Optimism (OP) là gì? Giải pháp Layer 2 với tham vọng trở thành “Superchain”
Optimism là giải pháp Layer 2 được phát triển nhằm cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng cho mạng lưới Ethereum. Ngoài ra, Optimism đang có tham vọng xây dựng hệ sinh thái Superchain với việc các dự án xây dựng Layer 2 dựa trên bộ công cụ SDK có tên OP Stack. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Optimism qua bài viết dưới đây nhé!
Optimism (OP) là gì? Giải pháp Layer 2 với tham vọng trở thành “Superchain”
Optimism là gì?
Optimism là một giải pháp Layer 2 mở rộng cho Ethereum được phát triển nhằm giúp người dùng giảm phí giao dịch và tăng tốc độ giao dịch để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Optimism được xây dựng dựa trên công nghệ Optimistic Rollups.
Để làm tăng tốc độ giao dịch Optimistic rollups sẽ không tính toán giao dịch, mà sẽ sử dụng cơ chế bằng chứng gian lận (fraud proof) để đảm bảo các giao dịch là hợp pháp và tránh gian lận. Nếu ai đó nhận thấy giao dịch gian lận, rollups sẽ thực hiện chống gian lận và chạy tính toán của giao dịch, sử dụng dữ liệu trạng thái có sẵn. Điều này có nghĩa là người dùng có thể có thời gian chờ xác nhận giao dịch lâu hơn so với ZK-rollup vì giao dịch có thể bị thử thách. Các điểm nổi bật của Optimism:
-
Khả năng mở rộng: Optimism có thể cải thiện khả năng mở rộng gấp 10-100 lần, tùy thuộc vào bản chất của giao dịch.
-
Giảm phí giao dịch: Optimism có thể làm giảm đáng kể chi phí giao dịch. Công nghệ rollup kết hợp nhiều giao dịch thành một giao dịch duy nhất, giúp giảm chi phí giao dịch.
-
Bảo mật: Khi Layer 2 của Optimism được xây dựng trên Ethereum, các giao dịch được giải quyết trên Ethereum Mainnet, cho phép người dùng hưởng lợi từ môi trường bảo mật và phi tập trung của Ethereum.
-
Nâng cao trải nghiệm người dùng: Các dự án mới sử dụng giải pháp mở rộng quy mô Optimism Layer 2 được hưởng lợi từ mức phí thấp, tốc độ xử lý giao dịch nhanh hơn và trải nghiệm người dùng tổng thể tốt hơn.
Những thành phần chính của Optimism
Optimism có cấu tạo gồm 3 thành phần chính như sau:
-
Ethereum mainnet: Nền tảng chính – Layer 1 của Optimism.
-
Optimistic Rollups: Phần cốt lõi để mở rộng của Optimism.
-
Optimism Virtual Machine (OVM): Đây là máy ảo tương thích với Ethereum giúp các dự án hoạt động như trên Layer 1 Ethereum. Đây là môi trường chạy các smart contract của Ethereum, bởi vậy OVM còn có thể coi như là EVM với khả năng mở rộng tốt hơn nhằm hỗ trợ xử lý số lượng lớn smart contract trong 1 thời gian nhất định.
Những thành phần chính của Optimism
Ngoài ra, Optimism đang có tham vọng xây dựng hệ sinh thái Superchain với việc các dự án xây dựng Layer 2 dựa trên bộ công cụ SDK mới có tên OP Stack.
OP Stack
OP Stack là bộ công cụ SDK cho phép những nhà phát triển dễ dàng xây dựng một nền tảng Layer 2 trên Ethereum. Optimism cho biết OP Stack là bộ mã nguồn theo cấu trúc module với khả năng mở rộng cao và đây không đơn thuần chỉ là một “rollup hay một giải pháp optimistic”. Bộ giải pháp này được Optimism chia sẻ sẽ là nền tảng của một lộ trình phát triển thành Modular Blockchain.
Ngoài ra, một tính năng đáng chú ý của OP Stack là tương tác atomic cross-chain giúp các chain khác nhau có thể dễ dàng tương thích với bộ công cụ, từ đó hỗ trợ hoạt động tạo block qua lại với nhau. Ngoài ra, OP Stack đã được đơn giản hóa rất nhiều sau bản cập nhật Bedrock giúp quá trình xây dựng một Layer 2 trở nên đơn giản, tiết kiệm và tối ưu cho những nhà phát triển.
Superchain
Sau khi OP Stack ra mắt, rất nhiều ông lớn đã sử dụng bộ công cụ này của Optimism để xây dựng blockchain Layer 2 như Base, opBNB, Zora, Celo và DeBank. Các Layer 2 được xây dựng dựa trên OP Stack sẽ được gọi là các Op-chain và tổng hợp nhiều Op-chain sẽ hình thành Superchain. Ngoài ra, a16z cũng đã xây dựng Magi – một Rollup Client dựa trên OP Stack chịu trách nhiệm xử lý giao dịch off-chain trước khi gửi kết quả đến Ethereum.
Những dự án xây dựng trên OP Stack
Superchain là một tầm nhìn dài hạn mà Optimism hướng đến nhằm tạo ra một nền tảng mở rộng phi tập trung, bảo mật và đáng tin cậy để hỗ trợ phát triển các DApp trên Ethereum. Bên cạnh đó, Optimism đã đổi tên thành OP Mainnet vào tháng 6/2023 và đóng vai trò là layer nền tảng nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng vững chắc cho Superchain.
Mô hình quản trị của Optimism
Optimism khởi chạy Optimism Collective – một hệ thống quản trị lưỡng viện bao gồm Token House và Citizen House.
-
Token House: đây là viện được thành lập khi đợt airdrop đầu tiên được phân bổ. Đây là nơi cho phép những người đầu tiên có hoạt động tích cực trong cộng đồng có thể bỏ phiếu về việc nâng cấp giao thức và khuyến khích phát triển dự án như một phần của Quỹ quản trị.
-
Citizen’s House: đây là viện sẽ được quản lý bởi các “soulbound” NFT nhằm mục đích phân phối, xây dựng các sản phẩm có ích cho cộng đồng (public goods) và quyết định lượng tiền phân bổ cho các dự án. “soulbound” NFT là các NFT không thể chuyển nhượng hoạt động giống như một danh tính phi tập trung trong mô hình quản trị của Optimism.
Mô hình Optimism Collective sẽ tạo ra giá trị cho 3 nhóm đối tượng sau:
-
Những người nắm giữ token OP: thông qua việc tham gia vào hoạt động quản trị của Token House, người nắm giữ token sẽ được nhận về phần thưởng từ doanh thu của giao thức.
-
Những người đóng góp (Contributors) và người xây dựng dự án (Builders): nhóm này sẽ hưởng lợi trực tiếp thông qua chương trình retroactive public goods funding. Khi họ đóng góp ý tưởng để xây dựng hệ sinh thái tốt hơn, họ sẽ được nhận về những phần thưởng trong chương trình này.
-
Người dùng trong cộng đồng: nhóm này sẽ nhận airdrop token OP, incentives của các dự án nhận tài trợ từ Optimism.
Hệ sinh thái Optimism
Airdrop
Optimism không mở bán public sale mà sẽ airdrop cho một số đối tượng người dùng nhất định. Dự án đã airdrop cho người dùng 2 lần.
Lần 1
Vào ngày 26/4/2022, Optimism đã thông báo airdrop cho những đối tượng người dùng sau:
-
Người dùng sử dụng Optimism Bridge trước 23/6/2021 hoặc tương tác với các dapp trên Optimism trên 1 lần trong khoảng thời gian từ 23/6/2021-23/5/2022
-
Người dùng tương tác với các dapp trên Optimism trong 4 tuần
-
Người dùng tham gia bỏ phiếu cho các DAO trên L1
-
Các DAO leader và builder
-
Người dùng đã từng donate Gitcoin trên L1
-
Người dùng đã dùng bridge từ Ethereum sang các chain khác, và tương tác với các dapp trên Ethereum
Ngoài ra, các địa chỉ ví của người dùng đáp ứng từ 4 tiêu chí trở lên sẽ được thưởng thêm một lượng token nhất định.
Lần 2
Vào ngày 10/2/2023, Optimism đã thông báo airdrop cho người dùng lần 2. Dự án airdrop cho những người dùng từng ủy quyền quyền biểu quyết hoặc trả gas để giao dịch trên Layer 2 Optimism.
Trong tương lai Optimism có thể sẽ tiếp tục có những đợt airdrop cho người dùng. Dự án còn khoảng 11% token dành cho những đợt airdrop trong tương lai.
RetroPGF
Ngoài airdrop cho người dùng, dự án Optimism cũng dành ngân sách để tài trợ cho các dự án trong hệ sinh thái của mình. Optimism đã tài trợ cho các dự án qua 2 vòng thông qua chương trình RetroPGF. Tổng số OP token được dùng để tài trợ các dự án lên đến 11 triệu token. Số tiền tài trợ vòng 3 sẽ được giải ngân trong Q3/Q4 2023.
Thông qua 2 vòng trước, đã có 301 dự án nhận được tài trợ từ Optimism, với Ethejs (51,000 USD) và Protocol Guild (550,000 OP) lần lượt là 2 dự án nhận được số tiền tài trợ nhiều nhất.
Tình hình hoạt động của Optimism
TVL của Optimism và các giải pháp Layer 2 khác – Nguồn: DefiLlama
So với các giải pháp Layer 2 hàng đầu thời điểm hiện tại, Optimism đang có TVL gần 700 triệu USD chỉ đứng sau đối thủ Arbitrum, nhưng hơn hầu hết các đối thủ như Base, zkSync Era, Mantle, Metis, …
Top những dự án có TVL cao nhất trên Optimism – Nguồn: DefiLlama
Trên Optimism, Synthetic (158.65 triệu USD), Velodrome (154.54 triệu USD), AAVE V3 (73.4 triệu USD), Uniswap V3 (41.98 triệu USD) là 5 dự án có TVL cao nhất.
Số lượng địa chỉ ví hoạt động trên Optimism – Nguồn: Dune Analytics
Số lượng địa chỉ ví đang hoạt động trên Optimism ở mức 78 nghìn ví, trong khi Arbitrum sở hữu khoản 112 nghìn địa chỉ ví đang hoạt động.
So sánh phí giao dịch giữa Optimism và Ethereum sau cập nhật Bedrock – Nguồn: Dune Analytics
Sau cập nhật Bedrock, phí giao dịch trên Optimism đã giảm khá mạnh. So với Ethereum, phí giao dịch trên Optimism sau cập nhật Bedrock bé hơn đến 116 lần.
Phí giao dịch trên Optimism trước và sau cập nhật Bedrock – Nguồn: Dune Analytics
Phí giao dịch trung bình trước và sau cập nhật Bedrock đã giảm đi khá nhiều.
Số lượng giao dịch được xử lý mỗi ngày trên Optimism – Nguồn: Dune Analytics
Tại thời điểm viết bài, mỗi ngày mạng Optimism xử lý khoảng 300 nghìn giao dịch.
Thông tin cơ bản về token OP
Phân bổ token OP
Lịch phân bổ token OP
Tất cả token của dự án Optimism sẽ được phát hành ra thị trường sau 4 năm.
Token OP dùng để làm gì?
OP là native token của Optimism và nó chỉ có chức năng quản trị cho Token House trong các trường hợp sau:
-
Bỏ phiếu cho các bản cập nhật của giao thức.
-
Bỏ phiếu cho việc phân phối incentives cho các dự án như một phần của Quỹ quản trị.
-
Tài trợ cho các dự án trên Optimism.
-
Tham gia quản trị dự án với OP Citizens.
Nhà đầu tư có thể giao dịch token OP ở đâu?
Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token OP tại:
-
Sàn CEX: Binance, OKX, Coinbase, Bybit,…
-
Sàn DEX: Uniswap v3 (Optimism), WOOFi, Velodrome,…
Nhà đầu tư có thể lưu trữ token OP ở ví nào?
OP là token với tiêu chuẩn ERC-20, BEP-20 nên nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các loại ví như MetaMask, Trust Wallet, Coin98 Wallet… Để thuận tiện cho việc giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể lưu trữ OP trên ví của các sàn giao dịch niêm yết token này.
Lộ trình phát triển
Tính thời điểm hiện tại vào tháng 8/2023, Optimism đã hoàn thành 7 giai đoạn trong trình phát triển bao gồm cả bản cập nhật Bedrock. Những giai đoạn sắp tới dự án đang hoàn thiện bao gồm:
-
Giai đoạn 8: Next gen fault proof
-
Giai đoạn 9: Multi Proof
-
Giai đoạn 10: Decentralized Sequencer
-
Giai đoạn 11: L1 Governed Fault Proofs
Lộ trình phát triển của Optimism
Đội ngũ phát triển
Dự án đã thành lập Optimism Foundation với nhiệm vụ quản lý Optimism Collective, điều hành các thử nghiệm và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái. Ngoài ra, đội ngũ có kế hoạch ngừng hoạt động hoàn toàn trong tương lai và nhường toàn bộ quyền quản trị cho cộng đồng.
Những thành viên nổi bật trong đội ngũ phát triển của Optimism Foundation bao gồm:
-
Jinglan Wang: Co-Founder và CEO của Optimism.
-
Benjamin Jones: Co-Founder của Optimism.
-
Eva Beylin: Thành viên hội đồng quản trị của Optimism.
Nhà đầu tư
Optimism đã huy động thành công 178.5 triệu USD qua 3 vòng gọi vốn Seed round (3.5 triệu USD), Series A (25 triệu USD) và Series B (150 triệu USD). Những quỹ đầu tư tham gia vào 3 vòng gọi vốn trên bao gồm: Andreessen Horowitz (a16z), Paradigm và IDEO CoLab Ventures.
Những nhà đầu tư của Optimism. Nguồn: Crypto Fundraising
Đối tác
Optimism hợp tác với nhiều dự án DeFi nhằm phát triển hệ sinh thái như Uniswap, Velodrome, 1inch,… Optimism cũng hợp tác với Worldcoin để ra mắt World ID và World App trên mainnet của Layer 2 này.
Ngoài ra, các dự án cũng sử dụng bộ công cụ SDK OP Stack để xây dựng Layer 2 cho riêng mình là Base, opBNB, Zora, Celo và DeBank.
Tổng kết
Optimism là giải pháp Layer 2 được phát triển nhằm cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng cho mạng lưới Ethereum. Optimism sử dụng công nghệ Optimistic Rollups nhằm tăng tốc độ xử lý giao dịch với chi phí thấp để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn nhưng vẫn thừa hưởng tính bảo mật từ Ethereum.
Ngoài ra, Optimism đang có tham vọng xây dựng hệ sinh thái Superchain với việc các dự án xây dựng Layer 2 dựa trên bộ công cụ SDK mới có tên OP Stack. Các dự án sử dụng bộ công cụ SDK OP Stack để xây dựng Layer 2 cho là Base, opBNB, Zora, Celo và DeBank. Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án Optimism để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
Lưu ý: