Kiến thức

NEM Giá

NEM là gì?

NEM là nền tảng hợp đồng thông minh hướng đến các giải pháp doanh nghiệp và hiệu suất cao. Token của NEM là XEM. “Phong trào kinh tế mới” của NEM cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp một phương tiện hiệu quả hơn để xác thực và vận chuyển tài sản blockchain. Với mục tiêu đó, công ty hoạt động như một liên kết còn thiếu giữa các blockchain riêng tư và công khai, tích hợp chúng theo chiều hướng gia tăng tính hữu ích.

Với khả năng thích ứng và mô hình kinh doanh sáng tạo, NEM thu hút sự chú ý ngày càng tăng. Người dùng có thể xử lý tài sản và dữ liệu hiệu quả hơn bằng cách sử dụng blockchain thế hệ mới của NEM. Quan trọng là, NEM được thiết kế từ dưới lên cho các tổ chức lớn và vì mục đích đáp ứng nhu cầu thị trường, nền tảng này có biệt danh là “Smart Asset Blockchain” – Blockchain dành cho tài sản thông minh.

Lược sử NEM

Lịch sử của NEM bắt đầu vào năm 2015. Toàn bộ ý tưởng về NEM bắt nguồn khi UtopianFuture, một thành viên của diễn đàn Bitcointalk, chia sẻ rằng đồng tiền mã hóa NXT đã thúc đẩy anh ấy tạo ra một dự án mới như thế nào. NEM là bản fork của NXT, bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm đó.

Chuyên gia chia sẻ  Top 6 sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất tại Việt Nam

Bộ mã cơ sở của NEM được hoàn thiện vào cuối năm 2015. Những cải tiến này làm tăng khả năng mở rộng và tốc độ của nền tảng so với người tiền nhiệm NXT. Sáng kiến này đã đạt được sức hút cho đến năm 2016, khi NEM Foundation tham gia vào lĩnh vực này. Tổ chức phi lợi nhuận này đã cống hiến hết mình để tăng cường áp dụng NEM thông qua nhận thức về thương hiệu, tiếp thị, đào tạo và hợp tác.

Genesis Block hay block khởi nguyên đã tạo ra toàn bộ tổng cung NEM là 8,99 tỷ token. 53% trong số đó được phân bổ cho các bên liên quan, 21% dành cho quỹ phát triển và tăng cường áp dụng blockchain. 26% tổng cung được phân bổ cho quỹ phát triển bền vững, quỹ này được sử dụng cho sự phát triển của nền tảng NEM và cộng đồng.

Đồng tiền số của NEM là XEM được ra mắt với cung ban đầu là 8,99 tỷ token. Cung tồn đọng của XEM là cố định. NEM khuyến khích supernode bằng cách dành 9% quỹ phát triển bền vững để trả thưởng cho supernode.

Vào tháng 3/2021, NEM trở thành hệ sinh thái hai-blockchain với việc ra mắt mainnet Symbol, một blockchain công khai mới sử dụng Proof-of-Stake (PoS), được tạo ra bởi một số thành viên trong đội ngũ NEM. Trong lần ra mắt này, NEM phân phối token XYM của Symbol cho những người nắm giữ XEM với tỷ lệ tương đương 1:1.

Chuyên gia chia sẻ  #3 bước tra cứu số tài khoản ViettelPay trên ứng dụng Viettel Money

Cách thức hoạt động của NEM

NEM là giao thức blockchain dựa trên Java và JavaScript, sử dụng bộ mã gốc của NXT. Thay vì sử dụng cơ chế đồng thuận tiêu chuẩn như Proof-of-Work (PoW) hay Proof-of-Stake (PoS), mạng lưới NEM sử dụng một hệ thống danh tiếng gọi là Proof-of-Importance (PoI). Hệ thống này khuyến khích mạng lưới dựa trên thời gian và staking để thiết lập một số lượng token tối thiểu cần thiết trước khi bắt đầu “thu hoạch” các đồng token mới. Hệ thống cũng yêu cầu supernode đầu tư liên tục vào các đồng token mới để duy trì đặc quyền “thu hoạch” của mình.

Genesis Block của NEM được gọi là “Nemesis” Block và mỗi block có thể xử lý tối đa 120 giao dịch. Thay vì sử dụng ngôn ngữ hợp đồng thông minh chuyên biệt, blockchain NEM thể hiện khả năng mở rộng của mình thông qua một API có thể tương tác với bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào.

Mạng lưới gồm các supernode duy trì blockchain NEM và các token mới (XEM) được “thu hoạch” thay vì được “đào” như với PoW truyền thống. Token XEM cũng có tính tiện ích như các token gốc của blockchain khác. Mijin, mạng lưới cần cấp phép (permission) chạy song song của NEM là một sổ cái riêng tư có khả năng xử lý 4.000 giao dịch mỗi giây. Mijin được tích hợp hoàn toàn với mainnet NEM và được kỳ vọng sẽ thu hút các thị trường blockchain thương mại.

Chuyên gia chia sẻ  Bitcoin Cash Giá

NEM được dùng làm gì?

Là token gốc của blockchain NEM, XEM chủ yếu được sử dụng để thanh toán cho các giao dịch trên NEM. Người dùng NEM cũng có thể tùy chỉnh cách họ cấp quyền truy cập và sử dụng token, đặc biệt là cho mục đích “thu hoạch”. Các nhiệm vụ này được hoàn thành trong một kiến trúc mở, tự mở rộng quy mô. Sử dụng blockchain NEM, các nhà phát triển có thể dễ dàng khởi tạo, phân phối và trao đổi các đồng token mới.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button