Kiến thức

Fantom (FTM) là gì? Tìm hiểu toàn tập về nền tảng FTM và FTM token

Fantom – giải pháp thay thế với hy vọng mang lại hiệu suất tốt hơn Ethereum với tốc độ nhanh và mức phí thấp, cho phép các nhà phát triển tạo hợp đồng thông minh và những công cụ tài chính phi tập trung với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ trên blockchain của Ethereum. Cùng tìm hiểu thêm về nền tảng này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Fantom Network là gì?

Fantom là một nền tảng sử dụng công nghệ sổ cái phân tán, cho phép xây dựng các dApps, cải tiến các vấn đề về mở rộng mạng lưới mà các nền tảng Blockchain hiện nay đang gặp phải.

Tuy có cùng công nghệ sổ cái phân tán, Fantom không phải là một blockchain, nó được phát triển dựa trên công nghệ đó là Directed Acrylic Graph (DAG). Nó cực kỳ an toàn và có thể mở rộng bằng cách sử dụng những nguyên tắc aBFT nhằm đạt được sự đồng thuận, cùng với đó là một trình biên dịch xác minh và các máy ảo dựa trên việc đăng ký để thực hiện được các hợp đồng thông minh.

2. Cấu trúc của Fantom

Cấu trúc của Fantom gồm những thành phần sau: Application Layer, OPERA Ware Layer, OPERA Core Layer:

  • Chuỗi OPERA: Xử lý các sự kiện không đồng bộ mà các Miner không xử lý. Tất nhiên các dApp sẽ được hưởng lợi do có chi phí giao dịch thấp và thời gian diễn ra giao dịch gần như ngay lập tức
  • Lachesis Protocol: Giao thức Lachesis duy trì sự đồng thuận trong mạng lưới
  • Story Data: Các thông tin đã diễn ra được quản lý độc lập trong Story Data. Các Transaction và Smart Contract được lưu trữ để theo dõi và quản lý trong chuỗi
Chuyên gia chia sẻ  Saddle Stitch - Đường Chỉ Khâu Của Sự Hoàn Hảo

Xem thêm:

  • Theo dõi giá FTM/VNDC hôm nay
  • Theo dõi giá FTM/USDT hôm nay
  • Hướng dẫn mua Fantom (FTM)
  • Nghiên cứu về dự án Fantom (FTM)

3. Hệ sinh thái Fantom (Fantom ecosystem)

Fantom đã trở thành một hệ sinh thái quy mô nhỏ với hơn 200 dự án khác bên cạnh Fantom.Tương tự Kava, Fantom cũng tạo riêng cho mình các tính năng DeFi cơ bản và tích hợp vào ví Fantom, đó là: Liquid Staking, fMint, fLend, fTrade

4. Cách thức hoạt động của Fantom Network

  • Fantom là một dạng module
  • Module làm cho Fantom đặc biệt linh hoạt. Các nhà phát triển có thể chuyển các dApps dựa trên Ethereum hiện có của họ trên mạng chính Fantom Opera chỉ trong vài phút, nâng cấp đáng kể hiệu suất và giảm chi phí
  • Mỗi Lachesis sẽ đại diện cho một layer, đại diện cho sự đồng thuận cũng như ngăn xếp của công nghệ blockchain, đồng thời có thể kết nối được vào bất kỳ một sổ cái phân tán nào
  • Lachesis sẽ hỗ trợ cho việc triển khai mạng chính là Fantom Opera, đồng thời sử dụng các máy ảo Ethereum có tương thích Ethereum.

5. Những đặc điểm nổi bật của Fantom Network

5.1. Tính mở rộng

Mỗi mạng được xây dựng trên Fantom sẽ độc lập với nhau. Giao thông hoặc tắc nghẽn sẽ không ảnh hưởng tới sự ổn định cũng như hiệu suất của chúng.Thế hệ nền tảng blockchain đầu tiên (Ethereum và các nền tảng khác) đã mở ra cánh cửa cho các hợp đồng thông minh (smart contract), các hướng dẫn logic có điều kiện cho phép thực thi các ứng dụng trên blockchain.

Tuy nhiên, với các dApp phức tạp hơn và / hoặc với sự gia tăng của người dùng, toàn bộ mạng sẽ chậm lại. Điều này xảy ra vì tất cả các dApp sử dụng cùng một cơ sở hạ tầng.

Fantom đã giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng bằng cách cung cấp cho mỗi ứng dụng blockchain riêng của nó, tương tự như việc chạy mỗi ứng dụng trên các máy tính khác nhau thuộc cùng một mạng.

Mỗi một blockchain sẽ độc lập với nhau, đồng thời có token tùy chỉnh và các quy tắc quản trị. Tuy vậy, tất cả sẽ được gắn trên Lachesis, cùng với sự đồng thuận aBFT rất nhanh chóng của FTM, mọi blockchain sẽ có thể thực hiện tương tác cùng với nhau và sẽ được hưởng lợi của tốc độ cũng như tính bảo mật của các công nghệ cơ bản.

Chuyên gia chia sẻ  GnosisVN

FTM là một mạng được tạo nên từ rất nhiều các máy tính phi tập trung. Chúng đều chung một logic tuy nhiên lại hoàn toàn độc lập và có thể giao tiếp dễ dàng với nhau. Nói một cách khác, thì FTM chính là một mạng lưới của những mạng lưới.

5.2. Tính bảo mật

Fantom sử dụng cơ chế Proof-of-Stake. Proof-of-Stake ngăn chặn sự tập trung và tiết kiệm điện.

Lachesis có thể cung cấp bảo mật cấp tổ chức cho các mạng phân tán. Fantom cung cấp tính cuối cùng tuyệt đối, nghĩa là các giao dịch không bao giờ có thể được hoàn lại như trong các mạng có tính cuối cùng theo xác suất.

Cơ chế đồng thuận cũng có thể mở rộng quy mô đến hàng trăm node, tăng khả năng phân quyền và duy trì tính bảo mật.

5.3. Tính mở

FTM là một mạng lưới mã nguồn mở, nó có tính chất không cần cấp phép. Chính vì thế mà bất kỳ ai cũng sẽ có thể trở thành một validator node. Trong chuỗi Opera của Fantom, thì số lượng sẽ là không giới hạn các node xác thực tham gia quá trình việc bảo mật mạng, tuy nhiên phải thỏa mãn điều kiện stake tối thiểu 3.175.000 FTM vào trong mạng lưới.

Nếu như người dùng sở hữu một lượng ít FTM hoặc không phải là một chuyên gia chạy những hệ thống phân tán thì vẫn sẽ có thể tham gia vào quá trình bảo mật cho mạng lưới. Người dùng có thể ủy quyền tối thiểu 1 FTM cho 1 node xác thực và sau đó nhận phần thưởng.

6. Ưu điểm và hạn chế của Fantom

6.1. Ưu điểm

  • Xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây với phí gas thấp
  • Token FTM có chức năng cao và có thể sử dụng cho các mục đích đặt cược, chuyển giao giá trị và quản trị.
  • Kết hợp các tính năng tốt nhất của nhiều dự án độc lập và sử dụng chúng để xây dựng một nền tảng ấn tượng
  • Được hỗ trợ bởi rất nhiều nhà đầu tư và tổ chức uy tín

6.2. Hạn chế

  • Đối mặt với nhiều thách thức khi phải cạnh tranh với các đồng tiền hàng đầu như Ethereum về việc tạo và đặt cược NFT.
  • Không được thiết lập tốt vào thời điểm hiện tại và trải qua những thay đổi thường xuyên và đáng kể về giá trong ngắn hạn.
Chuyên gia chia sẻ  Trò chơi .io

7. Tìm hiểu về token FTM

7.1. Thông tin cơ bản của FTM token

  • Tên gọi: Fantom
  • Ký hiệu: FTM
  • Cung lưu hành: 2.8B FTM
  • Tổng cung: 3.17B FTM
  • Vốn hóa thị trường: 1.36 tỷ USD
  • Giá Cao nhất (ATH): 3.48 USD
  • Giá thấp nhất (ATL): 0.001953 USD
  • Giá hiện tại: 0.86 USD

7.2. Phân bổ token FTM

  • Phần thưởng block: 32.75%
  • Quỹ dự trữ: 6%
  • Cố vấn: 12%
  • Team: 7.49%
  • Seed sale: 3.15%
  • Private sale: 37.04%
  • Public sale: 1.57%

7.3. Token FTM được dùng để làm gì?

FTM token được sử dụng với những mục đích sau:

  • Sử dụng để staking nhằm trở thành validator nod.
  • Trả phí giao dịch trong mạng lưới
  • Tham gia vào hệ thống quản trị mạng lưới

7.4. Cách sở hữu FTM

Người dùng có thể sở hữu FTM bằng cách:

  • Mua trực tiếp trên các sàn giao dịch có niêm yết token này
  • Trở thành những validator node, đồng thời giúp cho Fantom xác nhận các giao dịch từ đó có thể nhận được các phần thưởng

7.5. Giao dịch và lưu trữ FTM token ở đâu?

Tại Việt Nam, Nhà đầu tư có thể mua bán, lưu trữ FTM token hoàn toàn miễn phí tại ứng dụng ONUS thông qua tính năng Quy đổi:

  • Bước 1: Tại màn hình chính, chọn “Quy đổi”
  • Bước 2: Chọn cặp tài sản muốn quy đổi (VNDCFTM)
  • Bước 3: Nhập số lượng và bấm “Xem trước” để xem tỷ giá
  • Bước 4: Chọn “Quy đổi”
  • Bước 5: Vuốt sang để đặt lệnh

8. Tương lai của dự án Fantom như thế nào? Có nên đầu tư vào FTM token không?

Fantom là nền tảng sử dụng công nghệ DAG được ra đời để hỗ trợ xây dựng các dApp và giải quyết các vấn đề mở rộng mạng lưới cũng như tốc độ giao dịch của các blockchain hiện tại. Trong tương lai nếu Fantom thu hút được nhiều nhà phát triển dApp hơn nữa để tạo thành một hệ sinh thái rộng lớn giống như các blockchain của ETH và Polkadot thì dự án sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button