Kiến thức

Bollinger bands là gì? Cách sử dụng Bollinger bands

Bollinger bands là gì?

Bollinger bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động MA (Moving Average) và độ lệch chuẩn. Cấu tạo chỉ báo này bao gồm một đường trung bình động ở giữa và hai đường biên trên, biên dưới.

Khoảng cách giữa đường MA với các dải bollinger của nó được xác định bởi mức độ biến động giá. Khi giá chứng khoán biến động mạnh, dải bollinger sẽ mở rộng và ngược lại khi giá chứng khoán biến động ít hơn, dải bollinger sẽ dần thu hẹp lại.

Công thức tính Bollinger bands

Cách tính Bollinger bands cũng đơn giản như cấu tạo của nó. Cụ thể:

Dải giữa là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20), được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.

Dải trên = SMA20 ngày + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.

Dải dưới = SMA20 ngày – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.

Dải bollinger bands siết chặt

Dải bollinger bands siết chặt là khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới đường SMA thu hẹp hay còn gọi là hiện tượng “ thắt nút cổ chai”, giá cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động thấp. Chứng sỹ cho rằng đây là một dấu hiệu cho biết giá sẽ biến động mạnh trong tương lai và có thể xuất hiện cơ hội giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên trong trường hợp này dải bollinger bands không cho biết giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng hay giảm

Chuyên gia chia sẻ  K.A.S.H – Kiến Thức, Thái Độ, Kỹ Năng & Thói Quen - Hank Czarnecki

Dải bollinger bands bứt phá

Thông thường 90% giá sẽ biến động ở giữa 2 band trên và dưới. Dải bollinger bands bứt phá khi giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới, cho thấy sự biến động lớn của giá cổ phiếu. Tuy nhiên cũng giống như dài Bollinger bands siết chặt chỉ báo không cho biết giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng hay giảm

Xem thêm:

  • Hướng dẫn cơ bản cách xem đồ thị kỹ thuật
  • Các chỉ báo khối lượng và ứng dụng trong giao dịch thông dụng nhất

Cách sử dụng Bollinger bands

Bollinger bands đặc biệt hữu ích để xác định xem một cổ phiếu đang bị mua quá mức hay bán quá mức.

Khi giá cổ phiếu bằng hoặc cao hơn dải trên, cổ phiếu có thể bị mua quá mức.

Khi giá cổ phiếu bằng hoặc thấp hơn biên độ, cổ phiếu có thể bị bán quá mức.

Những hạn chế của bollinger bands

Bollinger bands không phải là một hệ thống giao dịch độc lập. Chúng chỉ là một chỉ báo cung cấp thông tin liên quan đến biến động giá, vì thế cũng sẽ có xác suất. Nên để tăng hiệu quả khi sử dụng phân tích kỹ thuật trong dự đoán xu hướng giá các chứng sỹ có thể kết hợp thêm các chỉ báo phân tích khác như: RSI, MACD…

Powered by Froala Editor

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button