Kiến thức

Thuật ngữ EVM là gì? So sánh hai khái niệm EVM Blockchain và Non-EVM Blockchain

Nếu có quan tâm đến thị trường crypto thì ắt hẳn bạn đã từng nghe đến EVM. EVM là gì và có tầm quan trọng như thế nào? Bài viết này sẽ đi sâu vào các thông tin liên quan đến EVM.

EVM là gì?

EVM là gì? EVM, hay máy ảo Ethereum, là một loại máy ảo được vận hành bởi tất cả node trong mạng lưới Ethereum, có vai trò thực thi và xác thực smart contract. Từ đó, giúp cho các node trong Ethereum có tính đồng nhất trong dữ liệu, đồng thời duy trì sự phi tập trung của mạng lưới.

EVM là gì?

Cũng tương tự như mạng lưới Bitcoin khi các thợ đào đều tham gia vào xác thực giao dịch, mạng lưới Ethereum lại cần các node xác thực smart contract, vì mọi hoạt động trên mạng lưới Ethereum như lending/borrowing, gửi/nhận token,… đều thông qua smart contract. Vì vậy, tất cả các node trên Ethereum cần chạy một EVM để tham gia vào quá trình xác thực và nhận phần thưởng ETH.

Trong mạng lưới Ethereum, EVM giống như sandbox – một không gian riêng để có thể thực hiện các thao tác thử nghiệm, tính toán mà không làm ảnh hưởng đến mạng lưới bên ngoài. Máy ảo EVM hoàn toàn cô lập từ mạng Ethereum, giúp cho quá trình xác thực từ các node không ảnh hưởng tới hoạt động của mạng lưới.

Ngoài ra, các mạng lưới có tính tương thích EVM đồng nghĩa chúng triển khai smart contract có ngôn ngữ tương tự của Ethereum – Solidity. Đồng thời, các mạng lưới này cần có một máy ảo có khả năng xác thực Solidity là máy ảo EVM. Vì thế, EVM Blockchain là mạng lưới sử dụng cùng ngôn ngữ smart contract và cùng EVM với Ethereum.

Tìm hiểu mô hình hoạt động của EVM

Thuật ngữ “sổ cái phi tập trung” là một thuật ngữ được sử dụng trong mạng lưới như Bitcoin, mô tả về các quy tắc để mạng lưới có thể vận hành một cách an toàn và không phát sinh vấn đề. Tuy nhiên, trong mạng lưới Ethereum có tồn tại một chức năng góp phần cho sự phát triển hệ sinh thái là smart contract.

Do đó, thuật ngữ “sổ cái phi tập trung” không được áp dụng với mạng lưới Ethereum, thay vào đó là một thuật ngữ phức tạp hơn: distributed state machine. Để dễ hình dung, trạng thái (state) của mạng lưới Ethereum là một tập hợp dữ liệu trên mạng lưới. State sẽ được làm mới mỗi khi có khối (block) thêm vào mạng lưới.

Tìm hiểu mô hình hoạt động của EVM

Ethereum có thể tùy ý thay đổi trạng thái từ block này sang block khác miễn là phù hợp với quy tắc của mạng lưới, tương tự như Bitcoin. Các quy tắc cụ thể này được những EVM thiết lập nên.

Ngoài ra, smart contract của Ethereum được viết bằng ngôn ngữ lập trình Solidity nên những EVM còn đóng vai trò thay đổi ngôn ngữ lập trình sang bytecode. Bytecode là mã nguồn máy tính và có chức năng lưu trữ các opcode (operation code) để cho mạng Ethereum có thể trực tiếp hiểu và thực thi lệnh điều khiển.

Chuyên gia chia sẻ  Đúc Kết

Như vậy bạn đã hiểu EVM là gì và mô hình hoạt động của EVM ra sao. Sau đây hãy cùng khám phá về EVM Blockchain.

EVM Blockchain là gì?

EVM Blockchain là những mạng lưới dùng máy ảo EVM và smart contract có ngôn ngữ Solidity. Vì thế, các nhà phát triển dApp và blockchain thường không mất quá nhiều thời gian để xây dựng nền tảng, lý do là vì tính chất tương đồng ngôn ngữ lập trình. Từ đây, các nhà phát triển có thể dễ dàng xây dựng dApp có khả năng tương tác và kết nối đa chuỗi với những EVM Blockchain khác.

Vậy vì sao nhiều nhà phát triển muốn xây dựng blockchain tương thích với EVM?

Bởi vì blockchain Ethereum là một mạng lưới có hệ sinh thái lớn nhất tại thị trường crypto, với số lượng giao dịch hàng ngày lên đến khoảng 2 tỷ USD và TVL từng đạt ngưỡng 108 tỷ USD, tương đương với 65% TVL của thị trường DeFi. Do vậy mà việc một blockchain hoặc dApp tương thích với EVM có thể kết nối tới mảnh đất màu mỡ giống như Ethereum dễ dàng hơn so với các Non-EVM Blockchain.

Ưu điểm của EVM Blockchain

Đối với người dùng

Đối với người dùng, việc sử dụng các blockchain tương thích EVM thường sẽ có những ưu điểm như sau:

  • Cảm giác quen thuộc: Đa phần các mạng lưới tương thích với EVM đều có trải nghiệm và giao diện giống nhau. Từ những việc như tương tác dApp, sign wallet hay approve token đều tương tự như khi người dùng trải nghiệm trên hệ sinh thái Ethereum.
  • Có thêm các sản phẩm mới và tiện ích: Với việc người dùng quen thuộc với giao diện trải nghiệm ở những mạng lưới EVM, khi có nhiều blockchain EVM sinh ra thì sẽ mang lại nhiều sản phẩm mới và tiện ích cho người dùng. Từ đó, người dùng sẽ có nhiều lựa chọn trong các hoạt động tài chính giữa các mạng lưới khác nhau.

Ví dụ, vào năm 2021, GMX là một trong các sản phẩm lending/borrowing mang lại real yield cho người dùng, khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, việc dùng GMX chỉ có ở hai mạng lưới EVM là Arbitrum và Avalanche.

Ưu điểm của EVM Blockchain

Đối với nhà phát triển

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Đối với các dApp đã có tiếng tăm trên một số hệ sinh thái nhất định, họ sẽ dễ dàng mở rộng dApp sang những blockchain với tính tương thích EVM cao. Từ đó sẽ tăng độ nhận diện thương hiệu cho dApp. Ví dụ, Trader Joe từng là sàn DEX hàng đầu trên mạng lưới Avalanche, sau đó dự án nhanh chóng mở rộng sang mạng lưới Arbitrum và TVL tăng từ 6 triệu USD lên đến 26 triệu USD.
  • Không mất thời gian làm quen: Đối với những nhà phát triển mới hay dù có kinh nghiệm thì cũng tốn thời gian nghiên cứu và làm quen với một ngôn ngữ lập trình mới khi xây dựng dApp trên nhiều mạng lưới khác nhau. Nhưng đối với các mạng lưới EVM thì bộ công cụ và ngôn ngữ dùng để phát triển dApp cũng tương đồng với nhau, dẫn đến sự đơn giản hóa cho những nhà phát triển khi họ có thể xây dựng nhiều dApp ở nhiều mạng lưới EVM.
Chuyên gia chia sẻ  Gọi ngay để nhận tư vấn

Ngoài ra, thay vì bị giới hạn ở một blockchain nhất định, sản phẩm của đội ngũ sẽ được mở rộng ra những blockchain khác. Từ đó mở rộng sức ảnh hưởng và thu hút thêm nhiều người dùng hơn.

Nhược điểm của EVM Blockchain

EVM Blockchain mang nhiều ưu điểm và được coi như là một công nghệ “bất ly thân” với mạng lưới Ethereum, tuy nhiên bất kỳ công nghệ nào cũng không hoàn hảo và có nhược điểm riêng. Dưới đây là các nhược điểm khi một blockchain sử dụng EVM hoặc một dự án xây dựng trên blockchain EVM.

Rủi ro bị hack

EVM là một công nghệ giúp các dApp có thể triển khai trên nhiều blockchain khác nhau. Nhưng khi một dApp bị tấn công liên chuỗi (cross-ctain attack) giống như Poly Network vào tháng 08/2021 thì hệ quả ảnh hưởng rất lớn tới một dApp đa mạng lưới và thậm chí là có thể ảnh hưởng dù ít hoặc nhiều đến các hệ sinh thái.

Ngoài ra, các mạng lưới EVM đều sử dụng cùng một ngôn ngữ lập trình đó là Solidity, vì vậy trường hợp kẻ tấn công quen thuộc Solidity, tìm ra lỗ hổng và tấn công vào những mạng lưới EVM vẫn thường xuyên xảy ra.

Audit nhiều smart contract trên nhiều blockchain

Đối với một số nhà phát triển, việc áp dụng EVM cho blockchain hoặc xây dựng dApp trên EVM blockchain đồng nghĩa với việc họ có thể hướng tới việc mở rộng và kết nối với các hệ sinh thái EVM khác. Tuy nhiên, mỗi một blockchain cần những lần audit riêng biệt và chi phí cho việc audit smart contract là khá đắt đỏ.

Theo như Ulam (công ty hợp tác với dự án Algorand), giá của việc audit smart contract trên Ethereum có thể dao động trong khoảng 7500 – 45000 USD. Đặc biệt, có công ty còn yêu cầu lên đến 100000 USD. Tưởng tượng việc các dự án phải audit trên nhiều blockchain sẽ khiến cho chi phí lên rất cao, trong trường hợp dự án hướng tới việc mở rộng mạng lưới.

Phí giao dịch khá cao

Đối với các EVM Blockchain, phí gas luôn khá cao mỗi khi có nhiều giao dịch hoặc dữ liệu trên mạng lưới dần nhiều hơn. Ví dụ như ở Ethereum, phí giao dịch khi mạng lưới có ít hoạt động rơi vào tầm 7 – 10 USD, còn ở những mạng lưới như Starknet hoặc Avalanche thì cũng rơi vào khoảng 1 – 2 USD.

Ở những Non-EVM Blockchain như Sui, Solana, Aptos,…, phí giao dịch luôn ở mức 0,01 – 1 USD, thấp gấp 10 lần so với các blockchain EVM.

Non-EVM Blockchain là gì?

Non-EVM Blockchain là các mạng lưới không tương thích với EVM. Cụ thể, các mạng lưới Non-EVM Blockchain dùng ngôn ngữ lập trình cho smart contract khác so với những EVM Blockchain, ví dụ Cardano dùng Haskell/Plutus, Solana chạy Rust và C++,… Vì thế, với những ngôn ngữ lập trình khác nhau, mạng lưới EVM và Non-EVM không thể tương tác lẫn nhau.

Non-EVM Blockchain là gì?

Ưu điểm của Non-EVM Blockchain

Ethereum là một trong các mạng lưới đầu tiên sử dụng smart contract với máy ảo EVM. Vì thế, ở các thế hệ sau như Sui, Aptos, Solona,… quyết định cải tạo ngôn ngữ lập trình EVM thành nhiều ngôn ngữ khác nhau. Kết quả là những mạng lưới này luôn có tốc độ, hiệu suất và khả năng mở rộng tốt hơn nhiều so với các EVM Blockchain.

Chuyên gia chia sẻ  Apple Wallet là gì? Cách sử dụng Apple Wallet để quản lý thẻ quà tặng, vé máy bay, vé sự kiện,...

Ngoài ra, nhờ tập trung vào khía cạnh của hiệu suất mạng lưới nên các Non-EVM Blockchain luôn có chi phí giao dịch rẻ hơn nhiều so với EVM Blockchain.

Nhược điểm của Non-EVM Blockchain

Dù có khả năng vận hành tốt và có phí giao dịch rẻ nhưng Non-EVM Blockchain không có khả năng mở rộng sang các mạng lưới EVM. Như đã nói ở trên, Ethereum có hệ sinh thái lớn khiến cho nhiều dự án blockchain và dApp xây dựng với tính tương tác. Nếu như một dự án không có khả năng tương tác thì thường sẽ phải sử dụng nhiều phương thức để thu hút nhà phát triển hoặc người dùng đến với hệ sinh thái.

Bên cạnh đó, một mạng lưới sẽ không hoàn hảo về 3 khía cạnh bảo mật, phi tập trung và khả năng mở rộng. Ethereum là mạng lưới EVM hoàn hảo về độ bảo mật và phi tập trung, các mạng lưới EVM khác cũng gần như tương tự. Tuy nhiên, các mạng lưới Non-EVM thường chỉ hoàn thiện 2 khía cạnh bảo mật hoặc mở rộng, dẫn đến tình trạng có những mạng lưới thiếu phi tập trung hoặc chưa đủ độ bảo mật.

Mối tương quan giữa EVM và phí gas

Theo yellow paper về mạng lưới Ethereum của Gavin Wood, EVM là quasi Turing complete (bộ máy Turing tiệm cận hoàn hảo) bởi vì nhược điểm duy nhất của EVM chính là khả năng tính toán EVM phụ thuộc vào độ giới hạn của phí gas.

Gas là đơn vị đại diện cho chi phí tính toán và EVM chịu trách nhiệm thực hiện những quy trình tính toán này. Ở các mạng lưới EVM khác, cơ chế tính toán cũng tương tự với cách tính của Ethereum. Vì thế, giao dịch càng phức tạp thì người dùng cần phải trả càng nhiều phí gas để EVM thực hiện giao dịch.

Mối tương quan giữa EVM và phí gas

Bên cạnh đó, khi người dùng sử dụng ví tiền điện tử Web3 chắc hẳn biết đến từ “gas limit”. Gas limit là số lượng gas mà EVM sẽ sử dụng toàn bộ nhằm tính toán giao dịch của người dùng. Thông thường, một giao dịch bình thường sẽ cần ít nhất 21000 gas limit. Nếu như gas limit cao hơn thì khả năng tính toán của EVM dành cho giao dịch này sẽ nhanh hơn.

Tạm kết

Với những nội dung trên, có lẽ bạn đã hiểu rõ thuật ngữ EVM là gì, đồng thời biết điểm khác nhau giữa EVM Blockchain và Non-EVM Blockchain. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi FPT Shop thường xuyên nhé!

Một gợi ý nơi bán linh kiện máy tính chính hãng và uy tín dành cho bạn là FPT Shop. Khi mua hàng tại đây, bạn sẽ nhận được dịch vụ chăm sóc và chế độ bảo hành cực tốt. Mời bạn xem ngay:

Linh kiện máy tính

Xem thêm:

  • 5IREChain là gì? Tổng hợp những kiến thức quan trọng về hệ sinh thái Blockchain 5IRE
  • Layer 1 trong blockchain: Những gì bạn cần biết và sức ảnh hưởng với thị trường crypto

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button