Kiến thức

So sánh Cross Margin và Isolated Margin

Vay ký quỹ trong đầu tư chứng khoán đang trở nên phổ biến hơn đối với nhà đầu tư Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết, bên cạnh hình thức ký quỹ thông thường hay còn gọi là Cross Margin, còn một hình thức khác là Isolated Margin. Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa Cross Margin và Isolated Margin trong bài viết dưới đây.

So sánh Cross Margin và Isolated Margin
So sánh Cross Margin và Isolated Margin

Cross Margin là gì?

Cross Margin là hình thức vay ký quỹ theo tổng tài khoản. Trong đó, toàn bộ tiền vốn, lãi vay và tỷ lệ ký quỹ được tính trên tất cả các giao dịch với các mã chứng khoán trong danh mục đầu tư.

Trong Cross Margin, khi tỷ lệ ký quỹ của tổng tài khoản chạm mốc xử lý, công ty chứng khoán sẽ lựa chọn các mã có lợi cho công ty để bán giải chấp.

Isolated Margin là gì?

Isolated Margin là hình thức vay ký quỹ riêng biệt theo từng mã cổ phiếu. Tiền vốn ban đầu, dư nợ phát sinh và lợi nhuận đầu tư được quản lý theo từng mã chứng khoán với tỷ lệ ký quỹ tương ứng.

Trong Isolated Margin, nếu tỷ lệ ký quỹ của một mã chạm mốc xử lý, chỉ mã đó bị bắt buộc thanh lý chứ không ảnh hưởng đến tổng tài khoản.

Chuyên gia chia sẻ  Nhiều cạm bẫy khi đầu tư tiền ảo

Phân biệt Cross Margin và Isolated Margin

Nên lựa chọn Cross Margin hay Isolated Margin?

Cross Margin

  • Nhà đầu tư theo dõi được những thông tin tổng quát được áp dụng cho toàn bộ tài khoản.
  • Tỷ lệ ký quỹ áp dụng chung cho toàn bộ tài khoản giúp đơn giản hóa quản trị nhưng hạn chế trong việc đa dạng hóa chiến lược đầu tư.
  • Call Margin và Force Sell được thực hiện trên tổng tài khoản. Nếu bị Force Sell, công ty chứng khoán sẽ tiến hành bán xử lý theo hướng có lợi cho mình.
  • Khi thị trường có biến động mạnh, nhà đầu tư có nguy cơ bị thiệt hại lớn trên tổng tài sản.

Isolated Margin

  • Nhà đầu tư theo dõi được những thông tin cụ thể được áp dụng cho từng deal.
  • Tỷ lệ ký quỹ áp dụng cho từng mã chứng khoán giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư với những mục tiêu khác nhau.
  • Call Margin và Force Sell được thực hiện trong phạm vi deal. Nhà đầu tư có thể chủ động theo dõi việc bổ sung hay xử lý tài sản theo từng mã chứng khoán.
  • Những khoản thua lỗ được hạn chế trong phạm vi deal, không ảnh hưởng tới tài sản khác.
Thông tin chi tiết theo từng deal khi sử dụng Isolated Margin

Ví dụ về Cross margin và Isolated margin

Để hiểu hơn về 2 loại hình này, bạn hãy xem qua ví dụ bên dưới nhé.

A và B cùng đầu tư vào 2 cổ phiếu X và Y. Ban đầu, giá 1 cổ phiếu X là 10; giá 1 cổ phiếu Y là 12. Nhưng sau đó, giá của X giảm xuống còn 7 và giá của Y tăng lên 14. (Đơn vị: nghìn đồng)

  • A sử dụng Cross Margin để mua 1.000 cổ phiếu X và 1.000 cổ phiếu Y với tỷ lệ ký quỹ 50%. Trong đó, A tự bỏ ra 11.000 và vay ký quý 11.000.
Chuyên gia chia sẻ  Etherscan là gì? Hướng dẫn kiểm tra giao dịch trên Etherscan 2024

Khi giá cổ phiếu thay đổi, tổng tài khoản của A còn 21.000 bao gồm tiền vốn là 10.000 và tiền vay là 11.000.

Như vậy, tỷ lệ ký quỹ của A còn 10.000 / 21.000 = 47,62%

Lúc này, tài khoản vẫn ở trạng thái bình thường nhưng A bị lỗ 1 triệu đồng.

  • B sử dụng Isolated Margin để mua riêng 1.000 cổ phiếu X với tỷ lệ ký quỹ 50% (Deal 1) và 1.000 cổ phiếu Y với tỷ lệ 50% (Deal 2).

Khi giá thay đổi, giá trị tài sản của Deal 1 là 7.000 gồm 2.000 vốn tự có và 5.000 vốn vay. Tỷ lệ ký quỹ lúc này là 2.000/7000 = 28,57% < 30%. Force Sell được thực hiện với riêng Deal 1 để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức duy trì.

Trong khi đó, với cách tính như trên, tỷ lệ ký quỹ của Deal 2 tăng lên là 57,14%. Đồng thời B có lãi 2 triệu đồng.

Nên lựa chọn Cross Margin hay Isolated Margin?

Mỗi hình thức ký quỹ đều có những lợi ích và rủi ro riêng. Nó cho phép bạn có sự lựa chọn phù hợp đối với chiến lược đầu tư của mình. Thành công hay thất bại cuối cùng phụ thuộc vào quyết định dừng lại đúng lúc hay không của bạn.

Cross Margin cho phép bạn kiểm soát được tổng quát tài khoản ký quỹ của mình. Nhờ đó, bạn có thể đơn giản hóa quá trình đầu tư, tiết kiệm thời gian quản trị tài khoản.

Còn Isolated Margin thích hợp cho một nhà đầu tư linh hoạt trong chiến lược của mình. Hình thức này cho phép bạn chủ động quản lý lãi, lỗ cụ thể theo từng deal và đưa ra quyết định với từng mã cổ phiếu.

Chuyên gia chia sẻ  ARPA là gì? Toàn tập về tiền điện tử ARPA
MARGIN – Sản phẩm Isolated Margin đầu tiên tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có sản phẩm MARGIN X theo hình thức ký quỹ riêng biệt do DNSE cung cấp. Với lợi thế nổi bật trong việc tạo giao dịch theo từng deal, nhà giao dịch có thể đa dạng hoá chiến lược đầu tư và quản trị rủi ro linh hoạt hơn.

Kết

Sử dụng Margin trong đầu tư chứng khoán mang lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội song cũng không ít những rủi ro. Hi vọng bài viết đã mang lại những thông tin bổ ích để bạn so sánh được sự giống và khác nhau giữa Cross Margin và Isolated Margin từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button