Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ?
Thực tế, DHT là một dẫn xuất của nội tiết tố nam testosterone. Đây được coi là “kẻ thù” của các nang tóc bởi nó ức chế sự phát triển của các nang này. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị rụng tóc.
Testosterone chuyển đổi thành DHT với sự hỗ trợ của enzyme 5-alpha reductase. Các nhà nghiên cứu cho rằng, rụng tóc không phải do sự hoạt động của testosterone mà là mức độ liên kết của DHT với các thụ thể trong nang da đầu. DHT thu nhỏ các nang tóc, khiến tóc khỏe mạnh không thể phát triển được.
Quá trình nội tiết tố testosterone chuyển đổi thành DHT và gây hại cho các nang tóc có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Trong điều kiện bình thường, cơ thể phụ nữ có một hàm lượng nhỏ testosterone của nam giới. Do đó, ngay cả mức thấp thì DHT cũng có thể gây rụng tóc.
Khi mức testosterone tăng cao sẽ kéo theo sự gia tăng của nồng độ DHT và có thể dẫn đến một vài bệnh lý. Thông qua quá trình xét nghiệm máu có thể xác định được nồng độ DHT.
Tóm lại, nội tiết tố hoạt động tốt nhất khi chúng ở trạng thái cân bằng. Không nên để nội tiết tố androgen (nội tiết tố nam) tăng lên gây ra các bệnh lý. Trong khi đó, hàm lượng nội tiết tố nữ khi bị hạ thấp có thể là điều kiện thuận lợi để nội tiết tố androgen như DHT tăng cao. Sự mất cân bằng này có thể gây ra vấn đề rụng tóc.
Ngoài ra, một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển và rụng tóc là do mất cân bằng hormone tuyến giáp, mang thai, bệnh lý và một số loại thuốc.
Tính chất chu kỳ của tóc và nội tiết tố là một lý do khiến rụng tóc có thể tăng lên trong thời gian ngắn. Cụ thể: Nội tiết tố testosterone ở nam giới giảm 10%/ 10 năm sau độ tuổi 30. Nồng độ hormone của phụ nữ giảm khi ở thời kỳ tiền mãn kinh và giảm mạnh trong thời kỳ mãn kinh.
Tóm lại, rụng tóc chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân nội tiết tố, còn thuốc chỉ là một yếu tố tác động rất nhỏ.