Kiến thức

Domain name system là gì? Kiến thức thú vị về DNS

Domain Name System là gì? Đây một khái niệm mới mẻ và rất “khó nhai” đối với những bạn mới học lập trình hay muốn xây dựng một Website cho bản thân mình. Qua bài viết này, Tenten tin tức sẽ bật mí cho bạn những kiến thức thú vị về vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!

Trong thế giới công nghệ nói chung và thiết kế website nói riêng, D là khái niệm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chắc hẳn trong chúng ta, kể cả đối với những người không học chuyên sâu về công nghệ thông tin đều đã nghe tới cụm từ viết tắt này hay nghe đến từ Domain.

Domain Name System là gì?

Domain Name System còn được viết tắt DNS, mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền. Domain Name System được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.

Nó còn mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền. Hiểu một cách ngắn gọn nhất, DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại. Vì ngôn ngữ giao tiếp của chúng ta là tên và chữ viết, còn máy tính chỉ có thể hiểu được các dãy số mà thôi!

Thao tác này của DNS giúp liên kết các thiết bị mạng với nhau nhằm mục đích định vị và gán một địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet.

Chức năng của Domain Name System là gì?

Domain Name System có thể được hiểu như một “người phiên dịch” và “truyền đạt thông tin” của Website. DNS sẽ làm công việc dịch tên miền thành một địa chỉ IP gồm 4 nhóm số khác nhau.

Ví dụ như www.tenmien.com thành 123.456.789.321 hoặc ngược lại dịch một địa chỉ IP thành tên miền. Tất cả đều được “phiên dịch viên” này quy đổi sang các con số.

Chuyên gia chia sẻ  FXCE: Crypto | Token Burn là gì? Cách loại bỏ tài sản crypto khỏi nguồn cung

Sau khi mã hóa như thế, trình duyệt sẽ hiểu và đăng nhập vào được. Và khi người dùng đăng nhập vào một website, thay vì phải nhớ và nhập một dãy số địa chỉ IP của hosting thì chỉ cần nhập tên website là trình duyệt tự động nhận diện và đưa ra kết quả.

Mỗi máy tính trên Internet đều có một địa chỉ IP duy nhất. Địa chỉ IP này được dùng để thiết lập kết nối giữa server máy chủ và máy khách để khởi đầu một kết nối. Bất kỳ khi nào, bạn truy cập vào một website tùy ý hoặc gửi một email, thì Domain Name System đóng vai trò rất quan trọng trong trường hợp này.

Ngoài ra thì mỗi DNS còn có chức năng ghi nhớ những tên miền mà nó đã phân giải và trong những lần truy cập tới, nó sẽ ưu tiên sử dụng. Đó là lý do mà bạn sử dụng nhiều dịch vụ mạng như research thông tin, xem phim, chơi game giải trí,… nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Domain Name System hoạt động như thế nào?

DNS hoạt động từng bước theo cấu trúc của nó. Bước đầu tiên là một truy vấn để lấy thông tin được gọi là “DNS query” .

Lại quay về với ví dụ tìm kiếm website www.google.com trong web browser nhé!

→ Đầu tiên, DNS server sẽ tìm thông tin phân giải trong file hosts – tức file text trong hệ điều hành, chịu trách nhiệm chuyển hostname thành IP.

domain name system là gì

  • Nếu không thấy thông tin, nó sẽ quay về tìm trong cache – bộ nhớ tạm của phần cứng hay phần mềm. Nơi phổ biến nhất thường lưu thông tin này chính là bộ nhớ tạm của trình duyệt và bộ nhớ tạm ISP (Internet Service Providers.
  • Nếu không nhận được thông tin, bạn sẽ thấy mã bị lỗi hiện lên.

Các loại bản ghi DNS

  • CNAME Record (Bản ghi CNAME): Cho phép bạn tạo một tên mới, điều chỉnh trỏ tới tên gốc và đặt TTL. Tóm lại, tên miền chính muốn đặt một hoặc nhiều tên khác thì cần có bản ghi này.
  • A Record: Bản ghi này được sử dụng phổ biến để trỏ tên Website tới một địa chỉ IP cụ thể. Đây là bản ghi DNS đơn giản nhất, cho phép bạn thêm Time to Live (thời gian tự động tái lại bản ghi), một tên mới và Points To ( Trỏ tới IP nào).
  • MX Record: Với bản ghi này, bạn có thể trỏ Domain đến Mail Server, đặt TTL, mức độ ưu tiên (Priority). MX Record chỉ định Server nào quản lý các dịch vụ Email của tên miền đó.
  • AAAA Record: Để trỏ tên miền đến một địa chỉ IPV6 Address, bạn sẽ cần sử dụng AAA Record. Nod cho phép bạn thêm Host mới, TTL,IPv6.
  • TXT Record: Bạn cũng có thể thêm giá trị TXT, Host mới, Points To, TTL. Để chứa các thông tin định dạng văn bản của Domain, bạn sẽ cần đến bản ghi này.
  • SRV Record: Là bản ghi dùng để xác định chính xác dịch vụ nào chạy Port nào. Đay là Record đặc biệt trong DNS. Thông qua nó, bạn có thể thêm Name, Priority, Port, Weight, Points to, TTL.
  • NS Record: Với bản ghi này, bạn có thể chỉ định Name Server cho từng Domain phụ. Bạn có thể tạo tên Name Server, Host mới, TTL.
Chuyên gia chia sẻ  Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường ví điện tử

Các loại DNS Server và vai trò

Có 4 server tham gia vào trong hệ thống phân giải tên miền, bao gồm:

Root Name Servers

Cũng thường được gọi là Name Server. Đây là Server quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Bạn cũng có thể hiểu rằng, Root Name Server chính là một thư viện để định hướng tìm kiếm giúp bạn.

Theo quy trình thực tế, sau khi nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, Root Name Server sẽ phản hồi rằng nó cần tìm trong các top-level domain name servers ( TLD Name Servers ) cụ thể nào.

DNS Recursor

Như đã nhắc đến ở trên, “cạ cứng” này đóng vai trò như một nhân viên cần mẫn, nhận nhiệm vụ lấy và trả thông tin về cho trình duyệt để tìm đúng thông tin mà chúng cần. Nói cách khác, DNS Recursor giữ trách nhiệm liên lạc với các Server khác để phản hồi đến trình duyệt người dùng. Tất nhiên là trong quá trình lấy thông tin, đôi khi nó cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ của Root DNS Server.

TLD Nameserver

Khi bạn muốn truy cập Google hay Facebook, thường, phần mở rộng của bạn sẽ là “.com” đúng không? Vậy tôi muốn bạn biết rằng, nó chính là một trong các Top-level Domain đấy. Và Server cho loại Top-level domain này gọi là TLD Nameserver. Đây là nhà quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.

Chuyên gia chia sẻ  Tin tức

Theo trình tự, TLD Name Server sẽ phản hồi từ DNS Resolver, sau đó giới thiệu nó cho một Authoritative DNS Server – hay nơi chứa chính thức nguồn dữ liệu của tên miền đó.

Authoritative Nameserver

Khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver, đó là lúc mà việc phân giải tên miền diễn ra.

Mặt khác, Authoritative Name Server có chứa thông tin cho biết tên miền đang gắn với địa chỉ nào. Nó sẽ cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP cần thiết tìm thấy trong danh mục những bản ghi của nó.

Vừa rồi là một số thông tin cơ bản nhất về Domain Name System. Nếu là người yêu công nghệ thông tin và muốn dấn thân vào ngành này thì theo dõi Tenten tin tức để cập nhật những thông tin thú vị nhé!

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Domain Name System là gì”

dns 8.8.8.8 là gì Preferred DNS Server la gì dns 1.1.1.1 là gì Ddns là gì Chức năng của DNS Dns server la gì Hệ thống tên miền được tổ chức như thế nào Root Server la gì

Bài viết liên quan

DNS là gì? Các kiến thức cơ bản về DNS Hướng dẫn cấu hình dns đối với tên miền đang sử dụng NS của dịch vụ Fo, SecureWeb, Seolover TENTEN chính thức cung cấp dịch vụ DNSSEC cho tên miền VN Cách đăng ký tên miền miễn phí – Top 7 website uy tín

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button