Kiến thức

Các thuật ngữ trong forex quan trọng trader cần biết

Nếu muốn tham gia vào thị trường forex, các nhà giao dịch bắt buộc phải nắm được các thuật ngữ forex. Tuy nhiên, các thuật ngữ trong giao dịch forex lại quá nhiều và phức tạp, khiến nhiều người lúng túng. Do đó, trong bài viết này Tradervn sẽ tổng hợp các thuật ngữ trong forex một cách chi tiết và dễ hiểu nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!

Nếu muốn tham gia vào thị trường forex, các nhà giao dịch bắt buộc phải nắm được các thuật ngữ forex. Tuy nhiên, các thuật ngữ trong giao dịch forex lại quá nhiều và phức tạp, khiến nhiều người lúng túng. Do đó, trong bài viết này Tradervn sẽ tổng hợp các thuật ngữ trong forex một cách chi tiết và dễ hiểu nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!

Tổng hợp các thuật ngữ trong forex

Khi tham gia vào thị trường forex, các bạn bắt buộc phải biết những thuật ngữ cơ bản sau:

  • Cặp tiền tệ

Thuật ngữ đầu tiên mà bạn cần phải nắm được đó chính là “cặp tiền tệ”. Sở dĩ gọi là “cặp” vì trong Forex chỉ tiến hành giao dịch theo các cặp tiền tệ thay vì sử dụng các đồng tiền như thông thường. Nhìn chung, cặp tiền tệ là một công cụ tài chính được sử dụng để giao dịch trên sàn Forex. Hiện có ba cặp tiền tệ thường gặp: cặp tiền tệ chính, cặp tiền tệ chéo và cặp tiền tệ ngoại lai.

  • Cặp tiền tệ chính

Những cặp tiền tệ chính thường có tính thanh khoản cao và được giao dịch nhiều. Thông thường những cặp tiền có chứa đồng USD thường được giao dịch rộng rãi trên thế giới.

Ví dụ: USD/JPY (Đôla Mỹ/Yên Nhật), USD/CHF (Đôla Mỹ/Franc Thụy Sĩ), EUR/USD (Euro/Đôla Mỹ), GBP/USD ( Bảng Anh/Đôla Mỹ),…

cap tien te chinh

  • Cặp tiền tệ chéo

Bên cạnh cặp tiền tệ chính, những cặp tiền tệ chéo (crosses) cũng được nhiều quan tâm. Bởi những công cụ tài chính này, nếu biết nắm bắt đúng thời điểm sẽ giúp trader thu được nguồn lợi nhuận rất lớn.

Hầu hết các cặp tiền tệ chéo đều dựa trên 3 đồng tiền EUR, JPY, GBP và không chứa đồng USD. Ví dụ một số cặp tiền chéo sau:

  • Cặp tiền tệ ngoại lai

Cặp tiền tệ ngoại lai thường ít được sử dụng hơn. Nguyên nhân là do tính thanh khoản không cao và thường biến động. Cặp tiền tệ ngoại lai bao gồm 1 đồng tiền tệ chính và 1 đồng tiền của nền kinh tế nào đó mới nổi lên. Ví dụ như đồng tiền của Ấn Độ, Brazil hay Mexico,…

  • Pip

Để giao dịch thuận lợi và tính toán được lợi nhuận thì hiểu được đơn vị Pip cũng rất quan trọng. Theo đó, pip là đơn vị để đo lường sự biến động của công cụ tài chính (cặp tiền tệ). Hầu hết các cặp tiền đều có 4 số thập phân và pip tương đương với số thập phân thứ 4. Chẳng hạn, nếu giá thay đổi từ 14.0000 lên 14.0001 thì có nghĩa là giá tăng lên 1 Pip.

  • Lot

Lot là khối lượng giao dịch tiền tệ được sử dụng trong giao dịch Forex. Kích thước chuẩn của 1 Lot sẽ tương đương với 100.000 đơn vị đồng tiền cơ sở. Ngoài ra, còn có loại Lot mini tương đương 10.000 và Lot micro tương đương 1000 đơn vị đồng tiền cơ sở.

Chuyên gia chia sẻ  Bitcoin (BTC) là gì? Tìm hiểu về Bitcoin trước khi đầu tư

cap tien te cheo

  • Giá Ask

Giá Ask là số tiền bạn phải trả khi muốn mua một cặp tiền tệ. Nói cách khác, đây là mức giá mà thị trường rao bán tiền tệ cho các trader. Trong các tài khoản giao dịch, loại giá này luôn đứng sau giá Bid.

Ví dụ: cặp tiền tệ EUR/USD được sàn báo có giá 1.2812/1.2815 thì giá Ask sẽ là 1.2815. Nếu bạn muốn Buy cặp này thì phải bỏ ra mức giá là 1.2815 để khớp lệnh.

  • Giá Bid

Giá Bid là số tiền bạn thu được khi thực hiện bán một cặp tiền tệ cho các đơn vị thanh khoản. Đây là mức giá mà các ngân hàng, quỹ hay sàn giao dịch sẽ chấp nhận mua từ bạn.

Ví dụ: cặp tiền tệ GBP/USD được sàn báo giá là 1.8812/1.8815 thì giá Bid sẽ là 1.8812. Cũng có thể hiểu, nếu bạn muốn Sell cặp tiền tệ này thì thị trường sẽ mua lại với mức giá là 1.8812.

  • Spread

Sau khi đã hiểu được giá bid ask là gì, các bạn sẽ dễ dàng hiểu được Spread. Spread là mức giá chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid. Đây là phí sàn thu từ những trader để duy trì sàn giao dịch. Công thức tính Spread như sau:

Spread = giá Ask – giá Bid.

Ví dụ: cặp tiền tệ EUR/USD hiển thị giá là 1.1160/1.1161. Trong đó, giá Ask là 1.1161, còn giá Bid là 1.1160. Áp dụng theo công thức trên, Spread = 1.1161 – 1.1160 =1 Pip.

  • Commission

Commision là một thuật ngữ dùng để chỉ phí hoa hồng mà các trader phải trả cho sàn trên mỗi giao dịch mở đóng lệnh. Mức phí hoa hồng các sàn đang áp dụng phổ biến từ 7 – 10 Đôla. Một số sàn còn giảm mức phí hoa hồng bằng 0 để thu hút các nhà đầu tư tham gia.

Ngoài Spread thì phí hoa hồng cũng được nhiều trader quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của nhà đầu tư sau mỗi giao dịch. Đặc biệt loại phí này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến những trader theo trường phái giao dịch lướt sóng.

  • Swap

Phí qua đêm (swap) có thể hiểu đơn giản là số tiền lãi mà các trader được nhận hoặc phải trả khi giữ lệnh qua đêm. Loại chi phí này chỉ xuất hiện khi nhà giao dịch giữ lệnh qua đêm. Đồng thời, lãi suất của cặp tiền tệ bán ra phải cao hơn lãi suất của cặp mua vào thì mới thu được lợi nhuận.

Nếu đi theo hướng đầu tư lâu dài, bạn có thể tận dụng mức phí swap để kiếm lời. Khi giao dịch qua đêm nhà đầu tư cũng cần lưu ý mỗi ngày thứ tư hàng tuần do đây là thời điểm phí Swap sẽ tăng lên gấp 3 lần. Sau khi chọn SWAP dương vào lúc này thì trader sẽ thu được một khoản phí gấp 3 lần.

  • Ký quỹ

Ký quỹ hay Margin, là số tiền mà người giao dịch phải đóng cho sàn để được phép thực hiện các lệnh. Số tiền ký quỹ này phụ thuộc vào tỷ lệ ký quỹ và khối lượng giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường.

  • Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp các trader thực hiện các lệnh giao dịch lớn hơn số vốn hiện có. Theo đó, các sàn giao dịch sẽ cho trader vay tiền để tiến hành giao dịch sau khi đã nạp đủ tiền ký quỹ. Hiện tại, mức đòn bẩy phổ biến mà các sàn đang hỗ trợ thường dao động từ 10:1 đến 2000:1.

Ví dụ: Nếu muốn mua 1 Lot, bạn sẽ cần 100.000 Đôla nhưng tài khoản mới chỉ có 1000 Đôla. Khi này dùng đòn bẩy 1: 100 là có thể giao dịch 1 lot.

  • Margin Call

Margin Call (hay còn gọi là lệnh gọi ký quỹ) là một cảnh báo để nhắc nhở nếu tài khoản giao dịch của trader đi vào khu vực nguy hiểm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc một vài hoặc tất cả các lệnh giao dịch sẽ bị đóng. Để ngăn việc đóng tài khoản thì khi xuất hiện margin call nhà đầu tư cần phải tăng tiền thêm vào tài khoản hoặc đóng 1 phần lệnh bị thua lỗ.

  • Khoảng trống GAP

Trong biểu đồ giá của Forex, đôi khi bạn sẽ thấy những khoảng trống giá giữa hai giao dịch, đó chính là GAP. GAP được dùng để chỉ là các khoảng trống, khi giá di chuyển quá đột ngột tăng quá mạnh hoặc giảm quá mạnh khiến giá bật (lên/xuống) cao hơn hoặc thấp hơn so với giá đóng cửa của cây nến trước đó. Giá nhảy vọt lên thì được gọi là GAP up, ngược lại thì gọi là GAP down.

Chuyên gia chia sẻ  Guess

lot la gi

GAP thường xảy ra vào các trường hợp như:

– Thứ 2 đầu tuần bởi thứ 7, chủ nhật thị trường ngoại hối không hoạt động. Nhưng khi tin tức chấn động ra nó sẽ tạo thành khoảng trống giá.

– GAP cũng xuất hiện vào các dịp tết, noel do thị trường nghỉ quá lâu mà trong dịp này nhu cầu trao đổi ngoại tệ tăng.

– Khi thị trường có tin tức chấn động gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính, các ngân hàng tìm cách bán tháo ngoại hối thì cũng sẽ tạo ra GAP.

  • Điểm vào lệnh (Entry)

Điều quan trọng nhất trong trading forex chính là xác định đúng thời điểm vào lệnh. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền lãi hay lỗ của bạn sau mỗi cuộc mua/bán.

Thuật ngữ điểm vào lệnh được hiểu là điểm mà các trader bắt đầu thực hiện giao dịch mua hoặc bán tiền tệ.

  • Long và Short

Long short cũng là thuật ngữ cơ bản trong thị trường forex, Long có nghĩa là Buy (mua) và Short có nghĩa là Sell (bán). Thực chất, Long và Short chính là các hoạt động mua và bán của trader cũng như các đơn vị thanh khoản khác.

  • Báo giá lại (Requote)

Requote là trạng thái mà Forex Broker không thể khớp lệnh tại mức giá bạn mong muốn. Những thông báo này thường xuất hiện ở các tài khoản trader sử dụng khớp lệnh tức thì. Theo đó, người giao dịch có thể đồng ý với mức giá mới hoặc xóa bỏ lệnh. Để khắc phục tình trạng này, các nhà đầu tư nên lựa chọn những sàn forex uy tín, ít xảy ra tình trạng báo giá lại.

  • Báo giá phi thị trường

Báo giá phi thị trường được hình thành khi không có bất kỳ chỉ số kinh tế vĩ mô nào có tác động đáng kể đến tỷ giá của cặp tiền tệ. Thuật ngữ này được hiểu là một loại báo giá mà không có trong cơ sở dữ liệu của công ty hay sàn giao dịch.

Một báo giá phi thị trường cần phải có đủ các yêu cầu sau:

– Có sự chênh lệch giá ở mức lớn

– Giá quay trở lại về giá lúc đầu trong một thời gian ngắn

– Thiếu các sự biến động giá nhanh trước khi có báo giá phi thị trường

– Thiếu các thông tin kinh tế cần thiết, gây tác động không nhỏ tới tỷ giá của các cặp tiền tệ.

  • Market Execution

Market Execution – Khớp lệnh thị trường là loại lệnh được thực thi theo mức giá của thị trường ở thời điểm đặt lệnh. Đối với loại lệnh này sẽ được thực hiện ngay lập tức nên nhà đầu tư sẽ không bỏ lỡ mất cơ hội tốt để vào lệnh. Tuy nhiên, nếu lệnh khớp vào thời điểm thị trường có biến động mạnh, spread giãn nhiều sẽ gây ra bất lợi cho nhà đầu tư.

  • Instant Execution

Instant Execution (khớp lệnh tức thì) là phương pháp khớp lệnh tại một mức giá đã chọn ban đầu. Nếu có biến động giá lớn thì lệnh sẽ không được khớp, thay vào đó trader sẽ nhận được thông báo thay đổi giá. Họ có thể chấp thuận với mức giá đã điều chỉnh hoặc hủy bỏ lệnh.

  • Trader

Trader là những cá nhân thực hiện các giao dịch trong thời gian ngắn và thu lợi nhuận từ khoảng chênh lệch giữa quá trình Buy và Sell. Họ chủ yếu dựa vào những biến động thị trường để tiến hành các lệnh giao dịch mua bán cặp tiền tệ trên sàn.

  • Nhà tạo lập thị trường

Nhà tạo lập thị trường hay Market maker là thuật ngữ chỉ các cá nhân hoặc tổ chức (công ty) đứng ra tự giao dịch một hay một số loại công cụ tài chính, hàng hóa, tiền tệ. Đó có thể là một ngân hàng hay tổ chức kinh tế quy mô lớn. Các đơn vị này có nhiệm vụ chính là định ra mức giá mua vào và bán ra của những loại tài sản, hàng hóa trong danh mục kinh doanh của họ. Hầu hết các hoạt động của họ đều thuộc phạm vi khối lượng thị trường.

  • Broker
Chuyên gia chia sẻ  SSV Network (SSV) là gì? Toàn tập về tiền điện tử SSV

Nhà môi giới thường là một người hay một công ty có vai trò là đại lý giữa hai bên mua, bán các cặp tiền tệ. Trong thị trường Forex thì nhà môi giới sẽ là các broker. Để duy trì hoạt động của mình họ sẽ thu các loại phí như hoa hồng và spread từ các trader.

  • Nền tảng giao dịch

Nền tảng giao dịch hay Trading terminal là một phần mềm mà nhà đầu tư sử dụng để thực hiện các lệnh giao dịch. Ngoài ra, đây còn là công cụ giúp trader quản lý tài khoản, phân tích tình hình thị trường tài chính cũng như nhận thông tin mới nhất.

Đa phần các nền tảng hiện nay đều hỗ trợ giao dịch trên website hoặc có thể tải về điện thoại, máy tính để giao dịch dễ dàng hơn. Một số nền tảng giao dịch forex phổ biến như: MT4, MT5, cTrader…

  • Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là nơi duy nhất được phép điều chỉnh mức lãi suất tiền tệ (tăng hay giảm). Mỗi quốc gia đều có một ngân hàng trung ương riêng biệt để ngăn chặn lạm phát, điều hòa cán cân kinh tế.

  • Bear và Bull

Bear và Bull (viết đầy đủ: Bear Market và Bull Market) là khái niệm chỉ xu hướng giá thay đổi trên sàn Forex. Theo đó, nếu nói giá Bear, có nghĩa là thị trường giảm. Còn nói giá Bull nghĩa là giá thị trường tăng. Còn Bull trap là bẫy tăng giá, Bear trap là bẫy giảm giá.

  • Sideway

Sideway là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái thị trường “đi ngang”. Tức là giá không thể phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mà chỉ di chuyển bình ổn trong khung giá giới hạn bởi 2 đường kháng cự, hỗ trợ.

Kết luận

Trên đây là các thuật ngữ trong forex quan trọng và cơ bản nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích về Forex cũng như sàn giao dịch ngoại hối. Chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn, thành công.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button