Kiến thức

Hợp đồng điện tử E-contract là gì? Đặc điểm, lợi ích của hợp đồng điện tử

Hợp đồng Điện tử E-Contract là một thỏa thuận được tạo và ký kết dưới dạng điện tử, mà không cần sử dụng tới giấy tờ. Ví dụ như soạn một hợp đồng trên máy tính để gửi tới đối tác kinh doanh, đối tác sau đó sẽ email lại kèm chữ ký điện tử thể hiện đồng ý thỏa thuận. Hoặc hợp đồng điện tử cũng xuất hiện dưới dạng đính kèm khi người dùng tải một phần mềm: người dùng nhấp vào nút ‘Tôi đồng ý’ trong mục liệt kê các điều khoản, giấy phép phần mềm trước khi hoàn tất giao dịch. Ngoài ra, việc mua hàng trực tuyến cũng là một dạng hợp đồng điện tử. Tuy không có mục ký kết, nhưng người mua hàng đồng ý trả cho người bán một số tiền nhất định để đổi lấy một sản phẩm.

1. Đặc điểm của Hợp đồng điện tử

Thể hiện qua thông điệp dữ liệu điện tử

Hình thức trình bày là đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng điện tử. Trừ trường hợp các bên có trao đổi khác, đề nghị giao kết hợp đồng và đồng ý ký hợp đồng sẽ được thể hiện thông qua thông điệp dữ liệu điện tử.

Chuyên gia chia sẻ  Giải thích chi tiết vai trò của hệ số Sig trong kiếm định SPSS

Có ít nhất 3 bên tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng

Có ít nhất 3 bên tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng. Ngoài hai phần chữ ký phổ biến như hợp đồng giấy là người bán và người mua, hợp đồng điện tử còn có bên thứ ba liên quan. Liên quan mật thiết đến hợp đồng điện tử là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và tổ chức chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba không tham gia vào quá trình ký kết, mà chỉ tham gia với tư cách là một tổ chức hỗ trợ cung cấp môi trường đảm bảo tính hiệu lực và hợp pháp của việc thực hiện các hợp đồng điện tử.

Tính tức thời

Liên hệ trực tiếp giữa hai bên ký kết là không cần thiết, vì hợp đồng điện tử có dạng một thông điệp dữ liệu. Hai bên có thể chủ động giao kết hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ địa điểm nào.

Phạm vi sử dụng

Hợp đồng giao dịch điện tử có thể áp dụng cho hầu hết các giao dịch hiện nay, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Cụ thể, theo Luật Giao dịch điện tử 2005, những giao dịch liên quan tới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và bất động sản, văn bản về thừa kế, Đăng ký kết hôn, Quyết định ly hôn, Khai sinh, Khai tử…thì không áp dụng giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, giao dịch điện tử cũng không áp dụng đối với một số giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Hiệu lực hợp đồng nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng đều tuân thủ theo quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, như được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015.

Chuyên gia chia sẻ  Mastering Bitcoin: Những Khái Niệm Cơ Bản Và Cách Thực Hành Đồng Tiền Mã Hóa

2. Vì sao nên sử dụng hợp đồng điện tử?

Tiết kiệm thời gian: Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp rút ngắn các quy trình ký kết. Doanh nghiệp sẽ không mất thời gian đi lại, đàm phán, chờ đợi so với hoá đơn truyền thống. Tiết kiệm chi phí cho việc in ấn văn bản, hợp đồng, chi phí đi lại, lưu trữ hợp đồng. Hiện đại hoá quá trình lưu trữ, quản lý hồ sơ, dữ liệu hợp đồng bởi tất cả các dữ liệu, nội dung đều được thể hiện bằng văn bản điện tử và lưu trữ trên hệ thống điện tử của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh: việc tìm kiếm đối tác và thực hiện việc ký kết hợp đồng nhanh chóng, thuận tiện trong môi trường phi biên giới là lợi thế không thể thiếu với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Kết hợp với chữ ký số tạo nên môi trường giao dịch an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, đem lại niềm tin cho các bên thực hiện giao kết hợp đồng. Trao đổi thông tin dễ dàng, thuận tiện trên môi trường internet ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, loại bỏ hoàn toàn những trở ngại về khoảng cách, không gian, thời gian.

Nguồn: https://econtract.fpt.com.vn

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button