Ethereum Classic (ETC coin) là gì? Tất cả thông tin về ETC coin
Mục lục 1. ETC coin hay Ethereum Classic là gì? 2. Sự kiện Ethereum Classic Hard Fork 3. Thông tin về ETC coin 4. Sự khác biệt giữa ETH và ETC 5. Kết luận
ETC coin hay Ethereum Classic là gì?
ETC coin hay Ethereum Classic là một nền tảng Blockchain phi tập trung cho phép mọi người xây dựng và sử dụng các ứng dụng phi tập trung. Tương tự như Bitcoin, Ethereum Classic là một dự án nguồn mở được xây dựng bởi cộng đồng toàn cầu và không có ai kiểm soát hay sở hữu toàn bộ mạng lưới.
Thực chất, Ethereum Classic chính là Blockchain nguyên thủy của Ethereum hiện tại.
Xem thêm: [Crypto Mining] Ethereum Mining A-Z. Tương lai các thợ đào sẽ ra sao khi mạng lưới Ethereum chuyển đổi thuật toán đào?
Sự ra đời của ETC
Phải đến khi Ethereum được cập nhật và chia tách, Ethereum Classic (ETC) mới chính thức được ra đời. Sự kiện đó chính là Hard Fork của Ethereum vào ngày 20/07/2016.
Nguyên nhân dẫn đến sự kiện này bắt đầu từ vụ tấn công của hacker vào hệ thống của tổ chức phân quyền tự động (DAO) vào ngày 17/06/2016 thông qua một lỗ hổng bảo mật. Các hacker đã rút ra 1/3 số tiền của DAO trị giá 3,6 triệu Ether (ETH), tương đương 50 triệu USD tại thời điểm bấy giờ. Cần lưu ý rằng lỗ hổng được hacker khai thác là lỗ hổng của hệ thống DAO chứ không phải lỗ hổng từ nền tảng Blockchain của Ethereum.
Tuy nhiên, số tiền được hacker rút ra vẫn tạm thời nằm trong DAO do hợp đồng thông minh (smart contract) của DAO quy định rằng tất cả số tiền đầu tư ETH được rút ra sẽ không được quyền truy cập trong 28 ngày. Sau sự việc lần này, cộng đồng Ethereum đã tiến hành họp bàn nhằm giải cứu đồng Ethereum. Khi đó, đã có 3 phương án được đưa ra bao gồm:
-
Giữ nguyên hiện trạng (Nobody Does Anything): có nghĩa là sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào trong Blockchain và số tiền đã bị đánh cắp sẽ không được hoàn lại cho DAO. Những người ủng hộ phương án này cho rằng bất kỳ sự can thiệp nào vào Blockchain đều ảnh hưởng đến triết lý và bản chất của Ethereum. Họ cho rằng mã code là bất biến và cần được giữ nguyên (code is law). Tuy nhiên rất nhiều người không ủng hộ phương án này và yêu cầu cần có sự điều chỉnh trong chuỗi để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng Ethereum.
-
Soft Fork: có 2 cách để thực hiện việc cập nhật chuỗi là soft fork và hard fork. Soft fork có nghĩa là thực hiện những thay đổi phần mềm nhưng vẫn đảm bảo tương thích với giao diện cũ (backward compatible). Soft fork không yêu cầu người dùng nâng cấp phiên bản mới nhất cho giao diện hiện tại. Ý tưởng của soft fork là sẽ từ chối lượng ETH đã bị hacker lấy cắp thông qua việc cô lập và đóng băng các khối ether chứa giao dịch bị đánh cắp. Tuy nhiên, phương án này mang lại rủi ro cao khi tạo ra các lỗ hổng cho khiến cho hệ thống dễ bị tấn công từ chối dịch vụ (DoS).
-
Hard Fork: phương án này cho phép nhà phát triển thay đổi và tạo ra một giao thức hoàn toàn mới độc lập với giao thức blockchain hiện hữu (not backward compatible). Điều này bắt buộc tất cả người dùng cần cập nhật giao diện mới để tiếp tục sử dụng blockchain. Mục đích chính của phương án này nhằm hoàn lại tất cả khoản tiền đã bị lấy cắp về cho DAO mà không tạo ra một lỗ hổng hệ thống nào.
Xem thêm: [Crypto Fork] Sự thật ẩn giấu xoay quanh “Fork” trong thế giới tiền mã hóa
Cuối cùng, cộng đồng đã đưa ra một quyết định đầy tranh cãi khi lựa chọn Hard Fork, nhằm mục đích hoàn lại số tiền bị đánh cắp cho nhà đầu tư. Đây được xem là thời khắc quan trọng nhất trong lịch sự phát triển của tiền điện tử, theo đánh giá của Gavin Wood đồng sáng lập Ethereum.
Tuy nhiên, một bộ phận khác (1) đã phản đối quyết định này, họ đã từ chối phiên bản cập nhật của Blockchain Ethereum và quyết định ở lại với chuỗi Blockchain cũ. Kết quả vào ngày 20/07/2016, tại block số 1.920.000, hai chuỗi Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC) chính thức bị chia tách và phát triển song song cho đến hôm nay.
Sự kiện Ethereum Classic Hard Fork
Sự việc bắt nguồn từ lỗi trong Smartcontract
Trước tháng 07/2016, ETH và ETC là cùng một Blockchain duy nhất “Ethereum”. Nhưng do một lỗi trong Smart contract gây quỹ của DAO thực thi trên Ethereum (hoàn toàn lỗi của smart contract, không phải lỗi blockchain). Từ đây, các hacker đã khai thác lỗi này để rút hết một lượng lớn là 3,6 triệu ETH, tương ứng 50 USD tại lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, trong smart contract DAO, tiền trong ví được chỉ định sẽ bị khóa trong 28 ngày. Do đó, các hacker đã phải đợi 28 ngày để có thể truy cập đầy đủ quyền dùng số tiền 50 triệu USD. Để cứu các nhà đầu tư, Ethereum Foundation đã đẩy nhanh việc khởi động một chương trình cứu trợ gây tranh cãi thông qua quyết định của Carbon Vote để thu hồi ETH bị đánh cắp, thay đổi mã lệnh blockchain đã bị mất cắp bằng một bản hard fork.
Những người yêu thích, ủng hộ Bitcoin, tôn trọng lịch sử không thể thay đổi của blockchain và phản đối đợt hard fork này đã ra quyết định từ chối cập nhật, ở lại Ethereum Classic và sử dụng xã hội đồng thuận để giải quyết số lượng ETH bị đánh cắp.
Xem thêm: Công nghệ Blockchain là gì? Sự khác biệt giữa Blockchain và Bitcoin
Kết quả là vào ngày 20 tháng 7 năm 2016, tại khối số 1.920.000, hai chuỗi Ethereum và Ethereum Classic đã chính thức tách và phát triển song song cho đến ngày nay. Trong khi số tiền bị mất được thu hồi, hậu quả của đợt hard fork này đã khiến mạng Ethereum chia thành hai chuỗi, Ethereum Classic (ETC) và Ethereum (ETH).
Chuỗi Ethereum và Ethereum Classic chuyển sang POS
Blockchain Ethereum (ETH) đi theo tốc độ và kế hoạch chuyển sang Proof-of-Stake (PoS). Còn Ethereum Classic là vẫn giữ nguyên hệ thống giống như Bitcoin, tạo dựng một blockchain an toàn, phi tập trung.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 2016, tại khối 1.920.000, hai chuỗi Ethereum và Ethereum Classic đã chính thức được chia tách và phát triển song song cho đến ngày nay. Kết quả là, trong khi số tiền bị mất được thu hồi, hậu quả của đợt hard fork này đã khiến mạng Ethereum chia thành hai chuỗi, Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC). Blockchain Ethereum (ETH) theo đuổi tốc độ xử lý và có kế hoạch chuyển sang bằng chứng cổ phần.
Ethereum Classic sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW). Vì vậy, bạn có thể kiếm ETC bằng cách khai thác. Hiện tại, có hai cách phổ biến để khai thác ETC: solo mining và pool mining.
Xem thêm: Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là gì? Tổng quan về sàn DEX 2022
Thông tin về ETC coin
Thông số kỹ thuật của ETC coin
- Ticker: ETC.
- Blockchain: Ethereum Classic.
- Consensus: Proof of Work.
- Token type: Coin, Mineable.
- Block time: 13.1 giây.
- Block Reward: 3.2 ETC per block.
- Total Supply: 210,700,000 ETC.
- Initial Circulating Supply: 133,579,797.14 ETC.
ETC coin dùng để làm gì?
ETC nhằm thúc đẩy xử lý các giao dịch và smart contract.
- Gas Fee: Dùng làm thanh toán phí gas trong Ethereum Classic. Trung bình khoảng 21,000 gas/ giao dịch. Phí có thể dao động lên xuống, tùy vào tốc độ của mạng lưới, tính với công thức: “Transaction Fee = Gas Limit * Gas Price + Phí trả cho các miners”
- Phần thưởng: ETC coin được dùng làm phần thưởng cho các miner, chịu trách nhiệm duy trì hoạt động an toàn cho Ethereum Classic (Phần thưởng khoảng 3.2 ETC). Phần thưởng này sẽ bị giảm 20% sau khi 5 triệu block đã đào.
Mua ETC ở đâu?
Hiện tại, ETC coin đang được phép giao dịch trên nhiều sàn nổi tiếng như: Remitano, Huobi, BitMax, VCC Exchange,…
Xem thêm: Huobi Prime là gì? Những điều cần biết về nền tảng Huobi Prime và Primelist.
Sự khác biệt giữa ETH và ETC
Ethereum với Ethereum Classic có mục đích chung là cho mọi người tự do xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dapps) trên nền tảng. Tuy có chung mục đích, nhưng cả 2 có hướng đi riêng cho mình:
- Ethereum Classic đa phần là tập trung chủ yếu vào bảo mật và khả năng sử dụng.
- Ethereum thì lại tập trung nhiều hơn vào khả năng mở rộng và hiệu suất.
Kết luận
Thông qua bài viết, Remitano hy vọng đã cung cấp cho các bạn một cái nhìn cụ thể hơn về ETC. Nhìn chung, với tầm nhìn và chiến lược cụ thể của ETC, cùng với các tín hiệu thị trường có thể thấy tiềm năng của ETC là rất lớn trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử, bao gồm Ethereum Classic, cực kỳ biến động, tiềm ẩn những vấn đề khó lường. Vì vậy, bạn cần thận trọng và cập nhật mọi thông tin trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho mình.
Nếu anh em muốn đầu tư ETC, hãy thực hiện giao dịch ngay trên sàn Remitano, hoặc với nhiều cách thức đầu tư khác như Peer to Peer hay mua coin nhanh.
Các bạn có thể truy cập vào Fanpage, kênh youtube tin tức cũng như Group trao đổi tin tức nhanh chóng của Remitano. Chúng tôi sẽ luôn cập nhập kiến thức bổ ích hơn cho các bạn về Crypto.