Kiến thức

Crypto chart 101: Hướng dẫn đọc biểu đồ crypto cơ bản cho người mới!

Tại sao nhà đầu tư nên đọc biểu đồ crypto?

Dù bạn là người mới tham gia thị trường hay nhà đầu tư có kinh nghiệm, việc đọc hiểu các chỉ báo trong Biểu đồ Crypto là vô cùng cần thiết. Những chỉ báo này là cơ sở để bạn có thể dự đoán xu hướng giá thị trường trong ngắn hạn và trung hạn, giúp các quyết định mua – bán của bạn tối ưu hơn. Biểu đồ Crypto dựa trên cơ sở khoa học và thuật toán để đưa ra những phân tích kỹ thuật chính xác.

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật (PTKT) là một phương pháp phân tích biểu đồ được các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng nhằm mục đích dự đoán xu hướng giá (thường là trong ngắn hạn và trung hạn).

PTKT sử dụng phương pháp thống kê số liệu thu thập trong quá khứ để phân tích và đưa ra những dự đoán về biến động giá trong tương lai. Các nhà phân tích tin rằng lịch sử sẽ lặp lại khi các chỉ báo của tài sản cũng lặp lại hàng loạt. Từ đó, nhà đầu tư có thể áp dụng PTKT để biết khi nào nên mua và khi nào nên bán.

Phương pháp này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Charles Dow. Ông là người sáng lập và biên tập viên của tờ Wall Street Journal. Sau khi ông mất, PTKT vẫn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm.

PTKT có thể được sử dụng cho bất kỳ tài sản nào có dữ liệu giao dịch trong quá khứ, ví dụ như hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu và cả tiền mã hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, Remitano sẽ nói về PTKT và các chỉ báo trong thị trường tiền mã hóa.

Hướng dẫn đọc biểu đồ crypto cơ bản

Khái niệm biểu đồ nến

Biểu đồ nến của BTC - Nguồn internetBiểu đồ nến của BTC – Nguồn internet

Biểu đồ nến – như tên gọi của nó là một dãy những cây nến xanh – đỏ có hình chữ nhật thẳng đứng biểu thị biến động giá tiền mã hóa. Trên và dưới nến có những sợi dài ngắn khác nhau được gọi là “râu nến”. Đỉnh và đáy của thân nến hiển thị giá mở và đóng trong khoảng thời gian nhất định. Đỉnh trên râu nến chính là giá cao nhất, còn đáy râu nến biểu thị giá thấp nhất trong khung thời gian đó.

Chuyên gia chia sẻ  Quĩ đầu tư tư nhân (Private Equity- PE) là gì?

Ý nghĩa của hình nến trong biểu đồ nến - Nguồn internetÝ nghĩa của hình nến trong biểu đồ nến – Nguồn internet

Màu nến thể hiện biến động tăng hoặc giảm giá. Nến xanh lá biểu thị giá tăng trong khoảng thời gian xác định còn nến đỏ cho thấy giá có biến động giảm. Nến càng dài thì biến động càng lớn và ngược lại.

Các trader có thể sử dụng các mô hình nến để xác định khả năng đảo ngược xu hướng. Ví dụ, một râu nến dài ở trên thân nến có thể là dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch đang chốt lời và có thể sẽ sớm bán tháo. Ngược lại, một râu nến dài ở đáy có thể là tín hiệu “gom hàng” mỗi khi giá giảm.

Bạn có thể tham khảo thêm cách dùng biểu đồ nến.

Khái niệm về vùng hỗ trợ và kháng cự

Vùng hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá được kỳ vọng là sẽ đảo chiều xu hướng hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng.

Vùng hỗ trợ là vùng giá mà tại đó xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều thành tăng. Tại vùng này, lực mua tiền mã hóa sẽ lớn hơn so với lực bán.

Vùng kháng cự là vùng giá mà tại đó xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều thành giảm, khi đó lực bán tại vùng này sẽ lớn hơn lực mua.

Vùng hỗ trợ và kháng cự - Nguồn: InternetVùng hỗ trợ và kháng cự – Nguồn: Internet

Kháng cự và hỗ trợ là một vùng giá chứ không phải một mức giá cụ thể.

Vùng kháng cự sẽ là khoảng cách giữa giá cao nhất đến giá đóng/mở cửa. Càng có nhiều nến tạo nên vùng kháng cự thì đó là vùng kháng cự mạnh, giá sẽ khó có thể tăng cao hơn vùng này.

Vùng hỗ trợ sẽ là khoảng cách giữa giá thấp nhất đến giá đóng/mở cửa. Nếu càng nhiều nến tạo nên vùng hỗ trợ thì đó là vùng hỗ trợ mạnh, giá sẽ rất khó giảm xuống dưới vùng này.

image

Bạn cũng có thể xem thêm cách xây dựng vùng hỗ trợ và kháng cự.

Đường trung bình động (MA) là gì?

Đường trung bình động MA là một trong những chỉ báo được sử dụng nhiều nhất trong PTKT. Đây giống như một cột mốc lọc những tín hiệu nhiễu giá trong ngắn hạn. Nó thường được theo dõi song song với vùng kháng cự (nằm dưới đường MA) và vùng hỗ trợ (nằm trên đường MA).

  • Nếu giá càng giảm dần về đường MA thì lực mua thường tăng mạnh, dẫn đến giá sẽ trở về xu hướng tăng.
  • Nếu giá tăng càng gần đường MA thì lực bán sẽ cao, dẫn đến giá sẽ về xu hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ  Cẩm nang đầu tư F0

Đường trung bình động MA chu kỳ 20 ngày - Nguồn: internetĐường trung bình động MA chu kỳ 20 ngày – Nguồn: internet

Các đường MA thường được tính theo chu kỳ 10, 20, 50, 100 hoặc thậm chí 200 ngày. Đường MA có nhiều cách tính. Trong đó công thức tính đường EMA được dùng khá nhiều như sau: EMA [today] = (Price [today] x K) + (EMA [yesterday] x (1 – K)) Trong đó:

  • K = 2 ÷(N + 1)
  • N = chu kỳ của EMA (VD: 5 ngày, 10 ngày hoặc 10 giờ, 20 giờ…)
  • Price [today] = Giá đóng cửa của nến hiện tại.
  • EMA [yesterday] = Giá trị EMA của nến trước đó.
  • EMA [today] = Giá trị EMA của nến hiện tại.

Một số chỉ báo kỹ thuật khác

Chỉ báo cân bằng khối lượng (OBV)

OBV là một chỉ báo phân tích kỹ thuật tập trung vào khối lượng giao dịch trên biểu đồ Crypto. Chỉ báo này được tạo ra bởi Joseph Granville. Ông cho rằng khối lượng giao dịch là yếu tố chính tạo nên biến động giá trên thị trường. OBV thường được sử dụng để đo lường lực mua và lực bán tiền mã hóa theo thời gian, qua đó xác định các xu hướng giá.

OBV được tính theo giá đóng (closing price) như sau:

Công thức tính chỉ số cân bằng khối lượng OBVCông thức tính chỉ số cân bằng khối lượng OBV

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong cách vẽ Fibonacci trên Trading View hiệu quả.

Đường MACD

Chỉ báo MACD (Moving Average convergence/Divergence) là Đường Trung Bình Hội Tụ/Phân Kỳ dùng để xác định động lượng và xu hướng của giá. Đây là chỉ báo đo lường sự khác biệt giữa đường EMA 12 ngày và 26 ngày. MACD được sử dụng để xác định cả tín hiệu mua và bán.

Đường trung bình động (MACD) - Nguồn: InvestopediaĐường trung bình động (MACD) – Nguồn: Investopedia

Ý nghĩa các đường trong hình trên:

  • Đường màu đỏ: EMA 12 ngày.
  • Đường màu xanh đậm: EMA 26 ngày.
  • Đường màu xanh nhạt: MACD = EMA 12 ngày – EMA 26 ngày.

Khi đường EMA 12 ngày cắt xuống dưới đường EMA 26 ngày, chỉ báo MACD báo hiệu ta nên bán. Trường hợp ngược lại thì báo hiệu đã đến lúc mua hàng.

Khoảng cách giữa hai đường càng lớn thì chỉ báo MACD càng mạnh.

Chỉ báo này cũng có một đường tín hiệu là đường EMA 9 ngày (đường màu cam trong hình). Đường MACD vượt lên trên đường tín hiệu nghĩa là đã đến lúc mua. Còn khi thấp xuống dưới ngụ ý đã đến lúc bán.

Đường RSI

RSI là chỉ số sức mạnh tương đối dùng để xem một tài sản đang bị mua quá mức hay bán quá mức. Khi chỉ số RSI tăng (đi lên) cho thấy đồng tiền mã hóa đó đang có dấu hiệu mua. Ngược lại nếu thấy chỉ số RSI giảm (đi xuống) cho thấy đồng tiền mã hóa đó đang có xu hướng bán. Chỉ số RSI được hiển thị dưới dạng một chỉ số động lượng. Nghĩa là một đường nằm trong khoảng từ 0 đến 100.

Chuyên gia chia sẻ  Layer là gì? Các thao tác với layer trong Photoshop cơ bản nhất

Chỉ báo sử dụng khung thời gian 14 ngày. RSI nằm trên 70 thường là tín hiệu thị trường đang quá mua. Và khi RSI giảm xuống dưới 30 là tín hiệu quá bán. Mua quá mức là tín hiệu để chúng ta bán. Và bán quá mức là tín hiệu cho chúng ta mua.

Chỉ báo Bollinger Bands

Được phát triển bởi John Bollinger, Bollinger Bands giúp các nhà đầu tư xác định các biến động giá ngắn hạn của Crypto. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng đường trung bình động 20 ngày của biểu đồ Crypto, cộng và trừ đi độ lệch chuẩn để có dải trên và dải dưới.

Bollinger Bands, ETH/USD - Nguồn Daily ChartBollinger Bands, ETH/USD – Nguồn Daily Chart

Khi giá của một đồng tiền mã hóa di chuyển lên trên dải trên, nó được coi là mua quá mức. Ngược lại, khi giá di chuyển xuống thấp hơn dải dưới được xem là bán quá mức. Các Bollinger Band sẽ cho thấy các giai đoạn biến động thấp sẽ dẫn đến các giai đoạn biến động cao. Nghĩa là khi các dải tách xa nhau, xu hướng hiện tại (tăng hoặc giảm giá) sắp kết thúc. Tương tự, khi các dải thu hẹp khoảng cách với nhau, giá crypto có thể sắp có biến động cao.

Tổng kết

Phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp phân tích được sử dụng trong đầu tư Crypto giúp dự đoán xu hướng giá của tiền mã hóa. Bạn lưu ý các token có lịch sử giao dịch càng lâu dài, khối lượng giao dịch và vốn hóa càng lớn thì số liệu được phân tích sẽ càng chính xác hơn. Đó là lý do vì sao hầu hết trader chỉ áp dụng PTKT cho BTC.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng không có chỉ báo nào chính xác tuyệt đối, đặc biệt là khi sử dụng một chỉ báo riêng lẻ. Ngoài một số chỉ báo thông dụng ở trên, còn rất nhiều chỉ báo kỹ thuật cho chúng ta tham khảo trong quá trình đầu tư. Bạn nên hiểu và kết hợp chúng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Nếu đang “lạc lối” và đau đầu trong một rừng “chỉ báo kỹ thuật”, hãy tham khảo sản phẩm Lướt sóng của Remitano. Đây là sản phẩm đơn giản dễ sử dụng và tiện lợi cho người chưa có kinh nghiệm trong thị trường Crypto.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button