Kiến thức

Doanh nghiệp cần làm gì để BTM được phê duyệt nhanh?

Báo cáo ĐTM là hồ sơ quan trọng và không thể thiếu đối với những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nằm trong phạm vi đối tượng bắt buộc phải lập ĐTM theo quy định của nhà nước có quy định trong Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Theo đó, chủ dự án phải có nhiều biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực ứng phó với những sự cố môi trường như đấu nối trực tiếp với hệ thống xử lý nước thải, phương án xử lý CTR, CTNH, khí thải độc hại khác.

Hồ sơ cần thiết để được phê duyệt báo cáo ĐTM

Cần chuẩn bị những loại hồ sơ nào để phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường? Theo đó, chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị 01 văn bản đề nghị phê duyệt ĐTM trong đó cần giải trình rõ nội dung đã được bổ sung thêm nội dung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không được bổ sung thêm thông tin.

Chuẩn bị thêm 07 bản báo cáo ĐTM, 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra còn chuẩn bị thêm báo cáo đtm đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới cùng từng trang báo cáo gồm 1 tệp văn bản và 1 tệp tại liệu đã được scan.

Chuyên gia chia sẻ  Meme Chờ Đợi Siêu Hài [Ảnh Meme Bộ Xương Chờ Đợi]

Sau khi chuẩn bị hết thủ tục pháp lý quan trọng, chủ dự án phải trực tiếp đứng ra thực hiện biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải, nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Tiếp theo, chủ đầu tư có trách nhiệm thu gom, xử lý bùn thải, CTR, quản lý CTNH cũng như xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng với quy định.

Tiến trình phê duyệt báo cáo ĐTM

Chủ tịch UBND ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đtm hoặc BQL các KCN ban hành quyết định phê duyệt (nếu được ủy quyền). Đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để phê duyệt hoặc không được phê duyệt thì phải có văn bản nêu rõ lý do. UBND tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định phê duyệt ĐTM đến Bộ TNMT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi dự án hoạt động.

Tại đây tiến hành gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo cáo ĐTM đến Sở TNMT và Ban quản lý các KCN (nếu dự án thực hiện tại KCN).

Để nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án phải đợi thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để cơ quan tiếp nhận kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ môi trường. Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc là khoảng thời gian thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Và trong 20 ngày tiếp theo là thời hạn phê duyệt báo cáo đtm.

Chuyên gia chia sẻ  Aave Protocol (Aave) là gì? Tìm hiểu CHI TIẾT về dự án Aave và AAVE coin

Theo những quy định mới của Bộ TNMT thì chủ dự án phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực môi trường như xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả khí thải. Nhưng có nhiều trường hợp cùng một nội dung như chương chương trình quan trắc, chất lượng nước sau xử lý nhưng lại có sự khác nhau giữa quyết định phê duyệt báo cáo đtm, giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT và giấy phép xả thải lại hoàn toàn khác nhau.

Rất nhiều trường hợp ĐTM cho phép chất lượng nước sau xử lý loại B nhưng giấy phép xả thải lại yêu cầu loại A. ĐTM không cần yêu cầu xây dựng hồ ứng phó sự cố, giấy phép xả thả lại yêu cầu xây dựng hồ ứng phó sự cố. Điều này lại gây rất nhiều khó khăn, tốn kém và vướng mắc cho doanh nghiệp.

Với những thông tin và quy định mới này, Quý Doanh nghiệp cần lưu ý nhiều vấn đề để được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường một cách nhanh chóng, hiệu quả và đầy đủ nhất. Liên hệ ngay Hotline: 0964.511.345 để được công ty môi trường THÀNH TÍN tư vấn miễn phí nhé!

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button