Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay 18/7 mới nhất
Thị trường chứng khoán Mỹ có tên viết tắt là NASDAQ (National Association of Securities Dealers Automated Quotations system), đóng vai trò là thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến những thông tin liên quan.
Thị trường chứng khoán Mỹ là gì?
Thị trường chứng khoán Mỹ còn có tên gọi khác là thị trường phố Wall – nơi tập trung những giao dịch đầu tiên của nước Mỹ từ năm 1864, đồng thời hiện nay cũng là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới, với hơn 80% các giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ. Năm 1962 đã trở thành thị trường chứng khoán quốc gia.
Ngoài 14 sở giao dịch chứng khoán ở thị trường tập trung, Mỹ còn phát triển nhiều thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC), trong đó có cả NASDAQ.
Diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng sau khi dữ liệu lạm phát mới nhất cho thấy áp lực giá cả đã chậm lại trong tháng 5, giúp nhà đầu tư thêm lạc quan về triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm ngừng nâng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6.
Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 13/6, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng 146 điểm, tương đương 0,43% và đóng cửa ở mức 34.212 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,69% và chốt phiên với 4.369 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite đi lên 0,83%, đạt 13.573 điểm.
Cả S&P 500 và Nasdaq đều ghi nhận mức đỉnh mới trong vòng 13 tháng vào phiên giao dịch ngày 13/6, sau khi vừa lập kỷ lục vào ngày 12/6. Hiện tại, chỉ số S&P 500 đã tăng khoảng 25% so với mức thấp nhất trong tháng 10 năm ngoái, vượt qua định nghĩa cơ bản về thị trường giá lên.
Thị trường hôm 13/6 đã phản ứng tích cực với dữ liệu lạm phát mới nhất. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 5 đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái – đánh dấu tốc độ thấp nhất kể từ tháng 3/2021.
Theo ông David Bahnsen, Giám đốc đầu tư của Bahnsen Group, dữ liệu CPI xuống thấp nhất trong hơn hai năm là bằng chứng cho thấy lạm phát đã bị “đánh bại”.
Dữ liệu “cho thấy lạm phát đã bị đánh bại”, ông nói. “Hầu hết lạm phát mà chúng ta đang chứng kiến đều đến từ nhà ở, nhưng phải mất thời gian để giá nhà giảm ảnh hưởng tới CPI. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát 4% hiện nay thực sự gần với mục tiêu 2% của Fed”.
Ông Bahnsen cho rằng thị trường trái phiếu cũng đang đồng ý với nhận định rằng lạm phát đã bị hạ gục và dự báo Fed sẽ tạm ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp vào 13-14/6.
Xem thêm: Bản tin chứng khoán doanh nghiệp
Các yếu tố ‘thúc giá’ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ
Kể từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán Mỹ đã có đợt tăng ấn tượng khoảng 8%. Tuy nhiên, mức tăng đó có thể còn cao hơn nữa từ giờ đến cuối năm bởi một số yếu tố khách quan.
Xung đột Nga, Ukraine và NATO kết thúc
Việc xung đột Nga – Ukraine chấm dứt sẽ giúp xoa dịu căng thẳng địa chính trị và giảm bớt lo ngại về chuỗi cung ứng liên quan đến một số mặt hàng.
Tình trạng nhập cư và Chat GPT khiến giảm phát quay trở lại
Số người nhập cư vào Mỹ gia tăng và khả năng ChatGPT giúp tiết kiệm thời gian cho một số công việc nhất định là những nguyên nhân kết hợp giúp giảm lạm phát, kéo theo Cục Dự trữ Liên bang ngừng tăng lãi suất.
Tăng cường chi tiêu cho công nghệ
Khi ChatGPT tạo nên làn sóng mới, nhiều công ty công nghệ sẽ chi tiền để bắt kịp xu thế. Và đó sẽ là tin tốt cho nền kinh tế.
Văn hoá cứu trợ tài chính mới
Giới chức Mỹ đang có xu hướng chi ra rất nhiều tiền khi một cú sốc nền kinh tế lớn xảy ra. Vậy không có lý do gì mà họ từ chối làm vậy trong tương lai.
Quyết định từ các nhà hoạch định chính sách
Không chỉ Quốc hội làm mọi thứ trong khả năng để giảm thiểu tác động của suy thoái kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng có các công cụ mạnh mẽ để thử nghiệm và kích thích nền kinh tế.
Quan điểm cổ phiếu ít nguy hiểm hơn trái phiếu
Nếu cổ phiếu một lần nữa được coi là giải pháp thay thế tốt hơn trái phiếu, thì điều đó có thể thúc đẩy dòng tiền tăng đột biến đổ vào loại tài sản này.
Theo chiến lược gia Hartnett, nếu bất kỳ điều bất ngờ nào xảy ra, nó có thể giúp nền kinh tế tránh được suy thoái hoặc hạ cánh mềm, thay vì hạ cánh cứng. Cuối cùng, nó sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán.
Song, vẫn còn một số rủi ro cản trở các nhà đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu. Ông Hartnett cho biết những rủi ro đó bao gồm nền kinh tế hạ cánh cứng, những bất ổn ngành ngân hàng và xung đột địa chính trị tiềm tàng.
Để đo lường xem nền kinh tế sẽ hạ cánh cứng hay mềm, vị chiến lược gia khuyến nghị các nhà đầu tư theo dõi hành động giá của trái phiếu lợi suất cao, cổ phiếu ngành xây dựng và chỉ số bán dẫn.
Nếu iShares High Yield Bond ETF (HYG) giao dịch trên 73, SPDR Homebuilders ETF (XHB) giao dịch trên 70 và Chỉ số bán dẫn Philadelphia (SOX) vượt 2.900 điểm, điều đó báo hiệu một cuộc hạ cánh mềm hoặc không có suy thoái xảy ra. Và ngược lại.
Cho đến nay, hai trong ba tín hiệu cho thấy một nền kinh tế khả quan phía trước. Ngày 14/4, HYG giao dịch ở mức 75,28 USD và SOX giao dịch ở mức 3.070 điểm. Trong khi đó, XHB giao dịch ở mức 67 USD.