Kiến thức

CIB là gì? Quy trình công việc của CIB ngân hàng thương mại

CIB là thuật ngữ còn khá mới mẻ đối với những người không làm việc trong ngân hàng, đặc biệt khi nó gây nhiều sự khó hiểu bởi đó có thể là một vị trí công việc nhưng cũng có thể dùng để chỉ một khối khách hàng. Để giải đáp cũng như hiểu hơn về CIB là gì? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau!

CIB là gì?

CIB (Corporate and Institutional Banking) là vị trí công việc tại ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (MB), được xem là chuyên viên quan hệ nhóm đối tượng khách hàng cực lớn. Tại ngân hàng, vị trí CIB thường xuyên được tuyển dụng. Tuy vậy, nhưng trong khía cạnh khác CIB lại mang nghĩa là một nhóm khách hàng lớn tiềm năng của ngân hàng

CIB là gì? Quy trình công việc của CIB ngân hàng thương mại - Ảnh 1
CIB là gì?

Xem thêm: ALM là gì? Vì sao ngân hàng cần có ALM?

Quy trình công việc của chuyên viên quan hệ khách hàng CIB

Vốn là một vị trí mang tính chủ lực, có vai trò lớn tại ngân hàng, dưới đây là các công việc điển hình của vị trí CIB:

CIB là gì? Quy trình công việc của CIB ngân hàng thương mại - Ảnh 2
Quy trình công việc của chuyên viên quan hệ khách hàng CIB

Xem thêm: Nhân viên hỗ trợ tín dụng là gì? Cần nắm những nghiệp vụ cơ bản nào?

Bước 1: Tìm hiểu sản phẩm

Thực tế, có rất chuyên viên quan hệ khách hàng CIB thường bỏ qua hoặc không tìm hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ trước khi giới thiệu, mà hay chú trọng vào việc chinh phục khách hàng nhiều hơn.

Chuyên gia chia sẻ  Cách đăng ký Telegram trên máy tính và điện thoại DỄ DÀNG

=> Đó là một sai lầm lớn, vì chỉ khi hiểu được rõ thông tin sản phẩm/dịch vụ, nắm bắt được định hướng của ngân hàng thì việc hướng đến khách hàng mục tiêu sẽ càng đúng và hiệu quả hơn.

Bước 2: Tìm kiếm khách hàng

Sau khi tìm hiểu sản phẩm thì bước tìm kiếm phân khúc khách hàng mục tiêu là việc quan trọng, nên được ưu tiên. Xác định rõ được:

  • Đối tượng khách hàng là ai?
  • Có đặc điểm gì?
  • Nhu cầu như thế nào?
  • Nên sử dụng phương thức nào để tiếp cận với khách hàng

=> Từ đó quá trình bán hàng sẽ được đẩy mạnh, tiếp cận và chốt sản phẩm/dịch vụ với nhiều khách hàng tiềm năng

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Nhóm khách hàng của chuyên viên quan hệ khách hàng CIB đều là các doanh nghiệp lớn đến cực lớn, vì vậy việc tiếp cận không hề đơn giản. Đòi hỏi cần trang bị các kỹ năng cần thiết và sự nhạy bén, linh hoạt để có thể tiếp cận được khách hàng hiệu quả nhất.

Bước 4: Tư vấn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Dựa vào những nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng, thực hiện giới thiệu và tư vấn sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Đặc biệt, lưu ý đảm bảo việc ký hợp tác đều mang lợi ích cân bằng cho cả 2 bên.

Bước 5: Chốt hợp đồng

Đây cũng là bước rất quan trọng, cần sự cẩn thận và linh hoạt của chuyên viên quan hệ khách hàng CIB khi thực hiện tính thời điểm, thời gian, tâm lý, thái độ của khách để việc chốt hợp đồng diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.

Chuyên gia chia sẻ  Tìm hiểu về Top 11 sàn DEX tốt nhất 2024

Bước 6: Chăm sóc khách hàng

Việc chăm sóc khách hàng sau khi đã ký hợp đồng là bước cuối cùng không nên bỏ qua. Đề cao chính sách chăm sóc hậu mãi sẽ gây ấn tượng tốt đối với các doanh nghiệp, tăng lợi thế lớn trên thị trường nhiều sự cạnh tranh.

Mức thu nhập của chuyên viên quan hệ khách hàng CIB

Vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng CIB tại ngân hàng sẽ được tiếp xúc với rất nhiều đối tác khách hàng lớn và sau mỗi hợp đồng được ký kết thành công, doanh thu họ đem về cho ngân hàng là không nhỏ. Vì vậy, mức thu lương mà họ được nhận lại rất hấp dẫn, tương xứng với năng lực làm việc hiệu quả.

Trung bình thu nhập chuyên viên quan hệ khách hàng CIB sẽ dao động trong khoảng từ 8 – 15 triệu đồng/tháng

=> Ngoài mức lương cứng, nếu làm tốt còn được nhận thêm các khoản lương thưởng, trợ cấp, các đãi ngộ,…..

Xem thêm: Tổng hợp mức lương ngân hàng trên toàn quốc mới nhất

Để đạt được thành công ở vị trí CIB cần có những yếu tố nào?

Vốn được xem là một vị trí công việc mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn, là vị trí mà rất nhiều người mơ ước, để có thể theo đuổi thành công công việc này, những điều yếu tố sau đây không nên bỏ qua:

CIB là gì? Quy trình công việc của CIB ngân hàng thương mại - Ảnh 3
Để đạt được thành công ở vị trí CIB cần có những yếu tố nào?

Xem thêm: Cách viết CV xin việc ngân hàng cực chuẩn, đảm bảo nộp đâu trúng đó

Kiến thức chuyên môn

  • Để làm việc tại vị trí CIB rất khó, nên yêu cầu về kiến thức chuyên môn cũng sẽ cao hơn so với các vị trí khác, cụ thể:
  • Đạt bằng khá/giỏi/xuất sắc tại các chuyên ngành và trường đại học uy tín: Thương mại, kinh tế, tài chính ngân hàng,…
  • Sở hữu chứng chỉ MBA
  • Có thể sử dụng tốt ngoại ngữ trong khi giao dịch với khách ahangf
Chuyên gia chia sẻ  Authority là gì? Hướng dẫn cách xây dựng authority từ A đến Z

Kinh nghiệm làm việc

  • Có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên tại vị trí công việc tương đương
  • Hoặc có thể đã có kinh nghiệm tại các vị trí khác trong ngân hàng

Ngoại hình

Tính chất công việc phải trực tiếp, tiếp xúc với các đối tác khách hàng là doanh nghiệp lớn nên ngoại hình là một trong những yếu tố cũng rất cần lưu ý. Một phong thái làm việc chuyên nghiệp, ngoại hình chỉnh chu có thiện cảm, sẽ vừa gây được thiện cảm với đối tác vừa thể hiện được sự tôn trọng với họ.

Kỹ năng cần thiết

Ngoài kiến thức chuyên môn, chuyên viên quan hệ khách hàng CIB còn cần phải trang bị các kỹ năng sau đây để hỗ trợ tốt nhất trong công việc:

  • Kỹ năng chốt sales
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng thuyết phục
  • …..

Trên đây là thông tin chia sẻ xoay quanh về CIB là gì? Mong rằng với những giải đáp trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí công việc này. Hãy trang bị cho mình đầy đủ những yếu tố cần thiết để có theo đuổi vị trí này thành công nhất nhé. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button