Concept map là gì? Mô tả ứng dụng concept map trong cuộc sống
1. Những điều cần biết về concept map
1.1. Concept map là gì?
Concept map hay còn gọi là biểu đồ khái niệm, là một công cụ trực quan dùng hình ảnh, sơ đồ, đồ họa, mũi tên để sắp xếp, tổ chức nội dung liên quan đến tính chất, đối tượng của khái niệm cụ thể. Concept map là hệ thống khái niệm nhỏ của khái niệm lớn được liên kết logic với nhau giúp người đọc hiểu được một phần hoặc toàn bộ nội dung cần truyền đạt.
Concept map đã xuất hiện từ những năm 1970 do Joseph Donald Novak phát minh ra và được người dân phương Tây hưởng ứng nồng nhiệt. Concept map cũng đã du nhập về Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các trường quốc tế, trường tư nhân mới đang áp dụng concept map. Còn lại các trường vẫn chưa cập nhật giáo dục phương pháp hiệu quả này
1.2. Đặc điểm của concept map
Concept map vừa mang đặc điểm chung của những sơ đồ biểu thị vừa có nét riêng liên quan đến tư duy như sau:
1.2.1. Cấu trúc mệnh đề
Concept map được phát triển từ một định nghĩa, khái niệm vốn dĩ là một câu hoặc đoạn văn có ý nghĩa. Vì vậy, khi tạo bản đồ khái niệm, các nội dung trên bản đồ vẫn phải có liên kết như một mệnh đề quan hệ tránh sử dụng từ ngữ biểu hiện không liên quan khái niệm ban đầu.
1.2.2. Cấu trúc phân cấp
Concept map tách nhỏ một khái niệm lớn thành các khái niệm có ý nghĩa gần gũi, thân thiết để làm sáng tỏ nội dung. Vì vậy, concept có tính phân cấp. Điều đó có nghĩa là một khái niệm chung nhất được phân tách thành những khái niệm chi tiết hơn có thể thành 2-3 tầng lớp tư duy. Khái niệm chung luôn được xếp đầu tiên rồi đến các khái niệm chi tiết phía sau, nối tiếp nhau liên tục thành một dải liên kết có phân cấp bậc.
1.2.3. Cấu trúc trọng tâm
Tất cả những khái niệm con đều xoay quanh một khái niệm tổng quát ban đầu. Khi đưa ra những câu hỏi hoặc nội dung phải đúng trọng tâm, tránh lệch lạc qua đối tượng khác.
Đối với việc sắp xếp, các khái niệm lớn luôn là trung tâm, các khái niệm nhỏ sẽ xếp vòng tròn xoay quanh hoặc rải rác từ trên xuống dưới. Điểm nhấn của biểu đồ khái niệm cũng chính là khái niệm tổng quát nhất.
1.2.4. Cấu trúc liên kết chéo
Trong concept map có rất nhiều nội dung nhỏ khác xoay quanh một khái niệm lớn nhưng không vì thế mà chúng tách rời. Chúng luôn có một sợi dây liên kết thẳng hoặc chéo với nhau thể hiện tính liên quan, thống nhất trong biểu đồ giúp người đọc có thể tư duy logic vấn đề hơn.
2. Phân loại concept map
2.1. Biểu đồ nhóm
Với biểu đồ khái niệm theo nhóm chúng ta có thể tổng hợp những khái niệm liên quan với nhau thành một sơ đồ. Việc này thường được ứng dụng trong dạy học giúp học sinh hiểu được mối quan hệ sự vật, sự việc như thế nào từ đó dễ dàng ôn thi hiệu quả.
Hoặc ngược lại, đối với sinh viên, người đi làm có thể khai thác một khái niệm lớn thành tính chất, sự việc liên quan hay phát triển mục tiêu to lớn cần những mục tiêu nhỏ hơn mới hoàn thành được. Dạng biểu đồ như vậy rất phù hợp với thực thi dự án nào đó hoặc thuận tiện cho việc lên ý tưởng, báo cáo, trình bày với mọi người. Như vậy, bạn sẽ ghi điểm trong mắt người xem vì thấy tư duy cũng như khả năng đơn giản hóa vấn đề của bạn.
2.2. Biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả là một trường hợp đặc biệt của biểu đồ khái niệm. Loại biểu đồ này giúp học sinh thể hiện mối quan hệ nhân quả bằng hình ảnh. Việc phân tích các mối quan hệ tác nhân và kết quả rất quan trọng giúp hiểu được các hệ thống phức tạp hơn, ví dụ như các sự kiện lịch sử theo thời gian, việc phá hoại môi trường sẽ ảnh hưởng tới con người, động vật ra sao, hoặc phân cấp bậc đối với hệ thống nhân viên trong môi trường doanh nghiệp.
3. Ứng dụng của concept map
3.1. Trong giáo dục
Như đã nói ở phần mở đầu, việc áp dụng phương pháp concept map trong giáo dục đang được nhà nước khuyến khích sử dụng. Không đơn giản mà phương pháp này lại được chú trọng đến thế. Bởi lẽ, từ trước đến nay, học sinh thường cảm thấy nhàm chán khi học những định nghĩa phức tạp, khó hiểu dẫn đến học vẹt, không nhớ những gì mình đã học.
Phương pháp Concept map là một cách dạy học sáng suốt mà hiệu quả. Học sinh sẽ có hứng thú với hình ảnh, sơ đồ hơn là những con chữ khô khan. Trên hết, nhờ bản đồ khái niệm mà các em có thể tư duy, sáng tạo qua từng góc nhìn khác nhau, học một mà hiểu những mười.
Dùng Concept map cũng giúp thầy cô diễn đạt được đầy đủ ý của mình, tạo nên những tiết học thú vị, học sinh vui vẻ đến trường, vừa học vừa chơi, vừa sáng tạo. Đây quả là một phương pháp hữu hiệu, nhiều ưu điểm nổi bật.
3.2. Trong doanh nghiệp
Không chỉ trong giáo dục mà trong doanh nghiệp người ta cũng sử dụng concept map để đào tạo nhân viên hoặc phân chia cấp bậc để mọi người nắm được cơ cấu tổ chức của công ty. Trong doanh nghiệp có những từ ngữ chuyên ngành khó hiểu buộc các lãnh đạo dùng concept map để chỉ dẫn cho cấp dưới của mình.
Các công ty sẽ sử dụng hệ thống biểu đồ khái niệm để triển khai các dự án liên quan để khái quát về mô hình doanh nghiệp đang làm, từ đó mở rộng phát triển hoặc xử lý vấn đề hiệu quả hơn. Nhân viên họ cũng rất thích với phương pháp này vì nó giúp họ tiếp thu nhanh hơn, hòa nhập công việc nhanh chóng.
4. Phân biệt Mindmap và Concept map
4.1. Mindmap phức tạp hơn Concept map
Nhiều người vẫn hay lầm tưởng xếp Concept map vào chung với Mindmap. Nhưng không, đây là hai biểu đồ khác nhau. Trong đó, Mindmap phức tạp hơn rất nhiều, chia thành nhiều ý nhỏ hơn.
Các thông tin trong Concept map chỉ đơn giản xoay quanh các khái niệm. Còn Mindmap mở rộng hơn, có thể nói về bất cứ vấn đề nào đó, rồi triển khai ý hiểu. Thông tin trong Mindmap cũng chi tiết hơn rất nhiều.
4.2. Mindmap có mức độ tư duy cao hơn
Mindmap sẽ yêu cầu người đọc tự tư duy nhiều hơn, Concept map chỉ đơn giản là lồng ghép, liên kết các khái niệm với nhau. Mindmap sẽ giúp các bạn hiểu sâu xa về một đối tượng, mô hình nào đó, buộc phải có những tư duy của riêng mình.
Đối với mindmap bạn cần sáng tạo hết sức dựa trên những kiến thức bản thân tích lũy được. Concept map sẽ là dòng chảy của những khái niệm, định nghĩa, định lý đã được mọi người ghi nhận từ lâu.
4.3. Hình dáng biểu thị khác nhau
Trong khi Concept map biểu thị các khái niệm theo sơ đồ bằng những hình tròn hình vuông đơn giản thì Mindmap vẽ ra như một chiếc rễ cây lớn, xâm chiếm mọi ngóc ngách vấn đề.
Mindmap có thể bao gồm cả những hình ảnh, icon sinh động minh họa thay cho từ ngữ thông thường. Các rễ cây của đối tượng sẽ lan tỏa ra bốn phương tám hướng thể hiện ý nghĩa rộng lớn hoặc mục tiêu chi tiết, mức độ am hiểu của người tư duy.
Màu sắc trong Mindmap thường sặc sỡ đa dạng để phân loại theo từng mảng tư duy. Còn Concept map luôn đơn giản cả hình dạng và màu sắc, thường chỉ dùng một màu cho đồng điệu.
4.4. Mindmap không có tính liên kết chéo
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai biểu đồ này là tính liên kết chéo Mindmap không hề có, các nhánh rễ trong Mindmap không liên quan với nhau nhưng vẫn thống nhất liên quan đến đối tượng nằm ở giữa. Concept map là tập hợp những khái niệm con liên kết, logic với nhau thành một khối và luôn có sự tương đồng, bổ sung cho nhau.
Như vậy, bản đồ khái niệm concept map có rất nhiều ưu điểm và tính ứng dụng vô cùng hiệu quả nên được triển khai trong môi trường giáo dục nhiều hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp này dạy con ở nhà, phát triển tư duy sáng tạo từ những lúc chập chững bước vào đời, rèn cho con thói quen tự suy luận và phán xét. Cuối cùng, qua bài viết trên, timviec365.vn đã giúp bạn tìm hiểu được concept map là gì và đặc điểm ứng dụng của nó. Hy vọng bạn áp dụng hiệu quả phương pháp này trong cuộc sống của mình.