Kiến thức

MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong đầu tư

MACD là gì?

MACD (Moving Average Convergence/Divergence) hay còn gọi là chỉ số trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một chỉ báo kỹ thuật chủ yếu được sử dụng để giao dịch theo xu hướng.

“MACD là bộ giao động dùng để xác định điểm mua/bán ở những vùng giá tốt dựa vào tính chất tâm lý thị trường.”

Nó được thiết kế để chỉ ra những thay đổi về sức mạnh, hướng đi, động lượng và khoảng thời gian của một xu hướng trong giá cổ phiếu. Muốn xác định đường MACD, nhà đầu tư cần dựa vào độ chênh lệch của hai đường trung bình động (EMA) 12 ngày và 26 ngày.

Công thức tính MACD:

MACD = EMA(12) – EMA(26)
  • Trong đó: EMA(12) VÀ EMA(26) là giá trị trung bình động của chu kỳ 12 ngày và 26 ngày.
  • Nếu giá trị trung bình động 12 ngày lớn hơn giá trị trung bình động 26 ngày thì MACD dương.
  • Ngược lại, nếu giá trị trung bình động 12 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình động 26 ngày thì MACD âm.

Cấu tạo chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD là tập hợp gồm 4 đường thời gian được tính toán từ dữ liệu giá lịch sử và thường là giá đóng cửa. Ba chuỗi này là:

  • Đường MACD = EMA (12 chu kỳ) – EMA (26 chu kỳ)
  • Đường tín hiệu Signal = Đường EMA (9) của đường MACD.
  • Histogram = Đường MACD – đường Signal, là biểu đồ thể hiện sự phân kỳ và hội tụ của MACD và Signal.
  • Ngoài ra còn có đường Zero: là đường tham chiến giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng mạnh/yếu của thị trường.
Chuyên gia chia sẻ  Cách dùng cấu trúc Likely để chỉ khả năng trong tiếng Anh

Khi đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau, thường báo hiệu có một sự đảo chiều xu hướng sắp diễn ra.

Nguồn: .finhay.com.vn

Cách đọc chỉ báo MACD

Sau khi nắm vững những kiến thức về công thức tính và cấu tạo của chỉ báo MACD, ta có thể rút ra những quy tắc khi đọc chỉ bảo MACD như sau:

Như chính tên gọi của mình, MACD là tất cả về sự hội tụ và phân kỳ của 2 đường trung bình động. Sự hội tụ xảy ra khi các đường trung bình động di chuyển về phía nhau và sự phân kỳ xảy ra khi chúng di chuyển ra xa nhau. Nhà phân tích dựa vào đặc điểm đó để xác định xu hướng thị trường, từ đó đưa ra những chỉ lệnh giao dịch hiệu quả. Cụ thể:

  • Khi sự hội tụ xảy ra, tức là EMA (12) VÀ EMA (26) di chuyển lại gần nhau, MACD tiến gần đến đường Zero.
  • Nếu MACD cắt lên đường Zero => MACD từ âm (-) chuyển sang dương (+) => đường EMA(12) nằm trên EMA(26) => Giá trị đường MACD sẽ tăng lên khi EMA ngắn hơn phân kỳ với EMA dài hơn => Đà tăng đang lên.
  • Ngược lại, Khi MACD cắt xuống đường Zero => MACD từ dương (+) chuyển sang âm (-) => EMA 12 ngày nằm dưới EMA 26 ngày => Giá trị âm của MACD sẽ tăng lên khi EMA ngắn hơn phân kỳ xa hơn EMA dài hơn => Đà giảm đang mạnh lên.
Chuyên gia chia sẻ  2FA là gì? Cách kích hoạt xác thực hai yếu tố

Ý nghĩa của đường MACD trong chứng khoán

  • MACD là chỉ số dự báo xu hướng giá hiệu quả dựa trên việc cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin về diễn biến động lượng của xu hướng trên thị trường.
  • Biểu đồ Histogram là tham chiếu cho sự thay đổi động lượng của các xu hướng đó. Nếu các cột thấp dần cho thấy xu hướng đang yếu dần và có khả năng đảo chiều sắp xảy ra. ngược lại, các cột cao dần cho thấy xu hướng đang diễn ra theo chiều mạnh hơn.
  • MACD có khả năng dự báo xu hướng dài hạn của chứng khoán đặc biệt chính xác. Nên kết hợp với khung thời gian tuần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Đối với các nhà giao dịch ngắn hạn, bạn nên kiểm tra MACD ở đồ thị tuần để xem xu hướng chính của giá là như thế nào trước khi tham gia vào khung thời gian ngắn hơn. Để đảm bảo an toàn trong giao dịch, bạn không nên giao dịch ngược xu hướng.
  • Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường chưa rõ xu hướng, cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác, MACD cũng sẽ trở nên không còn quá hiệu quả để sử dụng, nó sẽ có nhiều lần cắt nhau giả dễ khiến các nhà giao dịch trở nên mất niềm tin. Thực tế thì ở giai đoạn chưa rõ xu hướng thì các nhà giao dịch nên ưu tiên bảo toàn vốn, không nên tham gia vào giai đoạn này.
Chuyên gia chia sẻ  Cách đọc biểu đồ Nến trong trade coin

Hướng dẫn sử dụng MACD trong phân tích chứng khoán

Khi đường MACD cắt đường Zero:

  • MACD cắt lên Zero => xu hướng tăng, cho tín hiệu mua
  • MACD cắt xuống Zero => xu hướng giảm cho tín hiệu bán

Tuy nhiên, cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác, việc sử dụng MACD trong giao dịch cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của “độ trễ” của giá. Vậy nên, để giao dịch một cách hiệu quả nhất, các nhà đầu tư nên kết hợp thêm một số chỉ báo khác, và sử dụng tư duy của mình để tìm ra điểm vào lệnh tốt nhất.

Khi đường MACD cắt đường Signal:

  • Khi đường MACD cắt lên đường Signal và đi từ dưới lên trên đường Zero => xu hướng tăng => tín hiệu mua.
  • Khi đường MACD cắt xuống đường Signal và có xu hướng đi xuống đường Zero => xu hướng giảm => tín hiệu bán
Kết hợp với chỉ báo RSI
Nguồn: api.vcsc.com.vn

Nhận biết xu hướng thị trường bằng cách sử dụng biểu đồ Histogram

Đường Histogram đo khoảng cách giữa MACD và đường Signal và được thể hiện bằng các cột nằm trên hoặc dưới đường Zero.

Khi Histogram chuyển từ vùng âm (-) sang dương (+) => xu hướng tăng => tín hiệu mua.

Khi Histogram chuyển từ vùng dương (+) sang âm (-) => xu hướng giảm => tín hiệu bán.

Nhìn chung, việc sử dụng Histogram khá đơn giản nhưng khá rủi ro bởi trong xu hướng histogram dễ bị nhiễu bởi những lần chuyển từ âm sang dương và ngược lại.

Cách sử dụng MACD trong giao dịch đầu tư

Tùy sở thích và phong cách của mỗi người, mỗi trader khi sử dụng công cụ giao dịch thường không giống nhau. Nhà đầu tư khi sử dụng MACD sẽ kết hợp (hoặc không) với các chỉ báo khác để tăng hiệu quả ra lệnh.

Chỉ sử dụng MACD:

Giao dịch khi đường MACD và Signal cắt nhau

Đây là cách đơn giản và cơ bản nhất mà các nhà giao dịch khi sử dụng MACD cần ghi nhớ để ứng dụng hiệu quả trong quá trình giao dịch.

  • Khi đường MACD cắt xuống Signal => Thị trường đang có xu hướng giảm => Nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.
  • Khi đường MACD cắt lên Signal => Thị trường đang có xu hướng tăng => Nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh mua.

Giao dịch khi Histogram chuyển từ âm (-) sang dương (+) và ngược lại

  • Khi biển đồ Histogram chuyển từ âm sang dương => Thị trường tăng => Nhà đầu tư nên đặt lệnh tăng.
  • Khi biểu đồ Histogram chuyển từ dương sang âm => Thị trường giảm => Nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.

Giao dịch khi đường MACD chuyển từ âm (-) sang dương (+) và ngược lại

Khi sử dụng MACD trong giao dịch, nhà đầu tư cần để ý sự tương quan giữa đường MACD và đường Zero, cụ thể:

  • Khi MACD cắt đường Zero từ dưới lên => Thị trường có dấu hiệu tăng giá => Nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.
  • Khi MACD cắt đường Zero từ trên xuống => Thị trường có dấu hiệu giảm giá => Nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.

Giao dịch khi đường MACD và đường Signal tạo ra phân kỳ/hội tụ

  • Trong một xu hướng tăng, khi đỉnh giá sau cao hơn đỉnh giá trước nhưng đỉnh MACD sau lại thấp hơn đỉnh MACD trước cho thấy xu hướng tăng đang yếu dần và thị trường sắp đảo chiều. Các nhà đầu tư nên cân nhắc bán bớt chứng khoán để bảo toàn vốn và lợi nhuận.
  • Trong một xu hướng giảm, khi đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng đỉnh MACD sau cao hơn đỉnh MACD trước cho thấy xu hướng giảm đang yếu dần, bắt đầu xuất hiện lực mua, khả năng thị trường tạo đáy tương đối cao. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh bắt đáy khi thấy điểm vào hợp lý. Có thể cân nhắc xem xét thêm một vài chỉ báo khác để nâng cao xác suất giao dịch thành công.

Sử dụng kết hợp chỉ báo MACD với các công cụ kỹ thuật khác

Kết hợp với các mô hình nến đảo chiều

Đây được xem là một trong những phương pháp giao dịch đem đến hiệu quả cao nhất khi giao dịch với chỉ báo MACD. Đặc biệt với những trader chuyên giao dịch với các mô hình nến đảo chiều, việc kết hợp với MACD đem lại những tín hiệu có xác suất giao dịch cao hơn.

Các nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố sau để xem xét việc vào lệnh mua/bán:

  • Trong một xu hướng tăng kéo dài, nhà đầu tư sẽ bắt đầu nhận ra các dấu hiệu cho thấy thị trường đang trong giai đoạn thoái trào dựa trên sự xuất hiện của những mô hình nến đảo chiều như Doji, người treo cổ,… Kết hợp với tín hiệu phân kỳ của MACD, nhà đầu tư có thể tin rằng sự đảo chiều xu hướng sắp diễn ra, từ đó cân nhắc lệnh bán.
  • Tương tự trong một xu hướng giảm, nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh mua bắt đáy khi có sự phân kỳ MACD và sự xuất hiện của mẫu nến đảo chiều đáy (nến cây búa, nến cây búa ngược, nến Doji chuồn chuồn… )

Kết hợp với chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) – chỉ số sức mạnh tương đối, tính toán tỷ lệ giữa mức tặng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo này thể hiện tình trạng quá mua và quá bán của thị trường.

MACD đo lường mối quan hệ giữa EMA 12 và EMA 26, giúp nhận biết xu hướng giá và tìm kiếm điểm vào lệnh chính xác.

Hai chỉ báo này khi kết hợp sẽ đem lại cho nhà đầu tư một cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về xu hướng thị trường. Khi tín hiệu của cả hai đồng nhất thì mức độ dự báo diễn biến giá của chúng càng đáng tin cậy.

Nguồn: finhay.com.vn

Kết hợp với chỉ báo Stochastic

Stochastic giúp đo lường động lượng của giá, cụ thể là so sánh giá đóng cửa của một cổ phiếu với phạm vi giá cổ phiếu đó trong một khoảng thời gian nhất định. Stochastic thể hiện tín hiệu giao dịch dựa trên cơ sở:

  • Khi giá tăng, giá đóng cửa có xu hướng tiền đến gần biên trên của khung giá.
  • Khi giá giảm, giá đóng cửa có xu hướng tiến gần bên dưới của khung giá đó.

Kết hợp với khả năng đo lường, nhận biết xu hướng của MACD, sự kết hợp của Stochastic và MACD giúp nhà đầu tư có những phân tích chính xác hơn về xu hướng giá và thời điểm giá đảo chiều, cụ thể:

  • Khi chỉ báo kết hợp giữa MACD và Stochastic cao trên mức 10 => tín hiệu quá mua => Cân nhắc bán.
  • Khi chỉ báo kết hợp giữa MACD và Stochastic thấp hơn mức -10 => tín hiệu quá bán => Cân nhắc điểm mua hợp lý.

Trên đây là những phân tích về chỉ báo MACD và hướng dẫn cách sử dụng MACD trong giao dịch chứng khoán mang lại hiệu quả cao. Hãy theo dõi ZaloPay để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về phân tích kỹ thuật trong đầu tư tài chính!

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button