Kiến thức

FED tăng lãi suất sẽ tác động thế nào đến kinh tế – tài chính Việt Nam?

FED tăng lãi suất – phù hợp với kỳ vọng của thị trường

Sau cuộc họp vào 2 ngày 01 và 02/02/2023, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm %), đưa mức lãi suất lên mức 4,5-4,75%. Đây là mức lãi suất cao nhất kể từ cuối năm 2007. Động thái này của FED phù hợp với dự báo của các chuyên gia cũng như kỳ vọng của thị trường.

FED tăng lãi suất sẽ tác động thế nào đến kinh tế - tài chính Việt Nam? FED tăng lãi suất sẽ tác động đến kinh tế – tài chính Việt Nam? Ảnh: TL

Trong năm 2022, FED đã thể hiện quyết tâm trong việc kiểm soát lạm phát đang ở mức cao với 7 lần tăng lãi suất (bắt đầu từ tháng 3), đặc biệt với 4 lần tăng lãi suất liên tiếp ở mức 75 điểm cơ bản vào các tháng 6, 7, 9 và 11 đưa mức lãi suất từ mức 0-0,25% hồi đầu năm lên mức 4,25-4,5% vào cuối năm 2022, trước khi tăng lên mức 4,5-5,75% như hiện tại. Lạm phát tại Mỹ đã có xu hướng giảm mạnh, kể từ mức cao kỷ lục hồi tháng 6/2022, lạm phát đã giảm xuống chỉ còn 6,5% vào tháng 12/2022, bên cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống còn 3,5% (trong khi đầu năm là 4%) chính là nguyên nhân dẫn quyết định chỉ tăng lãi suất ở mức thấp (0,25%) vừa qua.

Ngoài việc tăng lãi suất, FED cũng giảm giá trị trái phiếu nắm giữ với mức giảm khoảng 445 tỷ USD so với tháng 6/2022. Việc này theo FED San Francisco sẽ tương đương với việc tăng thêm 2% lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Tuy nhiên, với nhận định lạm phát “đã giảm phần nào nhưng vẫn cao”, cơ quan này “đưa ra rất ít dấu hiệu” cho thấy sẽ sớm kết thúc lộ trình thắt chặt chính sách. Các nhà phân tích nhận định rằng, với mục tiêu đưa lạm phát về mức 2%, trong trường hợp không gây ra suy thoái sâu hoặc tỷ lệ thất nghiệp tăng đáng kể (từ mức 3,5% như hiện nay), FED sẽ tăng lãi suất lên mức 5,1% vào đầu năm 2023 (vào đợt họp tháng 3), trước khi bắt đầu hạ lãi suất vào cuối năm. Lịch sử cho thấy, FED thường hạ lãi suất sau 7 tháng của đợt tăng lãi suất cuối cùng.

Chuyên gia chia sẻ  Dịch vụ mở khoá tại nhà

Ngoài việc tăng lãi suất, FED cũng giảm giá trị trái phiếu nắm giữ với mức giảm khoảng 445 tỷ USD so với tháng 6/2022. Việc này theo FED San Francisco sẽ tương đương với việc tăng thêm 2% lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Tác động đến kinh tế – tài chính Việt Nam

FED tăng lãi suất để kìm chế lạm phát, tuy nhiên điều này lại có tác động không nhỏ đến kinh tế – tài chính Mỹ và trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trên các khía cạnh: hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI), hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp…

Việc tăng lãi suất của FED khiến đồng USD trở nên mạnh hơn. Chỉ số đồng USD (USD index – DXY) đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2022, tính đến cuối năm 2022, chỉ số DXY đã tăng tới 8,2%, có những thời điểm chỉ số này tăng 20% (tháng 10/2022). Với việc xu hướng tăng lãi suất chậm lại, chỉ số này đã giảm 1,4% tại thời điểm cuối tháng 01/2023 so với cuối năm trước. Đối với đồng VND, đồng USD cũng tăng giá, tuy nhiên mức tăng thấp với 3,4% trong năm 2022.

Việc đồng USD tăng giá so với VND gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, khi chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng do tỷ giá, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, năng lượng là những doanh nghiệp điển hình cho khó khăn khi tỷ giá tăng. Đặc biệt, hàng điện tử với giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn và chiếm tỷ trọng cao trong GDP của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng do nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu. Thực tế, năm 2022, giá trị nhập siêu của Việt Nam tăng lên đối với các thị trường chính như Trung Quốc (tăng 11,5%), Hàn Quốc tăng 11,5%, ASEAN (tăng 10,6%).

Chuyên gia chia sẻ  Tìm hiểu về khóa chính PRIMARY KEY trong SQL Server

FED tăng lãi suất sẽ tác động thế nào đến kinh tế - tài chính Việt Nam? Việc đồng USD tăng giá so với VND gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Ảnh: TL

Bên cạnh đó, FED tăng lãi suất sẽ làm giảm khả năng vay vốn, khả năng phục hồi của doanh nghiệp, tác động đến khả năng thu hút dòng vốn FDI.

Khi FED tăng lãi suất, dòng vốn quốc tế có xu hướng chảy về thị trường Mỹ. Các đồng tiền yếu hơn sẽ phải có mức tăng lớn hơn. Đầu năm 2022, trong khi lãi suất chính sách tại Việt Nam là 4%, thì lãi suất tại Mỹ là 0-0,25%, sau liên tiếp 8 đợt tăng lãi suất, lãi suất Mỹ đã tăng lên 4,5-4,75% nên việc tăng lãi suất là tất yếu, để đảm bảo giảm rủi ro cho đồng VND và giảm áp lực lên tỷ giá.

Với việc NHNN đã 2 lần tăng lãi suất vào tháng 9-10/2022 (mỗi đợt 1 điểm %), các NHTM cũng đã tiến hành tăng lãi suất huy động tiền gửi với mức dao động từ 0,5%-1,0%, lãi suất cho vay. Lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí vốn của các doanh nghiệp, nhất là khi đã chịu sự thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 sau hơn 2 năm qua. Đà phục hồi của các doanh nghiệp do đó có thể gặp thêm trở ngại.

Với việc FED đã 8 lần tăng lãi suất trong gần 1 năm qua, dòng vốn cả trực tiếp, gián tiếp vào Việt Nam đã có có xu hướng giảm, thậm chí so với nền tảng thấp của năm 2021. Năm 2022, tổng vốn đăng ký đạt 27,72 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, mức vốn thực hiện lại 13,5% so với cùng kỳ. Trong tháng 01/2023, cả vốn đăng ký và vốn thực hiện đều giảm so với cùng kỳ năm 2021 với mức tương ứng là 0,41 và 0,26 tỷ USD.

Chuyên gia chia sẻ  TRC-20 là gì? Những thông tin bạn cần biết về tiêu chuẩn token TRC-20

Khi FED tăng lãi suất, dòng vốn quốc tế có xu hướng chảy về thị trường Mỹ. Các đồng tiền yếu hơn sẽ phải có mức tăng lớn hơn. Đầu năm 2022, trong khi lãi suất chính sách tại Việt Nam là 4%, thì lãi suất tại Mỹ là 0-0,25%, sau liên tiếp 8 đợt tăng lãi suất, lãi suất Mỹ đã tăng lên 4,5-4,75% nên việc tăng lãi suất là tất yếu, để đảm bảo giảm rủi ro cho đồng VND và giảm áp lực lên tỷ giá.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button