Kiến thức

Dev là nghề gì? Công việc mà một dev phải làm

Thị trường việc làm ngày nay, developer có thể được xem là một trong các vị trí thuộc hàng “top” với chế độ lương thưởng, đãi ngộ, thu nhập khủng. Vậy dev là nghề gì mà hot tới vậy? Công việc mà các dev phải làm hằng ngày là những gì? Chế độ lương thưởng của công việc này ra sao? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của E-Learning PTIT để tìm ra câu trả lời cho mình nhé!

1. Dev là nghề gì?

Dev là tên viết tắt của từ Developer là tên thường gọi đối với các lập trình viên. Hiểu một cách đơn giản dev chính là người đảm nhận vai trò viết mã code, tạo ra các phần mềm hay chương trình và ứng dụng sử dụng trên các thiết bị số ngày nay. Nền móng của các sản phẩm phần mềm ứng dụng thông minh ta có bây giờ là do dev đặt nền móng.

Dựa trên tiêu chí và yêu cầu cụ thể từ khách hàng mà chủ yếu là các doanh nghiệp họ sẽ tạo các chương trình, phần mềm và ứng dụng. Một ví dụ đơn giản, doanh nghiệp muốn tạo ra ứng dụng tích điểm dành cho khách hàng khi mua sản phẩm của mình. Dựa trên yêu cầu cụ thể đó, các dev sẽ sử dụng kỹ năng và sự hiểu biết về ngôn ngữ lập trình để tạo dựng nền móng cho ứng dụng ấy.

Chuyên gia chia sẻ  Cổng DVI là gì? Các loại cổng DVI phổ biến và phân biệt DVI với HDMI

>> Xem thêm: Nghề viết code là gì? Phân biệt coder và developer?

2. Những công việc mà Dev phải làm

Công việc thường thấy của một developer là làm gì? Các vị trí lập trình viên khác nhau sẽ đảm nhận vai trò và thực hiện công việc khác nhau. Tuy nhiên ở đây chúng tôi đã tổng hợp cho bạn một số việc cơ bản mà dev thường thực hiện trong một doanh nghiệp:

  • Phân tích nhu cầu thị trường, vấn đề vướng mắc công nghệ của người dùng.
  • Tạo nên các chương trình, phần mềm từ các các ngôn ngữ lập trình, dựa trên nhưng yêu cầu xây dựng của khách hàng.
  • Nâng cấp phần mềm hoặc cài đặt các tính năng mới cho phần mềm dựa trên phát sinh nhu cầu của khách hàng.
  • Sửa chữa, bảo trì thường xuyên các lỗi hệ thống, để đảm bảo ứng dụng, phần mềm hoạt động trơn tru.
  • Kiểm tra và test thử phần mềm và cộng tác với chuyên gia máy tính để đảm bảo xây dựng phần mềm chất lượng cao nhất.
  • Liên tục nghiên cứu và tìm tòi cải tiến các sản phẩm công nghệ của mình.

>> Xem thêm: Thông tin Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm [Chi tiết – Chính xác]

3. Lương dev tại thị trường Việt Nam

Ở Việt Nam cũng như một số nơi khác, Developer được xem như một trong những ngành nghề có thu nhập rất cao đến từ việc đầu tư khủng cho công nghệ. Nguyên nhân là do sự đòi hỏi lớn từ chất xám cũng như thể lực, chính là tính chất nghề nghiệp của công việc này. Tuy nhiên, các mức lương của mỗi Dev phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm và mức độ phát triển của công ty, nơi bạn làm việc.

Chuyên gia chia sẻ  Tin nhắn push là gì? Nó có tốn phí không và cách để chặn tin nhắn push của các nhà mạng

Mức lương khởi điểm trung bình áp dụng cho sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường và đang đi làm lấy kinh nghiệm là khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/tháng. Còn mức lương từ 40 – 50 triệu đồng/tháng, sẽ áp dụng đối với trường hợp các lập trình viên cấp cao trở lên, với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc, đòi hỏi khối lượng công việc và trách nhiệm nặng nề hơn. Nhìn chung, đây là mức đãi ngộ khá cao so với mức lương chi trả trung bình của một số ngành nghề khác có tại Việt Nam.

>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Ngành công nghệ thông tin cần học những gì?

4. Học gì để trở thành dev?

Để đảm nhận tốt công việc của một lập trình viên hay dev, thì bạn một môi trường đào tạo đủ chuyên nghiệp. Việc chọn đúng nơi đào tạo là một yếu tố quyết định xem, bạn sẽ lĩnh hội được những kiến thức nào trước khi bước ra ngoài và trực tiếp hành nghề.

Hệ đào tạo đại học từ xaHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với ngành công nghệ thông tin đã làm được điều này. Với môi trường học tập của PTIT, các học viên được chuẩn bị chu đáo các kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu về công nghệ thông tin hay những gì liên quan đến dev thông qua phối hợp lý thuyết và tài liệu minh họa trực tuyến.

Chuyên gia chia sẻ  Nói không với lỗi VALUE trong Excel chỉ với vài bước đơn giản

Lý thuyết mà các học viên được học trên phần mềm đều được soạn thảo bởi những cố vấn chuyên môn của trường có thâm niên lâu năm trong nghề . Đấy là sự chuẩn bị chu đáo cho học viên mà PTIT đem lại để các lập trình viên tương lai có thể thích ứng nhanh và đảm trách tốt công tác ở mọi vị trí khi nhận.

5. Lời kết

Qua bài viết này mong rằng các bạn có thể hình dung rõ hơn về dev là nghề gì? Cơ hội của học viên ra trường thường sẽ đảm nhận vai trò nào liên quan đến dev. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại liên hệ phía dưới để được giải đáp ngay nhé!

Link tham khảo: glints.com, blog.topcv.vn

>> Xem thêm: Công nghệ – Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở việt nam

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button