được kể

Ai đã từng làm phần mềm với Nhật chắc ít nhiều đều đã từng nghe tới vị trí Kỹ sư cầu nối – Bridge Software Engineer, gọi tắt là BrSE (có chữ “r” là để tránh nhầm với bệnh bò điên – BSE). Nhìn từ bên ngoài thì một tên BrSE sẽ thế này: nói tiếng Nhật như gió, làm việc trực tiếp với khách hàng, chỉ trỏ từ PM trở xuống, lương không xoàng, và đặc biệt là đi Nhật như đi chợ.

Chắc hẳn có không ít người đang mơ ước một vị trí như vậy. Nhưng đằng sau những giá trị đó là những khó khăn mà nếu chưa từng làm một lần thì không thể biết được. Sau đây là tâm sự của một BrSE lão làng đăng trên blog Chợ Dưa FSoft như sau:

Tôi xin kể lại quãng thời gian BrSE gần 2 năm của mình, từ buổi ban đầu chập chững chưa hiểu BrSE phải làm gì, cho đến nay – đang dừng lại vắt tay lên trán suy nghĩ xem mình nên đi tiếp hay dừng lại.

Ngày đó, khi đang giữ vai trò PTL của một dự án Java sắp đến giai đoạn kết thúc với bao vấn đề, tôi nhận được tin mình là một trong 4 ứng cử viên của lần đi AOTS sắp tới cho khách hàng NTTSOFT. Thế là cuối cùng cơ hội đặt chân đến nước Nhật đã đến, tôi chỉ nghĩ như vậy. Qua 2 vòng phỏng vấn, với ước mong tới Nhật thể hiện trên khuôn mặt và những câu tiếng Nhật bập bẹ, cuối cùng tôi cũng là người được chọn. Lúc đó tôi nghĩ sẽ tới Nhật để được học thêm về kĩ thuật Java yêu thích của mình, nhưng cũng nói trong buổi phỏng vấn là tôi có thể học bất cứ kĩ thuật nào nếu cần.

Chuyên gia chia sẻ  Cập nhật mới nhất về mã Zip Postal Code của 63 Tỉnh/Thành Việt Nam 2024

Đến Nhật, một buổi sáng đầu tháng 4 mưa lất phất, lạnh, tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác lần đầu tiên ngồi tàu điện và ngắm hoa anh đào thỉnh thoảng hiện ra vun vút hai bên đường. Thế rồi học tiếng Nhật tại trung tâm AOTS trong 3 tháng, với cường độ có thể nói là (xin lỗi!) nôn ọe ra tiếng Nhật. Nhưng nói chung việc học không đến nỗi khó khăn lắm với tôi vì tôi vốn thích tiếng Nhật từ trước khi vào FSOFT.

3 tháng đẹp đẽ (sau này tôi mới biết là đẹp) vèo cái trôi qua, tôi bắt đầu lên công ty thực tập. Ngay buổi đầu tiên người hướng dẫn đã nói về chương trình đào tạo, mà cho đến lúc đó tôi vẫn cứ ngỡ là mình sẽ được học về các kĩ thuật lập trình. Bác ấy nói vì người làm kĩ thuật thì nhiều rồi, ở đâu cũng có, nên không hề có ý định đào tạo kĩ thuật cho tôi mà muốn tôi trở thành một BrSE (đến lúc đó tôi mới biết BrSE phải làm gì): làm kênh thông tin giữa khách hàng và đội offshore, quản lý các công việc của offshore và báo cáo lại, nhận yêu cầu trực tiếp từ khách hàng và chỉ thị cho offshore,… mấu chốt ở đây là kĩ năng communication chứ không phải kĩ thuật.

Rồi thì tôi cũng tiếp nhận vị trí này với vai trò tập sự, và mọi việc khá suôn sẻ vì tôi vốn thích nghi nhanh với môi trường, cho đến khi dự án bắt đầu có vấn đề. Lúc đầu 2 bên dùng comtor để trao đổi liên lạc, nhưng về sau một phần vì thấy comtor khó giải thích các vấn đề kĩ thuật, một phần vì muốn cho tôi thực tập nên tôi được đưa vào vị trí phiên dịch luôn. Thế là từ đó tôi là người đứng giữa 2 chiến tuyến khi 2 bên bất đồng ý kiến, mà việc này là thường xuyên. Khách hàng giận dữ thì cứ nhằm mặt tôi mà mắng, xong thì bảo mày truyền đạt lại cho bọn offshore thế đi – bố thằng nào truyền được cơn giận dữ chứ, thế là tôi như cái filter, nói lại ý khách hàng muốn gì. Cứ thế có khi cả tiếng đồng hồ.

Chuyên gia chia sẻ  Màu Neon Là Màu Gì? Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Màu Neon Khi Phối Đồ

Chỉ khi nào bạn đứng ở giữa, bạn hiểu vấn đề nhưng bạn không phải là người thực hiện cũng như không có quyền quyết định thì bạn mới hiểu nỗi khổ tôi nói ở đây.

Rồi thì overtime triền miên, quá cả giờ cơm tối ở trung tâm AOTS nên chuyện ăn uống thất thường là thường xuyên (toàn ăn cơm rang, tôi cũng nói về điều này khi FSOFT có chương trình SMDP, nhưng thú thật là tôi chả tự hào gì).

Tôi có thân với một số anh bạn Nhật ở cùng chỗ làm, tuy nhiên họ từng làm cho tôi sốc khi ngay hôm trước đi chơi thì cười nói vui vẻ thân thiện với nhau, hôm sau đã có thể mắng như tát nước vào mặt nếu mình làm sai. Dù biết là họ rạch ròi giữa công việc và đời tư, nhưng vẫn không khỏi sốc vì khác với văn hóa mình quá. Kinh nghiệm rút ra là dù bạn có thân với người Nhật thế nào thì nó cũng chẳng có ý nghĩa nếu bạn làm không tốt.

Thế rồi sau một năm bê rờ ét sờ i ở Nhật, tôi kết thúc chương trình AOTS về làm BrSE ở Việt Nam.

(Nguồn www.chodua.com)

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button