Chỉ số DXY là gì? Chỉ số DXY tác động đến TTTC ra sao?
USD hiện đang là loại tiền tệ được sử dụng nhiều trên thế giới. Gắn liền với USD là chỉ số DXY – chỉ số đo lường giá trị với các loại tiền tệ khác. Hãy cùng tìm hiểu về chỉ số DXY và các yếu tố tác động đến chỉ số này qua bài viết dưới đây.
Chỉ số DXY là gì?
Chỉ số DXY hay còn gọi là USD Index, là chỉ số đo lường sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với 6 loại tiền tệ khác. Nó thường được gọi là rổ tiền tệ của những đối tác thương mại lớn của Mỹ. Do đó, sự thay đổi của các loại tiền tệ này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chỉ số USD Index.
Lịch sử hình thành nên chỉ số DXY
Chỉ số DXY được tạo ra vào tháng 3 năm 1973 và được quản lý bởi ICE Futures US từ năm 1985, ngay sau khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods bị tháo dỡ. Khi bắt đầu, giá trị của USD là 100.000. DXY đã đạt mức giao dịch cao nhất 164.720 vào tháng 2 năm 1985 và thấp nhất là 70.698 vào ngày 16 tháng 3 năm 2008.
Cấu tạo của rổ tiền tệ chỉ bị thay đổi một lần vào đầu năm 1999, khi một số đồng tiền Châu Âu được thay thế bằng đồng Euro.
Ngoài ra, một số nhà bình luận cho rằng cấu tạo của rổ tiền tệ đã quá hạn để sửa đổi. Như Trung Quốc, Mexico, Brazil,…là các đối tượng thương mại lớn lại không nằm trong chỉ số, trong khi Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển vẫn tiếp tục là một phần của chỉ số.
Các thành phần cấu tạo của chỉ số DXY
Chỉ số DXY được cấu tạo bởi 6 thành viên chính, cụ thể:
- EUR – Euro (57.6%)
- JPY – Yên Nhật (13.6%)
- GBP – Bảng Anh (11.9%)
- CAD – Đô la Canada (9.1%)
- SEK – Krona Thuỵ Điển (4.2%)
- CHF – Franc Thuỵ Sĩ (3.6%)
Có thể thấy rằng đồng Euro chiếm ưu thế và trọng số lớn hơn hẳn so với các đồng tiền còn lại. Đồng Euro có sức ảnh hưởng lớn đến chỉ số DXY bởi các nước Châu Âu là những đối tác thương mại chính của Mỹ. Vì vậy giữa họ có sự giao thoa về kinh tế và có sức ảnh hưởng đến chính sách tiền lẫn nhau.
Những yếu tố gây ra tác động đến chỉ số DXY
- Cung cầu của đồng USD
Chỉ số DXY bị ảnh hưởng bởi cung và cầu của đồng USD và 6 loại tiền tệ kể trên. Chỉ số này giúp các nhà đầu tư đưa ra những phán đoán về sự tăng, giảm của USD trong tương lai.
- Chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến cung và cầu của các đồng tiền, đặc biệt là lãi suất.
Ví dụ: Khi FED giảm lãi suất, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu mua đồng đô la Mỹ và tạo ra quy luật cung cầu trên thị trường tiền tệ, điều này đã tác động đến giá trị của đồng đô la Mỹ dẫn đến đồng USD bị mất giá hơn. Ngược lại, khi FED tăng lãi suất thì giá trị của đồng đô la Mỹ cũng sẽ tăng theo.
- Lạm phát
Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Khi lạm phát xảy ra nhà nước sẽ tăng lãi suất lên, giữ cho đồng đô la Mỹ trở lại vị trí ban đầu.
- Tăng trưởng kinh tế
Chỉ số DXY có mối quan hệ mật thiết tới sự tăng trưởng kinh tế của các nước. Vì vậy, khi nền kinh tế bị biến động thì chỉ số DXY cũng sẽ biến đổi theo.
Cách đọc biểu đồ USD INDEX và chỉ số DXY
Chỉ số USD INDEX đo lường giá trị của đồng đô la Mỹ so với số cơ bản để so sánh là 100.00. Cần chú ý rằng chỉ số này chỉ được tính 24 giờ một ngày với 5 ngày trong tuần, 286 ngày trong năm.
Ví dụ: Tại một thời điểm nào đó, bạn xem biểu đồ USD INDEX thấy chỉ số này có giá trị là 106,98 thì có nghĩa là USD INDEX đã tăng 6,98% so với thời điểm ban đầu. Hay nếu chỉ số có giá trị 67,3 thì có nghĩa là USD INDEX đã giảm 32,7% so với thời điểm ban đầu.
Chỉ số DXY thay đổi làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính như thế nào?
Những ảnh hưởng của chỉ số DXY lên thị trường tài chính quốc tế
Ảnh hưởng của DXY đến thị trường Bitcoin (Crypto)
Bitcoin (BTC) và USD có mối tương quan tỉ lệ nghịch với nhau do BTC và vàng thuộc cùng một loại tài sản được những người tham gia thị trường theo dõi sát sao. Hiểu rằng khi đồng USD tăng thì BTC sẽ giảm và ngược lại.
Ảnh hưởng của DXY đến thị trường ngoại hối (Forex)
USD được sử dụng rộng rãi và được coi là đồng tiền chung để trao đổi với tất cả tài sản và hàng hoá. Vì thế mà chỉ số DXY có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Forex. Dựa vào sự biểu thị của cặp tỷ giá mà nhà đầu tư có thể cân nhắc có nên đầu tư hay không.
Ảnh hưởng của DXY đến thị trường chứng khoán
Chỉ số DXY có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia và tác động đến nhiều ngành nghề, doanh nghiệp theo mức độ khác nhau.
Ảnh hưởng của DXY đến thị trường Vàng
Hiện nay, Vàng vẫn được coi là loại tiền tệ được các ngân hàng dự trữ và đầu tư. Ngoài ra, Vàng cũng là loại tài sản được mang ra để trao đổi.
Ví dụ: Khi đồng USD tăng giá thì nhiều người có xu hướng đổi vàng mua USD. Ngược lại, khi đồng USD mất giá thì nhiều người sẽ đổi USD để mua vàng nhằm đảm bảo tài sản của mình.
>>>Xem thêm: Giải mã mối quan hệ giữa giá vàng và USD
Chỉ số DXY có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt nam không?
Như đã phân tích ở trên thì chỉ số USD có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chỉ số này tác động đến nhiều ngành nghề và doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau. Nghĩa là có doanh nghiệp được hưởng lợi khi đồng USD tăng giá và ngược lại sẽ có doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi đồng USD tăng. Cụ thể:
Những doanh nghiệp được hưởng lợi khi đồng USD tăng:
Là những doanh nghiệp thanh toán bằng đồng USD như hàng dệt may, thuỷ sản, gỗ. Do đó, cổ phiếu của những doanh nghiệp này sẽ được hưởng lợi (Ví dụ: GIL, VHC,…). Ngoài ra, những doanh nghiệp vay nợ bằng loại tiền tệ khác trong rổ tiền tệ của USD cũng được hưởng lợi do USD tăng thì loại tiền tệ này sẽ bị mất giá (Ví dụ: ACV, TMS,…)
Những doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi đồng USD tăng:
Những doanh nghiệp nhập khẩu từ Mỹ về sẽ gặp khó khăn vì đồng USD tăng giá, chủ yếu ở các ngành như: hoá chất, dược phẩm,…
Cổ phiếu của những doanh nghiệp có tỷ trọng vay nợ USD cao trên tổng tài sản cũng gặp bất lợi khi đồng USD tăng giá. Lý do là vì việc vay nợ USD khiến họ bị lỗ tỷ giá, dẫn đến tăng chi phí tài chính và làm cho lợi nhuận sau thuế giảm.
Trên đây là toàn bộ bài phân tích về chỉ số DXY là gì cùng những ảnh hưởng của nó tới thị trường tiền tệ. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi DNSE để cập nhật thêm các kiến thức hữu ích khác!