Kiến thức

Marketing Collateral là gì? 21 Công cụ doanh nghiệp nào cũng cần có để tiếp thị hiệu quả

Để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả, doanh nghiệp bắt buộc phải có những công cụ hỗ trợ, gọi là Marketing Collateral. Việc sử dụng đúng loại công cụ hỗ trợ tiếp thị với thông điệp phù hợp sẽ giúp tạo ra khách hàng tiềm năng, quảng cáo sản phẩm, chiến dịch mới, thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện có và tăng nhận diện thương hiệu rộng rãi hơn.

Marketing Collateral là gì?

Marketing Collateral (Công cụ hỗ trợ tiếp thị) là bất kỳ tài liệu nào được sử dụng để truyền thông hoặc quảng bá thông điệp thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Công cụ hỗ trợ tiếp thị bao gồm nhiều định dạng khác nhau, từ logo, tầm nhìn của thương hiệu, tài liệu quảng cáo in, áp phích điểm bán hàng, đến tài liệu kỹ thuật số: video, bản tin, ebook, infographic,…

Marketing Collateral giúp bạn tiếp thị ở bất kỳ phương tiện nào, cho bất kỳ đối tượng nào, ở tất cả các giai đoạn của kênh.

Danh sách Marketing Collateral mà doanh nghiệp nào cũng cần có

1. Logo

Để tạo ra một logo hoàn hảo, hãy chọn biểu tượng phù hợp với mục đích, tính cách của thương hiệu và đảm bảo rằng nó bao gồm tên công ty.

Chuyên gia chia sẻ  Coinlist bị tấn công Twitter, người dùng cần thận trọng

2. Tuyên bố sứ mệnh

Đối với tuyên bố sứ mệnh, hãy tập trung vào tác động của công việc, hoạt động của doanh nghiệp và giá trị đối với khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: TED: Sứ mệnh của họ là truyền bá ý tưởng.

3. Website

Trang web là nền tảng thể hiện sự hiện diện trực tuyến tốt nhất cho doanh nghiệp, bất kể bạn kinh doanh hay bán sản phẩm, dịch vụ gì. Một trang web được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm sẽ được xếp hạng cao trên Google, thu hút và tạo khách hàng tiềm năng, từ đó chuyển đổi khách hàng.

4. Hồ sơ xã hội

Thiết lập hồ sơ xã hội trên các nền tảng Social Media phổ biến nhất như Facebook, Instagram, YouTube, LinkedIn,… Càng cung cấp nhiều thông tin, bạn càng nhận được nhiều khả năng hiển thị trực tuyến.

5. Google My Business

Khách hàng tiềm năng của bạn sẽ thấy tên doanh nghiệp nếu họ đang tìm kiếm doanh nghiệp hoặc giải pháp mà bạn cung cấp trên Google, Facebook,…

6. Chữ ký email

Thiết lập một chữ ký email có thương hiệu cho doanh nghiệp sẽ giúp hoạt động giao tiếp trở nên chuyên nghiệp hơn, đồng thời đảm bảo bạn đang tận dụng email như một cách tương tác giữa thương hiệu với khách hàng.

7. Danh thiếp

Chia sẻ danh thiếp là một cách để tiếp cận khách hàng tiềm năng hoặc thậm chí là bạn bè của khách hàng tiềm năng. Danh thiếp chỉ cần đơn giản, bao gồm tên, logo và thông tin liên hệ của doanh nghiệp.

8. Màu sắc thương hiệu

Trên thực tế, việc gắn bó với một bảng màu đặc trưng có thể tăng khả năng nhận diện thương hiệu của bạn lên 80%.

Chuyên gia chia sẻ  Klaytn (KLAY) là gì? Tìm hiểu về blockchain mã nguồn mở do Kakao phát triển

9. Email mẫu

Tạo những email mẫu để kết nối, tương tác xuyên suốt với khách hàng trên hành trình chuyển đổi của họ, từ khi họ đăng ký email, nhận thông tin ưu đãi đến khi mua hàng.

10. Bài đăng trên blog

Nội dung trên blog website cho thu hút và chuyển đổi khách hàng mục tiêu, từ nhận thức đến cân nhắc, phát triển tính cách thương hiệu và tăng sự hiện diện trực tuyến,…

11. Hướng dẫn và ebook

Những nội dung dài tập trung vào việc giáo dục và hướng dẫn đối tượng mục tiêu, đặc biệt cần thiết khi họ đã biết đến thương hiệu của bạn.

12. Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến bao gồm quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị hình ảnh của Google, Quảng cáo Facebook và Instagram,… Đây là phương pháp hiệu quả để tiếp cận các đối tượng được nhắm mục tiêu cao và tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới.

13. Landing Page

Landing Page là các trang cụ thể cho một phiếu ưu đãi hoặc một chiến dịch mà doanh nghiệp đang chạy.

14. Lời chứng thực và Case Study

Đây là những công cụ hỗ trợ Marketing cần thiết khi bạn đang cố gắng chuyển đổi khách hàng mới.

15. Bản quảng cáo chiêu hàng (Pitch Deck)

Một bản quảng cáo chiêu hàng sẽ giúp đội ngũ Sale trình bày với bất kỳ khách hàng tiềm năng về thông điệp của thương hiệu, thông tin sản phẩm, dịch vụ một cách phù hợp, đồng nhất.

16. Tờ rơi quảng cáo

Tờ rơi quảng cáo rất tốt cho rất nhiều doanh nghiệp hoạt động tiếp thị địa phương. Bạn nên thiết kế khung tờ rơi, để sẵn sàng cho một sự kiện, một đợt giảm giá,…

Chuyên gia chia sẻ  KYC là gì? Hướng dẫn quy trình xác minh KYC và eKYC chuẩn

17. Video giải thích

Video giải thích là những video ngắn giải thích sản phẩm hoặc dịch vụ hoạt động như thế nào, tập trung làm nổi bật các tính năng và lợi ích của dịch vụ. Những video này có thể xuất hiện trên các trang chủ, Landing page, YouTube, phương tiện truyền thông xã hội,…

18. Thư/ Quà cảm ơn

Thư/ Quà cảm ơn là một cách hiệu quả để tăng lòng trung thành và thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng, từ đó tác động tích cực đến doanh nghiệp trong dài hạn.

19. Podcast

Podcast là định dạng cực kỳ phổ biến hiện nay, cho phép sự sáng tạo và linh hoạt với các chủ đề cụ thể, mới mẻ.

20. Báo cáo và dự án nghiên cứu

Nếu doanh nghiệp có tài nguyên và nguồn lực, hãy cố gắng tạo các báo cáo, nghiên cứu dữ liệu. Đây là một loại tài liệu Marketing hiệu quả vì nó nhiều thông tin, hấp dẫn và có giá trị cho đối tượng mục tiêu.

21. Xây dựng cộng đồng

Tiếp thị dựa vào cộng đồng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nhưng việc xây dựng group trở nên khá phổ biến và trên thực tế, CMX Hub phát hiện ra rằng 84% tổ chức tin rằng cộng đồng của họ đã giúp họ đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Trên đây là những công cụ hỗ trợ tiếp thị cần thiết theo mức độ quan trọng nhất. Nếu doanh nghiệp đã thiết lập những tài liệu cơ bản như trang web, hồ sơ xã hội, hãy tiếp tục phát triển thêm marketing collateral cần thiết khác.

Nguồn: Ori Marketing Agency

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button