Sàn Poloniex là gì? Hướng dẫn sàn Poloniex chi tiết nhất
Các anh em tham gia thị trường tiền điện tử từ sớm chắc hẳn sẽ không xa lạ với sàn Poloniex. Trước khi có những cái tên như Binance, Huobi… thì sàn Poloniex là một trong những nền tảng giao dịch phổ biến trong cộng đồng. Hiện tại, dù không còn được ưa chuộng như thời gian trước, nhưng sàn Poloniex vẫn có một số tính năng và đặc điểm thú vị.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về sàn Poloniex cùng các thông tin chi tiết như sau:
- Sàn Poloniex là gì? Đánh giá ưu nhược điểm sàn.
- Các loại phí trên sàn Poloniex.
- Hướng dẫn sử dụng sàn Poloniex: Đăng ký tài khoản, thiết lập bảo mật, nạp rút tiền, giao dịch tiền điện tử và các tính năng khác.
- Giải đáp một số câu hỏi thường gặp.
Giờ thì bắt đầu thôi!
Poloniex là gì?
Poloniex là một trong những sàn giao dịch lâu đời của Crypto, được thành lập vào tháng 01/2014, có trụ sở và đăng ký pháp lý tại Mỹ. Đặc biệt, sàn Poloniex chỉ cho phép anh em mua bán bằng các đồng Crypto, không thể sử dụng tiền pháp định.
Một điều thú vị là Poloniex là sàn đầu tiên list DOGE vào 2014, và cũng là sàn CEX đầu tiên list SHIB vào ngày 16/4/2021, “chú chó” có độ hype chỉ sau DOGE.
Vào năm 2019, Poloniex đã được Justin Sun – Founder của Tron Foundation mua lại từ tay Circle. Do đó, Poloniex sẽ không có token riêng, mà sử dụng TRX cho các hoạt động của mình.
Đánh giá sàn Poloniex – Poloniex Review
Ưu điểm
- Công nghệ bảo mật tốt: Poloniex đã trải qua một đợt tấn công hack vào năm 2014. Từ đó, sàn này đã tập trung hơn vào các vấn đề bảo mật. Tính đến nay, sàn Poloniex không trải qua thêm đợt hack nào nữa.
- Phí nạp/rút coin khá rẻ: Anh em chỉ phải trả một khoản phí nhỏ để thực hiện nạp và rút coin trên sàn. Đây là ưu điểm giúp Poloniex cạnh tranh với các sàn khác.
- Phí giao dịch hợp lý: Mức phí cao nhất mà anh em cần trả chỉ 0,2% cho giao dịch mua. Với lệnh bán, anh em chỉ phải trả 0,08% phí.
- Có thể mua tiền điện tử bằng thẻ Visa, Mastercard, Apple Pay.
- Sàn sử dụng TRX để phân chia tier volume giao dịch, điều này rất có lợi cho anh em lưu trữ TRX.
Nhược điểm
- Chẳng hạn, sàn Coinbase cũng đăng ký pháp lý ở Mỹ, cho phép mua coin bằng tiền pháp định. Nhưng bù lại, Coinbase chỉ có 45 cặp giao dịch.
- Việc sàn Poloniex đã từng bị hack là ưu điểm, cũng là một nhược điểm. Có khá nhiều anh em nghi ngờ về tính bảo mật của sàn. Đã bị hack 1 lần thì cũng có thể bị hack thêm lần nữa.
- Sàn Poloniex chỉ sử dụng Tiếng Anh. Vì thế, đây sẽ là một bất lợi đối với các anh em không thành thạo tiếng Anh.
- Hỗ trợ người dùng chậm: Sàn Poloniex đã nhận được nhiều phản hồi và than phiền vì chăm sóc và hỗ trợ khách hàng rất chậm.
- Giao diện bố trí khác khác so với các sàn, nói chung khá khó nhìn ban đầu.
- Poloniex khá ít tính năng nếu so với những sàn khác như Kucoin, Binance, AscendEX,…
Các loại phí trên sàn Poloniex
Phí giao dịch
Anh em tham khảo phí giao dịch trên Poloniex theo bảng dưới đây:
Cụ thể, ngoài việc nắm TRX như đã nói trên, volume giao dịch cũng quyết định phần nào phí anh em phải trả.
Phí nạp rút
Tương tự các sàn khác, sàn Poloniex miễn phí khi nạp tiền vào sàn, nhưng tính phí tùy theo token/coin khi rút ra.
Phí khác
Phí chơi Futures trên Poloniex là 0.01% hoặc 0.075% tương ứng với anh em là Maker hay Taker. Ngoài ra, nếu anh em tham gia Lending, thì 15% lợi nhuận thu được chính là Lending fee.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn Poloniex
Chuẩn bị trước khi đăng ký Poloniex
Để việc đăng ký không tốn nhiều thời gian, anh em chuẩn bị trước một số thứ theo danh sách sau:
- Địa chỉ email hay dùng.
- Ảnh chụp CMND bao gồm: 1 ảnh mặt trước, 1 ảnh mặt sau và 1 ảnh selfie cùng mặt trước (mình sẽ hướng dẫn anh em chi tiết ở phần sau). Anh em có thể sử dụng thẻ căn cước hoặc GPLX.
- Điện thoại cài đặt sẵn ứng dụng Google Authenticator.
Bước 1: Đăng ký Poloniex
Truy cập vào trang web của sàn Poloniex: https://poloniex.com
Chọn vào “Sign Up”.
Anh em điền địa chỉ email, mật khẩu, nhập lại mật khẩu, mã mời (nếu có) tương ứng bên dưới, và click vào ô đồng ý điều khoản. Sau đó bấm Sign Up.
Sàn Poloniex sẽ gửi đường link xác nhận đăng ký vào email. Anh em ấn vào đường link được gửi vào email của mình để kích hoạt tài khoản là hoàn tất.
Sau đó, anh em nhập email, mật khẩu đã đăng kí, rồi chọn “I’m not a robot” và nhấn “Sign in” để đăng nhập vào sàn.
Bước 2: Xác minh danh tính – KYC
Trước tiên, anh em cần biếtKYC là gì, KYC (Know Your Customer) là quá trình thu thập thông tin nhận dạng có liên quan tới khách hàng của một dịch vụ nào đó. Các thông tin cơ bản thường được thu thập là ảnh chân dung, số chứng minh thư, Passport, địa chỉ,…
Mục đích của quá trình KYC là việc loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn khỏi việc sử dụng một dịch vụ nào đó. Với mỗi đơn vị khác nhau, các tiêu chuẩn này có thể khác nhau.
Để KYC tài khoản trên Poloniex, anh em thực hiện như sau:
Từ giao diện trang chủ của Poloniex, anh em chọn biểu tượng cá nhân và chọn Profile.
Kéo xuống dưới, bấm vào một trong ba ô đều được, sẽ dẫn đến trang KYC.
Anh em nhập thông tin vào từng ô tương ứng như: quốc gia, họ, tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà, thành phố, postal code (tra google để biết mã thành phố của mình) và số điện thoại, sau đó bấm Submit.
Anh em bấm Start để bắt đầu KYC.
Anh em chọn quốc gia và giấy tờ tiện để KYC. Ở đây mình chọn Identity card (chứng minh nhân dân, căn cước công dân).
Chọn phương thức upload ảnh.
Sau đó anh em upload giấy tờ theo yêu cầu của sàn là hoàn tất.
Bước 3: Kích hoạt bảo mật 2 bước 2FA
Đây là bước giúp anh em tăng cường khả năng bảo mật cho tài khoản trên sàn, mình luôn luôn khuyên anh em phải kích hoạt 2FA.
Từ trang chủ, anh em bấm vào biểu tượng cá nhân, chọn 2FA.
Anh em lưu trữ 16 ký tự bên phải cẩn thận, đề phòng sau này mất 2FA để khôi phục. Sau đó nhập 16 ký tự này vào Google Authentification, rồi nhập code được tạo ra bởi Google Authentification, cũng như mật khẩu tài khoản vào 2 ô bên trái.
Anh em tick vào ô đã lưu 16 ký tự, sau đó bấm Enable 2FA là xong.
Hướng dẫn nạp rút tiền, mua bán ở sàn Poloniex
Nạp tiền
Từ trang chủ của sàn Poloniex, anh em chọn Wallet như hình bên dưới.
Anh em tìm kiếm tên tài sản cần nạp bằng cách gõ vào ô tìm kiếm, hoặc chọn trực tiếp bên dưới.
Ở đây mình chọn AAVE làm ví dụ. Anh em bấm vào AAVE sẽ hiển thị ô bên phải. Anh em chọn Deposit.
Sau đó, anh em copy địa chỉ và gửi vào, hoặc quét QR code bên trên để nhận địa chỉ gửi.
Bước rút tiền này gần như tương tự với nạp tiền. Nhưng thay vì “Deposit” thì anh em chọn “Withdraw”.
Anh em nhập địa chỉ rút, số lượng cần rút, sau đó bấm Continue để rút tài sản.
Mua bán coin
Để mua bán coin, anh em trỏ chuột vào Trade, chọn Spot.
Màn hình giao dịch sẽ hiển thị ra như sau:
[1] Nơi chọn tài sản giao dịch.
[2] Nơi chọn muốn mua hay bán.
[3] Nơi chọn lệnh Limit hay Stop Limit.
[4] Nơi nhập giá cần mua hoặc bán.
[5] Nơi nhập số lượng cần mua hoặc bán.
[6] Nơi hiển thị chi tiết lệnh đang chờ xử lý hoặc lịch sử lệnh.
Hướng dẫn giao dịch khác trên sàn Poloniex
Giao dịch đòn bẩy – Trade Margin trên sàn Poloniex
Trade Margin còn được gọi là giao dịch ký quỹ. Đây là một hình thức giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính để người dùng có thể mua bán trao đổi với số tiền lớn hơn mức họ có. Từ đó, tạo ra lợi nhuận cao hơn và tất nhiên rủi ro cũng sẽ cao hơn giao dịch thông thường.
Sàn Poloniex hiện tại cho phép anh em trade margin với tỷ lệ đòn bẩy là 2.5. Để giao dịch Margin, anh em trỏ chuột vào Trade, chọn Margin.
Để chơi được Margin, anh em cần KYC trước. Anh em xem lại hướng dẫn KYC ở trên.
Giao diện Margin trên Poloniex khá dài, nên mình sẽ nói ở phần trên trước. Poloniex hiện chỉ cho phép giao dịch Margin với hai cặp, đó là BTC và USD. Anh em muốn chơi theo cặp nào thì chọn tương ứng.
Tiếp theo, anh em cần phải chuyển tiền sang tài khoản Margin theo hướng dẫn trong ô.
Ở bên dưới, chúng ta có các ô đặt lệnh. Anh em nhập các thông số tương ứng vào nếu muốn mua, hoặc bán tài sản, hay dùng lệnh Stop-Limit. bên phải là nơi hiện các lệnh đang chạy hiện tại.
Ở trên hình có một chỉ số khá mới so với các sàn khác, đó là Loan rate, đây là lãi suất anh em phải trả hàng ngày. Con số này mặc định tốt nhất là 2%. Anh em có thể nhập cao hơn nếu muốn.
Sau đó anh em nhấn vào “Margin Buy” đối với lệnh mua hoặc “Margin Sell” đối với lệnh bán.
Giao dịch Futures trên sàn Poloniex
Để giao dịch Futures, anh em bấm vào Futures.
Dưới đây là giao diện Futures:
[1] Nơi chọn tài sản giao dịch.
[2] Nơi chọn lệnh Limit hay Market.
[3] Nơi đặt giá dành cho lệnh Limit.
[4] Nơi nhập số lượng cần mua hoặc bán.
[5] Nơi chọn đòn bẫy.
[6] Nơi xác nhận Long hoặc Short.
Cho vay trên sàn Poloniex
Để tham gia Lending (cho vay nhận lãi suất), anh em bấm vào Lending.
Anh em cần chuyển đổi tài sản từ tài khoản giao dịch sang tài khoản cho vay (lending) bằng cách bấm Quick Transfer.
Bước này thực hiện tương tự như chuyển sang tài khoản margin, nhưng anh em cần chọn “Lending” như hình dưới đây.
Các thông tin lending anh em cần lưu ý như sau:
- Rate: Lãi suất hàng ngày anh em mong muốn cho vay.
- Amount: Số coin anh em cho vay.
- Duration: Số ngày tối đa anh em muốn cho vay số coin này.
- Auto-renew: Chọn vào ô này nếu anh em muốn khoản cho vay tự động gia hạn với các thông tin tương tự.
Câu hỏi thường gặp khi giao dịch trên sàn Poloniex
Có nên giao dịch trên sàn Poloniex không?
Poloniex không phải sàn có thanh khoản cao, cũng như không được nhiều dự án lựa chọn khi list tài sản, nên anh em có thể cân nhắc việc giao dịch trên Poloniex nếu muốn mua bán lệnh giá trị lớn.
Sàn Poloniex lừa đảo, có đúng không?
Vào giai đoạn 2017 – 2018, một số người dùng cáo buộc sàn Poloniex scam do không thể rút tiền từ sàn và bộ phận hỗ trợ làm việc quá chậm trễ. Sau đó, sàn đã hoàn trả đúng tiền của những người dùng đó.
Mình có thể khẳng định với anh em là sàn Poloniex không lừa đảo, nhưng bộ phận chăm sóc khách hàng khá tệ nên không được lòng người dùng.
Ngoài ra, Poloniex là một trong số ít sàn được đăng ký pháp lý ở Mỹ (bên cạnh các sàn khác như Coinbase, Gemini,…). Do đó, anh em không phải sợ rủi ro pháp lý. Đồng thời, để được hoạt động ở Mỹ, các sàn như Poloniex phải đáp ứng đủ các yêu cầu về bảo mật và kiểm toán nghiêm ngặt.
Vì vậy, theo mình thì anh em có thể an tâm khi giao dịch trên sàn Poloniex.
Sàn có bị hack chưa?
Như mình đã nói ở đầu bài, sàn Poloniex đã trải qua một đợt tấn công hack vào tháng 3 năm 2014. Lần đó, hacker đã đánh cắp 12% số Bitcoin đang giao dịch trên sàn. Từ đó, sàn Poloniex tăng cường thêm hoạt động bảo mật. Sàn đã phát triển những hệ thống giám sát và kiểm soát hệ thống để bảo vệ tài sản người dùng từng giây một.
Poloniex có hay bị lỗi bảo trì không?
Sàn giao dịch đòi hỏi phải cập nhật công nghệ, kiểm tra hệ thống thường xuyên để đảm bảo trải nghiệm người dùng luôn được tốt nhất. Vì thế, việc tạm đóng sàn để nâng cấp là hoạt động bình thường. Sàn Poloniex thì không thường xuyên bảo trì. Nếu có bảo trì, sàn sẽ thông báo trước trên các phương tiện truyền thông để người dùng chủ động hơn.
Anh em theo dõi các kênh Twitter của sàn Poloniex ở: https://twitter.com/poloniex
Lưu ý: Poloniex hiện không có kênh Telegram chính thức. Sàn chỉ hoạt động trên Twitter.
Sàn Poloniex của nước nào?
Poloniex được thành lập từ tháng 1 năm 2014. Sàn có trụ sở tại Wilmington, Delaware, USA. Vào ngày 29/08/2016, Poloniex được công nhận là một doanh nghiệp chuyên về dịch vụ tiền tệ sau khi đăng ký với Financial Crimes Enforcement Network (FinCEN – Tên của một mạng lưới thi hành Luật pháp với các công ty tài chính tại Mỹ).
Coin sàn Poloniex là gì?
Khác với các sàn giao dịch ra đời sau này, Poloniex không có coin sàn. Sàn cũng chưa có thông báo về ý định xây dựng coin sàn. Nhưng từ khi được mua lại bởi Justin Sun, Poloniex dùng TRX như một native coin của sàn.
Hạn mức nạp rút tiền trên sàn Poloniex là bao nhiêu?
Sau khi KYC thành công, anh em có thể rút lên tới 25,000 USD mỗi ngày. Trước đây, không cần KYC anh em đã có thể rút 10,000 USD. Nhưng điều này đã bị sàn hạn chế và anh em bắt buộc phải KYC mới được rút tiền.
App Poloniex trên Android, iOS là gì?
Sàn Poloniex hiện đã có app trên iOS, Windows và Android APK. Các ứng dụng này đã được sàn ra mắt từ tháng 07/2018. Anh em có thể tải app theo hệ điều hành mình đang sử dụng ngay dưới trang web của sàn ở link https://poloniex.com