CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN KNA
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhiều công ty sử dụng Chứng nhận Phân tích (COA) để chứng minh sản phẩm của mình đáp ứng các yêu cầu/tiêu chuẩn. Trong bài viết này hãy cùng KNA CERT tìm hiểu Giấy COA là gì và giấy chứng nhận COA có tác dụng như thế nào trong xuất nhập khẩu.
CERTIFICATE OF ANALYSIS LÀ GÌ?
“Certificate Of Analysis” dịch sang tiếng Việt là “Giấy chứng nhận phân tích”, là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, hay còn gọi là Giấy chứng nhận COA hoặc Giấy chứng nhận C/A. COA là giấy phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận xem hàng hóa xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không. Certificate Of Analysis cũng được coi là giấy xác minh và phân tích sản phẩm. Giấy COA là tài liệu do người bán cung cấp về các thành phần và đặc tính của sản phẩm.
NHỮNG SẢN PHẨM CẦN CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN COA LÀ GÌ?
Gần như tất cả các sản phẩm khi xuất khẩu đều cần phải có giấy chứng nhận COA, một số sản phẩm có thể kể đến như:
- Thức ăn như thịt, hoa quả, gạo,…
- Các loại gia vị như tiêu, muối, đường,…
- Các loại hóa chất như axit, clo,…
- Các loại mỹ phẩm như kem trị mụn, chống nắng, son phấn,…
- Thuốc, dược phẩm và thực phẩm chức năng
- Loại đồ uống có chứa cồn như rượu vang, rượu nho,…
- …
CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT TRONG GIẤY CHỨNG NHẬN COA
Chứng nhận COA được cơ quan có chức năng phân tích chất lượng thông qua các thành phần hóa học, tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số cho phép hay không.
NỘI DUNG TRÊN CERTIFICATE OF ANALYSIS
- Hạn sử dụng: Hạn sử dụng biểu thị khoảng thời gian thực tế mà sản phẩm đã thiết lập và xác định bằng các nghiên cứu ổn định hay chính là ngày hết hạn của sản phẩm.
- Ngày thử lại: Là ngày mà doanh nghiệp cần mang mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm để phân tích lại. Qua quá trình phân tích, sự thay đổi của mẫu từ thời điểm sản xuất đến ngày kiểm tra lại sẽ được đánh giá. Các giá trị phía sau sẽ cho biết sự ảnh hưởng và đánh giá chất lượng của sản phẩm trong quá trình lưu trữ mẫu.
- Độ tinh khiết của mẫu: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, các phương pháp kiểm soát mở rộng được sử dụng nhằm đảm bảo sản phẩm không bị giảm chất lượng hay nhiễm bẩn. Giấy COA giúp xác minh quá trình phân tích độ tinh khiết ở mức tuyệt đối của mẫu kiểm tra.
- Nồng độ dung dịch: Bảng COA sẽ cung cấp chi tiết những tiêu chuẩn được dùng để phát triển giá trị giám sát như sai số, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy, các quá trình, bước kết hợp trong giá trị sai số.
- Xác minh quá trình phân tích nồng độ: Bằng việc so sánh nồng độ chuẩn bị khối lượng đã được phân tích với dung dịch đạt chuẩn đã được chuẩn bị độc lập. Tính đồng nhất của các lô sẽ được thể hiện qua phân tích.
- Xác minh nguồn gốc: Nhà sản xuất cần ghi chép đầy đủ các thiết bị được dùng để truy xuất nguồn gốc.
- Cách thức tiến hành thử nghiệm tiêu chuẩn
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỨNG NHẬN COA HỢP LỆ
Một chứng chỉ COA hợp lệ cần đáp ứng một số điều kiện quan trọng sau:
-
Thông tin chi tiết và đầy đủ
Giấy chứng nhận COA phải thể hiện thông tin chi tiết và đầy đủ về thành phần, chất lượng và tính chất kỹ thuật của sản phẩm, đặc biệt các thông số quan trọng như:
- Thành phần chính
- Hàm lượng
- Tính chất vật lý
- Hóa học
- Các thông số khác liên quan.
-
Đảm bảo tính chính xác
Đảm bảo tính chính xác cao trong việc phân tích và xác nhận thông tin của sản phẩm. Phương pháp phân tích và kiểm tra phải tuân thủ các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả.
-
Tuân thủ quy định/tiêu chuẩn liên quan
Tuân thủ quy định về tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm và ngành hàng tương ứng, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và quy định pháp luật của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu.
-
Cơ quan chứng nhận uy tín
Chứng nhận COA được cấp từ cơ quan/tổ chức đáng tin cậy, có uy tín và có thẩm quyền trong lĩnh vực phân tích và kiểm tra, thử nghiệm hàng hóa, tạo sự tin tưởng và sự công nhận với giấy COA.
-
Thời hạn hiệu lực rõ ràng
Thời hạn hiệu lực chính xác để đảm bảo rằng thông tin trong giấy chứng nhận phân tích COA là cập nhật và có giá trị trong khoảng thời gian xác định.
TỔ CHỨC NÀO CẤP GIẤY COA?
Giấy chứng nhận COA phải được cấp từ trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có phòng thí nghiệm tuân thủ tiêu chuẩn ISO 17025, theo chỉ định của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hoặc COA cũng có thể được cấp tại phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu.
→ Xem thêm Chứng nhận ISO 17025
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN COA
MỤC ĐÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN PHÂN TÍCH COA
-
Mục đích của Giấy COA
Giấy chứng nhận COA nhằm với mục đích kiểm tra sản phẩm có đủ chất lượng và đạt được yêu cầu giữa người bán với người mua hay không. Hơn nữa đây cũng được xem là thỏa thuận về chất lượng sản phẩm giữa hai bên với nhau.
-
Tác dụng của COA
Giấy chứng nhận COA có các tác dụng như sau:
- Tuân theo yêu cầu của người mua hoặc các quy định của chính phủ, cơ quan hải quan tại các nước xuất khẩu – nhập khẩu.
- Hiển thị kết quả cụ thể, giúp người mua có thể biết được thành phần và chất lượng sản phẩm.
- Tạo độ tin cậy đối với người mua, giúp người mua yên tâm hơn khi nhập khẩu hàng hóa.
- Các cơ quan quản lý có thể kiểm tra, đối chiếu sản phẩm có đạt tiêu chuẩn lưu thông hay không, đặc biệt đối với các mặt hàng lần đầu tiên xuất khẩu thông qua COA.
- COA cũng được xem là mã xác định hàng hóa để áp chính xác mã HS code, tạo thuận lợi cho việc khai báo hải quan.
- Thông qua giấy COA, các tranh chấp pháp lý về chất lượng sản phẩm giữa các bên sẽ được giải quyết một cách công bằng và minh bạch. Giấy chứng nhận COA được xem là tài liệu cơ bản để đánh giá được chất lượng của sản phẩm chính xác nhất.
- COA còn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các thông số chỉ tiêu về chất lượng, tính chất, đặc tính,… được hiển thị rõ ràng, điều này giúp các doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn và đáp ứng thị hiếu của thị trường.
–
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu sở hữu Giấy chứng nhận phân tích COA, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số hotline: 093.2211.786 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ.