Coping mechanism là gì?
Theo nghiên cứu của trường đại học Stanford, khi căng thẳng, con người thường có xu hướng quay về những thói quen cũ hơn của mình. Chẳng hạn, nếu bạn có thói quen tập thể dục thì bạn sẽ tập thể dục nhiều hơn vào những lúc bạn căng thẳng. Tương tự với các thói quen xấu như nghiện game, rượu bia, thuốc lá,… Điều này được giải thích là khi cơ thể căng thẳng, bạn không còn năng lượng để thực hiện điều gì đó mới mẻ nữa.
Ví dụ: Thông thường khi mọi người bắt đầu uống rượu như một hình thức xã giao hoặc để cho vui, rồi từ từ biến rượu thành cơ chế đối phó mỗi khi gặp tình huống stress. Cuối cùng, họ trở thành người nghiện rượu khi căng thẳng trong cuộc sống ngày càng gia tăng nhiều hơn.
Vì vậy, để có một cơ chế đối phó lành mạnh mấu chốt nằm ở hai điểm sau:
- Bạn cần có hoạt động yêu thích thuộc nhóm cơ chế đối phó thích ứng. Ngoài những hoạt động lành mạnh kể trên, bạn có thể tìm hiểu 4 kỹ thuật sơ cứu đơn giản khi xuất hiện tình trạng lo âu hoặc 5 cách thực hành chánh niệm bằng đôi tay. Những hoạt động càng dễ dàng và nhanh càng có lợi cho bạn, bởi vì bạn có thể ngay lập tức sử dụng nó mỗi khi căng thẳng ập đến.
- Biến hoạt động yêu thích trở thành thói quen và cố gắng duy trì mỗi ngày đến mức bạn không cần nghĩ quá nhiều mỗi khi thực hiện nó. Cũng giống như việc đánh răng vào buổi sáng, khi cơ thể đã “vào nếp” thì sẽ tự động thực hiện hành động đó như cơ chế tự điều chỉnh tâm trạng.
Cơ chế đối phó (coping mechanism) là những chiến thuật giúp cho chúng ta đối mặt với những cảm xúc căng thẳng hoặc tổn thương tâm lý. Hiểu rõ hơn về cơ thể của mình sẽ giúp bạn kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực một cách tốt hơn và giữ được sự ổn định về mặt tâm lý trong cuộc sống.