Lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. Vận tốc tức thời – Chuyển động thẳng biến đổi đều 1. Vận tốc tức thời:
Vận tốc tức thời của một vật tại một điểm cho ta biết tại điểm đó vật chuyển động nhanh hay chậm.
(v=dfrac{Delta s}{Delta t})
2. Véc tơ vận tốc:
Véc tơ vận tốc của một vật tại một điểm là một đại lượng véc tơ có:
– Gốc tại vật chuyển động
– Phương và chiều là phương và chiều của chuyển động
– Độ dài biểu diễn độ lớn của vận tốc theo một tỉ lệ xích nào đó. Véc tơ vận tốc được dùng để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương, chiều.
Lưu ý: Khi nhiều vật chuyển động trên một đường thẳng theo hai chiều ngược nhau, ta phải chọn một chiều dương trên đường thẳng đó và quy ước như sau:
+ Vật chuyển động theo chiều dương có v > 0.
+ Vật chuyển động ngược chiều dương có v < 0.
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
+ Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian là chuyển động nhanh dần đều.+ Chuyển động thẳng có độ lớn vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian là chuyển động giảm dần đều.
– Gia tốc:
– Phương trình tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều
Trong đó:
+ x0 : tọa độ ban đầu của chất điểm
+ v0: Vận tốc của chất điểm tại thời điểm ban đầu (tại t = 0)
+ t: thời gian chuyển động
– Phương trình vận tốc:
Trong đó:
+ v0: Vận tốc của chất điểm tại thời điểm ban đầu (tại t = 0)
+ a: gia tốc
+ t: thời gian chuyển động
– Hệ thức độc lập thời gian:
1. Đồ thị tọa độ theo thời gian (x – t)
Là nhánh parabol
2. Đồ thị vận tốc theo thời gian (v – t)
Là đường thẳng xiên góc.
Hệ số góc của đường biểu diễn v – t bằng gia tốc của chuyển động: (a = tan alpha = frac{{v – {v_0}}}{t})
3. Đồ thị gia tốc theo thời gian (a – t)
Là đường thẳng song song với trục Ot