Đồ sưu tầm (Collectible) là gì? So sánh Đồ sưu tầm với Đồ cổ
Đồ sưu tầm
Khái niệm
Đồ sưu tầm trong tiếng Anh là Collectible.
Đồ sưu tầm là mặt hàng có giá trị lớn hơn nhiều so với giá ban đầu được bán vì độ hiếm có hoặc độ phổ biến của nó.
Giá của một đồ sưu tầm cụ thể thường phụ thuộc vào số lượng trên cùng một mặt hàng có sẵn cũng như tình trạng chung của nó.
Các loại sưu tầm phổ biến bao gồm đồ cổ, đồ chơi, tiền xu, truyện tranh và tem.
Nhiều người dành rất nhiều thời gian để thu thập chúng và thường lưu trữ bảo quản ở những nơi khó bị hủy hoại.
Đặc điểm của Đồ sưu tầm
Nhiều đồ sưu tầm có thể kiếm được một khoản tiền nếu như đủ hiếm.
Nếu đồ sưu tầm trong tình trạng nguyên sơ có nghĩa là giá chắc chắn tăng lên. Nhưng nếu một món đồ đã xuống cấp theo thời gian, món đồ đó sẽ ít đáng giá hơn.
Sưu tầm không phải là một khoản đầu tư phổ biến.
Nếu sản phẩm vẫn đang được sản xuất, cuối cùng công ty sẽ nhìn thấy tín hiệu thị trường và sản xuất nhiều hơn để cung cấp cho thị trường.
Khi số lượng của một sản phẩm cụ thể giảm dần do sự tiêu hao sau khi quá trình sản xuất kết thúc, một số mặt hàng trở nên qúi giá do sự khan hiếm tương đối của chúng.
Thuật ngữ đồ sưu tầm đôi khi được áp dụng cho các mặt hàng mới đã được sản xuất hàng loạt và hiện đang được bán.
Đây là một chiêu quảng cáo tiếp thị được sử dụng để đánh thức nhu cầu của người tiêu dùng.
Các mặt hàng hiện đang được bán có thể gặp phải các vấn đề về nguồn cung làm tăng giá, nhưng đây là hiện tượng khác với những động lực thúc đẩy giá trị thực sự của đồ sưu tầm.
Đồ sưu tầm so với Đồ cổ
Mọi người thường sử dụng thuật ngữ đồ sưu tầm và đồ cổ thay thế cho nhau. Nhưng lưu ý là hai khái niệm này khác biệt rõ ràng.
Mặc dù tất cả đồ cổ có thể là đồ sưu tầm, nhưng không phải tất cả đồ sưu tầm là đồ cổ bởi vì đồ sưu tầm không nhất thiết phải cũ để trở nên có giá trị.
Cổ vật là đồ vật mọi người thu thập vì tuổi của nó. Đồ cổ có thể bao gồm đồ nội thất, đồ nghệ thuật, đồ trang sức, và các đồ vật khác.
Một số đồ cổ có thể có giá trị rất nhiều tiền. Đồ cổ thực sự và hiếm có thể có giá cao.
Nhưng những cổ vật khác có thể không có giá trị về tiền nhiều nhưng lại có giá trị tình cảm.
Ví dụ, một món đồ nội thất được truyền lại trong một gia đình, từ thế hệ này sang thế hệ khác, có thể có giá trị vì yếu tố tình cảm chứ không phải là vì tiền.
(Theo Investopedia)