Kiến thức

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

Vai trò của Fed là gì?

Fed là gì và vai trò của Fed như thế nào khi hầu hết các Ngân hàng Trung ương đều dõi theo động thái của Fed để cân nhắc cho các quyết định chính sách tiền tệ của mình.

Fed là gì?

  • Fed là cụm từ viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh là Federal Reserve System – Fed)
  • Fed là nơi duy nhất được in tiền đô la Mỹ (USD)
  • Cả 2 đều đúng.
  • Cả 2 đều sai.

Fed là cụm từ viết tắt của Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh là Federal Reserve System – Fed) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Fed là ngân hàng trung ương của Mỹ đã hoạt động từ năm 1913. Đến nay, Fed được coi là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Fed là nơi duy nhất được in tiền đô la Mỹ (USD) và đưa ra các chính sách tiền tệ không chỉ ảnh hưởng tới Mỹ mà còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Fed được ra đời trên theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” (Đạo luật Dự trữ liên bang) – đạo luật được ký bởi Tổng thống Woodrow Wilson. Đạo luật này ra đời nhằm mục đích duy trì các chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và ổn định cho Hoa Kỳ. Kho dự trữ của Fed còn là nơi tập trung lượng tiền và vàng nhiều nhất thế giới. Ngân hàng New York thuộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ hiện đang dự trữ 25% lượng vàng trên thế giới và hầu hết là vàng của nước ngoài gửi.

Chuyên gia chia sẻ  Camelot (GRAIL) – Sàn DEX sử dụng mô hình dual AMM trên Arbitrum 

Vai trò chính của Fed là gì?

  • Điều hành các tổ chức ngân hàng
  • Kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính cho cả nước Mỹ
  • Thực thi chính sách tài khóa quốc gia

Theo Hội đồng Thống đốc (Federal Reserve Board), bản chất và vai trò chính của Fed là: – Thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn. – Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng. – Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính. – Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài và Chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.

Cơ cấu tổ chức của Fed gồm những gì?

  • Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Thị trường mở (FOMC), các ngân hàng thành viên
  • Ủy ban thị trường mở (FOMC), các ngân hàng thành viên, các quỹ đầu tư
  • Hội đồng Thống đốc và các ngân hàng thành viên, các quỹ đầu tư
  • Tất cả đều đúng
Chuyên gia chia sẻ  Cho vay tiêu dùng (Consumer Loans) là gì? Đặc điểm và lợi ích

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có cơ cấu tổ chức bao gồm: – Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên và có nhiệm kỳ 14 năm. Tất cả do tổng thống Mỹ chỉ định và phải được thông qua từ Thượng viện. Đây là bộ phận cấp cao của Fed, là những người đưa ra các quyết định chiến lược về chính sách tiền tệ. – Ủy ban Thị trường mở (FOMC): gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh. Nhiệm vụ chính là thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở. – 12 ngân hàng của Fed được đặt tại các thành phố lớn như: Boston, New York, Cleveland, Richmond, Chicago, Philadelphia, Atlanta, St. Louis, Kansas City, Dallas, Francisco và Minneapolis. – Các ngân hàng thành viên.

Trạng Chứng

FILI

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button