Đường MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD trong giao dịch chứng khoán
MACD là một chỉ báo kỹ thuật quen thuộc với các trader và nhà đầu tư chứng khoán. Nắm được cách sử dụng đường MACD để phân tích thị trường sẽ giúp giao dịch chính xác và hiệu quả.
1. Đường MACD là gì?
Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) có nghĩa là Trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một trong những chỉ báo có thể xác định xu hướng giá thông qua 2 yếu tố là hội tụ, phân kỳ, đồng thời xác định mức độ mạnh/yếu của xu hướng tăng hay giảm giá.
MACD là chỉ báo cơ bản mà các trader và nhà đầu tư cần nắm rõ
Chỉ báo MACD được tạo ra và phát biển bởi Gerald Appel vào năm 1979. MACD phản ánh biến động và cung cấp tín hiệu mua bán của thị trường và là loại chỉ báo muộn, dựa trên dữ liệu đã trong quá khứ để định giá.
2. Các yếu tố phần cấu thành đường MACD
Cấu tạo của chỉ báo MACD bao gồm các đường sau:
– Đường MACD = EMA (12) – EMA (26)
– Đường Signal: Là đường EMA (9) của đường MACD
– Histogram = Đường MACD – Đường Signal
Các đường chỉ báo MACD trên đồ thị
Hướng dẫn cách cài đặt đường MACD trên MT4:
Bước 1: Mở ứng dụng MT4, tại mục Navigator > Indicators > Oscillators. Hoặc chọn Insert > Indicators > Oscillators để thêm chỉ báo MACD.
Bước 2: Điền các thông số SMA và EMA vào các ô tương ứng, nhấp OK để hoàn thành thiết lập.
3. Ý nghĩa của đường MACD trong giao dịch chứng khoán
Hiểu rõ ý nghĩa của đường Trung bình động hội tụ phân kỳ sẽ giúp các nhà đầu tư sử dụng hiệu quả. Sau đây là một số ý nghĩa quan trọng của chỉ báo này:
Dự báo về xu hướng giá khi đường MACD giao với đường tín hiệu
Bộ chỉ báo này có 2 đường, màu xanh là đường MACD, mà đỏ là đường tín hiệu. Dựa vào sự giao nhau của 2 đường này để phân tích và dự đoán xu hướng giá.
– Đường MACD giao đường tín hiệu từ dưới lên>>> Báo hiệu giá sẽ tăng hơn mức hiện tại. Đây là tín hiệu nên mua vào.
– Khi đường MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống dưới >>> Báo hiệu giá thị trường đang trên đà giảm. Lúc này nên vào lệnh bán.
Trung bình động hội tụ phân kỳ giúp dự đoán xu hướng giá thị trường sắp tới
Dựa vào phân kỳ/hội tụ để xác định diễn biến giá
Thông thường, khi giá đi lên thì đường MACD sẽ đi lên và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ và người ta gọi đó là hội tụ và phân kỳ.
Hội tụ: 2 đường màu xanh đi sát lại gần nhau. Lúc này giá đi xuống còn đường Trung bình động hội tụ phân kỳ đi lên. Đây là dấu hiệu giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng và là thời điểm vào lệnh mua tốt nhất.
Phân kỳ: 2 đường màu đỏ đi xa nhau – giá đi lên nhưng MACD lại đi xuống: Dấu hiệu giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm và là thời điểm nên bán ra.
4. Cách nhận biết đường MACD trong giao dịch chứng khoán
Cách nhận biết được đường chỉ báo MACD đơn giản nhất là dựa vào màu sắc. Đường MACD có màu xanh, còn đường tín hiệu màu đỏ. Dựa vào vị trí và sự chuyển động của các đường EMA để xác định dạng phân kỳ hay hội tụ. Nếu hai đường chuyển động ra xa nhau là diễn ra sự phân kỳ, khi hai đường chuyển động lại gần thì đó là hội tụ.
Khi MACD mang giá trị dương, đường EMA ngắn nằm trên đường EMA dài. Hai đường này càng xa nhau thì càng chứng tỏ đường Moving Average Convergence Divergence có mức tăng giá trị dương lớn và là tín hiệu tăng mạnh của thị trường.
Ngược lại, Khi MACD âm thì đường EMA ngắn nằm dưới EMA dài. Lúc này nếu khoảng cách giữa hai đường EMA càng lớn thì giá càng giảm mạnh, giảm rõ rệt.
5. Cách tính đường MACD
MACD là giá trị tìm được khi lấy đường EMA 12 ngày (trung bình động 12 ngày) trừ đi EMA 26 ngày. Công thức tính MACD như sau:
MACD = EMA 12 – EMA 26
Trong đó:
• EMA 12, EMA 26 là đường trung bình động theo lũy thừa chu kỳ 12 ngày và 16 ngày.
• Đường tín hiệu của MACD = Đường EMA(9)
• Histogram = MACD – đường tín hiệu
6. Cách đọc chỉ báo MACD chính xác
MACD là thước đo sự thay đổi động lượng giữa trung bình giá cổ phiếu trong ngắn hạn và dài hạn, biểu thị sự tương tác giữa hai đường EMA trên biểu đồ giá. Do đó, nhà đầu tư cần nắm được cách đọc chỉ báo trung bình động hội tụ phân kỳ để hiểu sơ bộ diễn biến trên thị trường chứng khoán.
MACD > 0: Đường EMA 12 ngày > đường EMA 26 ngày
MACD < 0: Đường EMA 12 ngày < đường EMA 26 ngày
Biết cách đọc chỉ báo MACD giúp hiểu rõ tình hình thị trường
MACD > 0 và tăng: Nghĩa là giá đang đà tăng
MACD > 0 và giảm: Đà tăng giá đang chậm lại
MACD < 0 và giảm: Đà giảm đang trăng
MACD < 0 và tăng: Nghĩa là đà giảm chậm lại.
7. Cách giao dịch chứng khoán hiệu quả nhờ đường MACD
Cách giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal
Đây là trường hợp cơ bản nhất mà các nhà đầu tư cần lưu ý để giao dịch đạt hiệu quả cao. MACD cắt đường Signal từ trên xuống cho thấy thị trường đang có xu hướng giảm và là tín hiệu đặt lệnh SELL.
Ngược lại, khi MACD cắt đường Signal từ dưới lên thì nên vào lệnh BUY để kiếm lợi nhuận bởi đó là dấu hiệu thị trường sẽ tăng trong thời gian tới.
Cách giao dịch chứng khoán khi MACD cắt đường Signal
Cách giao dịch khi Histogram chuyển từ dương sang âm/âm sang dương
Histogram = Đường MACD – Đường Signal
Từ công thức trên ta thấy khi đường Histogram chuyển từ âm sang dương (từ đỏ sang xanh) là biểu hiện thị trường đang tăng điểm, nên đặt lệnh BUY.
Khi Histogram chuyển từ dương sang âm (từ xanh sang đỏ) thì nhà đầu tư nên đặt lệnh SELL.
Cách giao dịch khi đường MACD chuyển từ âm sang dương/dương sang âm
Cần lưu ý sự tương quan giữa đường MACD với trục Zero. Nếu MACD cắt đường Zero từ dưới lên nghĩa là thị trường có dấu hiệu tăng giá nên đặt lệnh MUA.
Ngược lại, Trung bình động hội tụ phân kỳ cắt đường Zero từ trên xuống là biểu hiện thị giảm – nên đặt lệnh BÁN.
Kết hợp chỉ báo MACD với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác để có dự đoán chuẩn
Cách giao dịch khi đường MACD tạo ra phân kỳ/hội tụ
Khi đỉnh giá sau cao hơn đỉnh giá trước nhưng đỉnh của MACD sau lại thấp hơn đỉnh MACD trước có nghĩa là thị trường có xu hướng tăng nhưng xu hướng này đang yếu dần và thị trường sắp đảo chiều. Lúc này, nhà đầu tư nên chờ MACD phân kỳ/hội tụ xuất hiện hoặc chờ tín hiệu xác nhận từ điểm giao cắt giữa MACD và đường Signal.
Tiếp theo, hãy vẽ đường xu hướng cho chiều hướng tăng giá hiệu tại, nếu xuất hiện phân kỳ/hội tụ nhưng giá chưa đảo chiều thì chưa nên vội giao dịch. Hãy chờ tín hiệu cho thấy giá chuẩn bị đảo chiều để đặt lệnh. Bạn cũng có thể đặt ngưỡng hỗ trợ/kháng cự tại vùng đỉnh hoặc đáy.
Khi thị trường có xu hướng giảm và xuất hiện phân kỳ/hội tụ, nhà đầu tư cần xem xét giá tăng hay giảm, Đường Histogram đang chuyển từ âm sang dương hay ngược lại.
Kết hợp MACD với mô hình nến đảo chiều
Với sự kết hợp này, những thời điểm sau đây là lúc xem xét đặt lệnh tốt nhất:
– Khi đồ thị xuất hiện các đáy và các đỉnh cao liên tiếp nhau thể hiện xu hướng tăng còn kéo dài.
– Phân kỳ diễn ra Sau khi hình thành mô hình nến Doji.
– Tại đỉnh xuất hiện nến đảo chiều
Khi 3 hiện tượng này xuất hiện đồng thời cho thấy bên mua đang muốn đẩy giá lên nhưng khó khăn bởi bên bán lại đang có vị thế áp đảo.
Kết hợp MACD và Stochastic
Stochastic có nhiệm vụ đo lường động lượng của giá, so sánh giá đóng cửa với phạm vi giá của cổ phiếu đó trong khoảng thời gian nhất định. Stochastic luôn đổi hướng trước khi giá có dấu hiệu:
– Khi giá tăng, giá đóng cửa có xu hướng tiến lên trên khung giá.
– Khi giá giảm, giá đóng cửa có xu hướng tiến xuống dưới khung giá.
Kết hợp MACD và Stochastic giúp nhà đầu tư đánh giá thị trường chính xác cao, dễ dàng xác định trước xu hướng giá thay đổi cũng như thời điểm giá đảo chiều chính xác hơn, chi tiết hơn:
Kết hợp MACD với RSI
Hai chỉ số này khi được kết hợp sẽ cung cấp một cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về thị trường chứng khoán.
Cả hai chỉ số này đều đo lường động lượng trên thị trường nhưng các yếu tố hướng đến lại khác nhau nên nhiều khi đưa ra dự đoán khác nhau. Tuy nhiên, khi tín hiệu của cả hai đồng nhất thì mức độ tin cậy rất cao.
Có thể nói hai chỉ báo này bổ sung thông tin cho nhau, RSI dự đoán xu hướng giá để nhận biết điểm quá mua/quá bán còn MACD giúp nhận biết xu hướng giá cà cách vào lệnh.
8. Những hạn chế của đường MACD
Phân tích thị trường bằng MACD vẫn tồn tại một vài hạn chế dưới đây:
Sự phân kỳ hay hội tụ có thể là dấu hiệu thị trường đổi chiều nhưng khó tránh việc có lúc gây nhầm lẫn và tổn thất cho nhà đầu tư.
Cần thực hành và trải nghiệm phân tích MACD nhiều để có thêm kinh nghiệm
Nhà đầu tư thường thiết lập các chỉ số MACD theo sở thích và mục đích khác nhau, bởi vậy số liệu thu được cũng mang tính chủ quan và kém thực tế. Các chỉ số Moving Average Convergence Divergence dễ xảy ra sự trễ nhịp giao nhau giữa các trung bình động, do vậy tín hiệu cũng thường xuất hiện chậm hơn so với xu thế của thị trường.
Chỉ báo MACD chỉ được sử dụng hiệu quả khi nhà đầu tư có sự nhạy bén với thị trường và nắm được khung thời gian phù hợp nhất. Do đó cách này thường đòi hỏi nhà đầu tư có kinh nghiệm, không thích hợp với những người mới, chưa hiểu về thị trường.
9. Những lưu ý khi dùng chỉ báo MACD
Lưu ý về thời gian: Cần phân tích đồ thị theo cả khung thời gian dài hạn và ngắn hạn để có thể phát huy được hiệu quả nhất ý nghĩa của Moving Average Convergence Divergence. Để giao dịch hàng ngày, bạn có thể sử dụng nến tuần, hoặc kéo dài thêm thời gian để có kết quả lớn nhất.
Zero Crossover: Là sự giao cắt giữa đường MACD với đường ngang. Để biết nên giao dịch thế nào cần phân tích từng tình huống. Nếu có thay đổi từ âm sang dương nghĩa là giá sẽ tăng và ngược lại.
Cần kết hợp nhiều chỉ báo để loại bỏ tín hiệu gây nhiễu
Tín hiệu nhiễu và nguyên lý xác suất: Bất kỳ chỉ báo nào cũng có thể bị nhiễu bởi các yếu tố trên thị trường, nếu không cẩn thận truy xét và phân tích sẽ dễ rủi ro thậm chí thua lỗ nặng. Do vậy, nhà đầu tư cần trau dồi thêm cách sử dụng các chỉ báo khác để dùng đan xen nhau.
Sử dụng MACD trong giao dịch chứng khoán rất phổ biến, thế nhưng cũng như bất cứ chỉ báo nào, Moving Average Convergence Divergence cũng có sự sai lệch vừa đến từ nguyên nhân chủ quan, vừa đến từ khách quan. Vì vậy, để giao dịch hiệu quả với MACD, trader/nhà đầu tư cần liên tục học hỏi, trau dồi kinh nghiệm phân tích thị trường. TOPI mong rằng, bạn có thể giao dịch một cách thận trọng và hiệu quả thông qua việc phân tích kỹ thuật. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Phân tích kỹ thuật là gì? Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán