Hướng dẫn cách đặt Stop Loss trên Binance đơn giản nhất
Nếu bạn là một nhà đầu tư tham gia thị trường tài chính hoặc tiền điện tử thì chắc không còn lạ lẫm gì với cụm từ Stop Loss. Nhưng đối với các nhà đầu tư F0 vừa mới tham gia vào các thị trường thì đây là một thuật ngữ mới lạ. Chính vì vậy, hôm nay, Finhay sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn về Stop Loss là gì cũng như hướng dẫn cách đặt Stop Loss trên Binance.
Cách đặt Stop Loss trên Binance Future và Spot
Lệnh Stop loss là gì?
Stop Loss là lệnh dừng lỗ tự động giúp các trader bảo toàn vốn trong trường hợp nhận định sai xu hướng thị trường. Lệnh này sẽ được kích hoạt khi mức giá của đồng coin hoặc token giảm xuống dưới mốc mà người dùng cài đặt.
Ví dụ: Giá hiện tại của đồng ETH đang là 1100 USDT/ 1 ETH. Bạn đặt lệnh stop loss với cấu trúc như sau: Nếu giá ETH giảm xuống 1050 USDT/ 1 ETH thì một lệnh bán ETH ở giá 1049 USDT/ 1 ETH sẽ được kích hoạt để cắt lỗ kịp thời, không để giá ETH bị giảm quá sâu dẫn đến nhà đầu tư lỗ nhiều hơn nữa.
Cách đặt Stop Loss trên Binance Futures
Sàn Binance có các loại lệnh của thị trường Futures, Spot hoặc Margin hỗ trợ đặt lệnh Stop Loss và Take Profit ngay khi mở giao dịch là lệnh Market (Thị trường) và lệnh Limit (Giới hạn).
Cách đặt mức Stop Loss và Take Profit khi giao dịch trên Futures Binance như sau:
- Bước 1: Chọn loại lệnh mà bạn muốn giao dịch: Lệnh Limit hoặc lệnh Market.
- Bước 2: Điền khối lượng giao dịch, đối với lệnh Limit Futures cần điền mức giá bạn muốn khớp lệnh.
- Bước 3: Tích vào ô chọn TP/SL.
- Bước 4: Điền mức chốt lời TP, mức này cần cao hơn mức giá khớp lệnh.
- Bước 5: Điền mức mức cắt lỗ SL, mức này cần thấp hơn mức giá khớp lệnh.
Cách đặt Stop Loss trên Binance Spot hoặc Binance Margin
Để đặt lệnh Stop Loss các bạn cần sử dụng lệnh Stop – Limit để đặt lệnh chặn lỗ cho các giao dịch đang hoạt động của mình.
Sau khi mở lệnh mua các đồng tiền điện tử, bạn cần mở thêm 1 lệnh Stop – Limit để thực hiện đặt chặn lỗ cho các giao dịch như sau:
- Chọn loại lệnh Stop – Limit xuất hiện trên cửa sổ đặt lệnh
- Nhập mức giá bạn muốn để kích hoạt lệnh Stop Loss ở ô Stop
- Nhập mức giá bạn muốn bán đồng coin ở ô Limit
- Nhập số lượng đồng coin mà bạn muốn cắt lỗ ở ô Amount.
- Số tiền bạn nhận được sau khi lệnh cắt lỗ xong sẽ hiển thị ở ô Total.
Ví dụ: Bạn có 9.7 đồng coin LINK trong ví Spot và muốn đặt Stoploss tại mức 22.91 USDT để phòng khi thị trường đi xuống sẽ không bị lỗ nhiều. Bạn thực hiện theo các bước như sau:
- Trên màn hình giao dịch bạn chọn tab SELL
- Chọn loại lệnh là Stop-Limit
- Đặt lệnh Stop Loss tại giá 21.95 USDT
- Đặt lệnh Limit tại giá 21.91 USDT
- Đặt Amount (Số lượng): 9.7
Nếu giá rớt xuống 21.95 USDT, lệnh này sẽ bán 9.7 LINK của bạn ở mức 21.91 USDT. Lúc đó bạn sẽ thu về tổng là 212.5270 USDT trong ví Spot.
Sau khi đặt lệnh sẽ xuất hiện một cửa sổ yêu cầu xác nhận lại lệnh Stop Limit. Bạn nhấn Confirm để xác nhận lại lệnh bạn vừa đặt.
Lệnh của bạn sẽ hiển thị tại cửa sổ Open Order (lệnh chờ). Nếu muốn huỷ lệnh Stoploss bạn vừa đặt, bạn bấm vào biểu tượng Cancel ở cuối dòng lệnh đó.
Cách đặt lệnh Stop Limit trên Binance
Khi đặt lệnh stop loss, bạn cũng không nên bỏ qua lệnh Stop Limit trên Binance. Stop Limit là một loại lệnh giới hạn dừng, cho phép nhà đầu tư mua/bán tài sản giao dịch ở một mức giá đã xác định trước. Cách đặt Stop Limit trên Binance theo các bước như sau:
- Bước 1: Đăng nhập sàn Binance sau đó chọn hình thức giao dịch.
- Bước 2: Chọn cặp tiền mà bạn muốn thực hiện giao dịch. Kéo xuống phía dưới bạn sẽ thấy các phạm vi đặt lệnh. Sau đó bạn chọn Stop Limit.
- Bước 3: Bạn điền các thông số, trong đó:
- Stop: Là mức giá sẽ kích hoạt lệnh giới hạn
- Limit (Giới hạn): Là mức giá lệnh mua bán sẽ được kích hoạt
- Số lượng: Số coin hay token mà bạn muốn mua.
- Bước 4: Kiểm tra lại thông tin sau đó xác nhận giao dịch.
Lưu ý: Lệnh Stop Limit sẽ chỉ được thực hiện khi đạt đến giá giới hạn của bạn. Đôi khi, giá giảm quá nhanh và lệnh giới hạn của bạn bị bỏ qua. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng lệnh thị trường để thoát khỏi giao dịch.
Những sai lầm phổ biến trong cách đặt Stop Loss
Dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất mà các trader thường hay gặp. Bạn nên tránh để giảm thiểu rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả giao dịch.
Đặt Stop Loss quá gần
Bản chất của việc đặt Stop Loss là hạn chế rủi ro, thua lỗ khi giao dịch. Vì thế, nhiều người sợ rủi ro nên đặt Stop Loss quá gần để thua lỗ ít hơn. Tuy nhiên, việc đặt lệnh như thế này thường khiến nhà giao dịch dính Stop Loss nhiều hơn.
Ví dụ: giá đang tăng và các nhà giao dịch đặt lệnh Stop Loss quá gần sẽ khiến giá vừa chạy qua mức cắt lỗ liền quay về Take Profit ngay. Khiến lệnh Stop Loss của bạn phản tác dụng và mất đi một khoản lợi nhuận đáng lẽ ra bạn sẽ đạt được.
Vì vậy, trước khi đặt lệnh bạn cần phải đưa ra các phân tích kỹ để đặt một mức Stop Loss phù hợp. Bạn nên chuẩn bị đặt ra cho mình những câu hỏi như: Liệu mình có thể chấp nhận rủi ro bao nhiêu phần trăm trên tổng tài khoản cho 1 lệnh? Nên vào lệnh với số Loss bao nhiêu là hợp lý nhất?
Những câu hỏi như thế này sẽ giúp bạn dự trù được những tình huống xấu nhất cho mỗi lần vào lệnh. Nếu thị trường có đi ngược lại với kỳ vọng của bạn thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến tài khoản của bạn.
Đặt Stop Loss quá xa
Ngược lại với việc đặt Stop Loss quá gần là bạn đặt Stop Loss quá xa. Khi đặt xa như vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Một là bạn sẽ thu về được mức lợi nhuận lớn không lo bị dính SL ngay, không sợ giá đi đến điểm đấy rồi quay đầu
- Hai là tài khoản sẽ chịu mức thua lỗ rất lớn nếu nó chạm đến mức Stop Loss mà bạn đã đặt.
Thay đổi điểm đặt Stop Loss không theo nguyên tắc
Điều này cho thấy sự thiếu kỷ luật, sợ hãi và lo lắng của bạn khi vào lệnh. Nếu thị trường trước đó đưa ra các tín hiệu tốt để bạn Buy hoặc Sell và tìm 1 điểm vào lệnh đẹp với Stop Loss và Take Profit hợp lý thì bạn nên kiên định theo nguyên tắc của mình.
Dám mạo hiểm, dám nhận rủi ro hoặc là chạm Stop Loss hoặc Take Profit, không nên nhìn quá nhiều vào biểu đồ dẫn đến tâm lý không tốt. Điều này lâu dần sẽ tạo hình thành thói quen tốt trong giao dịch, đưa bản thân vào kỷ luật khuôn khổ chung.
Ngược lại, khi bạn không chắc về quyết định của mình sẽ thường xuyên nhìn biểu đồ. Nếu bạn đặt quá xa thì khi lệnh chạm gần đến Stop Loss là bạn đã sợ và vội dời Stop Loss về mức gần hơn lúc đầu. Hoặc nếu bạn đặt quá gần thì khi lệnh sắp chạm Stop Loss rồi thì bạn lại muốn có nhiều lợi nhuận hơn và dời Stop Loss xa hơn nữa. Việc này cũng không khác gì việc bạn không đặt Stop Loss là bao.
Khi nào nên dùng lệnh Stop loss và Stop Limit?
Trong các thị trường biến động mạnh và nhanh chóng xảy ra biến động giá lớn, lệnh Stop loss có khả thể hạn chế các rủi ro. Các nhà đầu tư thường sử dụng loại lệnh này khi họ không muốn rủi ro cho cho cả giao dịch hoặc một phần giao dịch.
Không có nhà giao dịch nào, kể cả những trader chuyên nghiệp cũng không thể dự đoán chính xác những gì sắp diễn ra tiếp theo trên thị trường. Do đó, các bạn cần thiết lập Stop Loss mỗi khi vào lệnh, đặc biệt khi thị trường biến động mạnh. Điều này giúp bảo vệ tài khoản của bạn được an toàn. Việc thiết lập lệnh Stop Loss với biến động giá là chiến lược giúp cho trader hạn chế thua lỗ khi thị trường đi ngược kỳ vọng.
Tương tự với Stop Loss, Stop Limit cũng là công cụ quản trị rủi ro hiệu quả với nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng các lệnh này. Cụ thể: bạn chỉ nên sử dụng lệnh Stop Limit trong các trường hợp sau:
- Có ít thời gian để theo dõi thị trường
Stop Limit phù hợp với các nhà đầu tư có ít thời gian theo dõi thị trường. Bởi lệnh này sẽ được tự động khớp theo mức giá bạn đã thiết lập. Việc thiết lập sẵn Stop Limit sẽ giúp bạn không bị bỏ lỡ cơ và tránh được các khoản lỗ không đáng có.
- Thị trường có biến động nhỏ
Đối với các thị trường có biến động nhỏ và trong giai đoạn đi ngang, các nhà đầu tư có thể đặt Stop Limit để căn thời điểm đảo chiều. Việc lựa chọn đúng thời điểm trước khi bùng nổ sẽ cho bạn mức giá vào hợp lý, đạt lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, khi thị trường giảm xuống, việc sử dụng Stop Limit cũng giúp bạn có những điểm cắt lỗ hợp lý, tránh được việc thoát lệnh, bán tháo.
Trên đây là hướng dẫn cách đặt Stop Loss trên Binance. Qua đó bạn cũng đã biết được lệnh Stop Loss là gì hay lệnh Stop Limit Binance được sử dụng hiệu quả khi nào. Điều quan trọng là các trader sẽ nhận thức được sự quan trọng của việc cài lệnh Stop Loss trong giao dịch. Các nhà giao dịch thành công luôn xem việc đặt lệnh Stop Loss là điều cần thiết. Vì thế, các nhà đầu tư F0 cũng không nên bỏ qua nguyên tắc này.