Kiến thức

Eurodollar là gì?

Eurodollar là gì?

Huy Nam (*)

Bài 4.:

Eurodollar là gì?

Không nên nghĩ đơn giản đó là “đô-la châu Âu”, Eurodollar có thể hiểu là “đô-la Mỹ lưu hành hay giao dịch ở châu Âu”. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ đúng đối với các giao dịch đô-la Mỹ được ký thác tại các ngân hàng châu Âu.

Lúc đầu, với bối cảnh là châu Âu, Eurodollar được hiểu là: “U.S. dollar deposited in a bank outside the U.S. and used for trade within Europe.”

Điều này có nghĩa các khoản tiền đó đã “nhập tịch” vào các ngân hàng châu Âu và được dùng trong giao thương giữa các nước trong châu lục này với nhau. Từ đó, người ta gọi một món nợ bằng đô-la Mỹ được thỏa thuận tại châu Âu với nhau là an Eurodollar loan, thị trường vay mượn hay mua bán các Eurodollar loans đó là Eurodollar market.

Lúc đầu là vậy… Về sau hoạt động này không chỉ dừng lại ở châu Âu mà phát triển nhanh sang nhiều nước khác nên thuật ngữ Eurodollar trở thành “toàn cầu hóa”. Do đó, dân Mỹ và phần còn lại của thế giới gọi đây là: “A dollar-denominated deposit made in foreign banks or foreign branches of U.S. banks”.

Các chủ tài khoản (depositors) hoặc các nhà kinh doanh tiền tệ (money market traders) có thể chuyển các khoản đô-la Mỹ về các trung tâm tài chính đang có nhu cầu, bất kỳ là Âu hay châu Á… để tận dụng hiệu quả tại nơi đang có lãi suất cao.

Chuyên gia chia sẻ  Chế độ VOX đàm thoại rảnh tay trên bộ đàm

Lãi suất liên ngân hàng LIBOR (London Interbank Offered Rate) là lãi suất cho vay dựa trên Eurodollar tại trung tâm tài chính Luân Đôn.

Liên quan đến Eurodollar còn có một công cụ huy động vốn quan trọng là Eurodollar bond – Eurodollar bond is a dollar-denominated bond sold to investors outside the United States. Như vậy Eurodollar bond là hình thức thu hút đô-la Mỹ quay ngược về Mỹ. Đây là một công cụ kinh doanh tiền tệ (đô-la Mỹ) dành cho các cá nhân hay tổ chức bên ngoài nước Mỹ dựa vào sự lên giá hay mất giá của đồng bạc này trên thị trường hối đoái. Xem vậy, hình thức Eurodollar bond có thể còn là công cụ để một nước huy động thu hút vốn từ nước ngoài vào.

Theo đặc điểm hay là thuộc tính, có thể hiểu rằng Eurodollar chỉ chu chuyển qua lại trong các ngân hàng chứ không xuống phố. Vì vậy, nếu có việc sở hữu hoặc thanh toán một khoản đô-la Mỹ bằng tiền mặt, hoặc việc các cá nhân cất giữ đô-la Mỹ để làm của bên ngoài nước Mỹ thì ta vẫn gọi khoản đó là U.S. dollar chứ chẳng phải Eurodollar.

(*) Chuyên gia tài chính-chứng khoán, tác giả sách “Tài chính chứng khoán qua nhịp cầu Anh-Việt” do NXB Trẻ, Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Trung tâm kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hợp tác xuất bản.

Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới.

Chuyên gia chia sẻ  Hội chứng sợ “bỏ lỡ” trong xã hội hiện đại

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button