Kiến thức

Fantom (FTM) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 1 dựa trên mô hình DAG

Fantom là một trong những dự án Layer 1 đáng chú ý nhất trong thị trường tiền mã hoá. Trong mùa bull market trước, token FTM của dự án này đã có sự tăng trưởng lên đến hơn một trăm lần giá trị. Vậy trong năm 2024, dự án này đã có những thay đổi gì, cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Fantom (FTM) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 1 dựa trên mô hình DAGFantom (FTM) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 1 dựa trên mô hình DAG

Fantom là gì?

Fantom là một blockchain Layer 1 phi tập trung có mã nguồn mở nhằm cung cấp một cơ sở hạ tầng nhanh chóng, an toàn và có khả năng mở rộng cho các ứng dụng phi tập trung (Dapp). Với việc sử dụng giao thức đồng thuận aBFT đột phá, gọi là Lachesis, Fantom không chỉ trở nên nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn so với các công nghệ trước đó mà còn duy trì được tính bảo mật.

Điểm đặc biệt của Fantom so với các nền tảng hợp đồng thông minh khác là sự tập trung vào việc cải thiện hiệu suất của cơ sở hạ tầng, mà không gặp phải vấn đề phân đoạn giữa các chain, do đó không cần đánh đổi bảo mật để tăng hiệu suất.

Điểm đặc biệt của dự án Fantom

Điểm đặc biệt của Fantom là thuật toán đồng thuận Lanchesis. Bằng cách tích hợp công nghệ Asynchronous Byzantine fault Tolerance (aBFT) và đồ thị không chu trình có hướng (directed acyclic graphs – DAG), Lachesis tạo ra môi trường để các nhà phát triển xử lý các giao dịch độc lập mà không cần chờ đợi sự trao đổi tuần tự của các block, từ đó giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch.

Chuyên gia chia sẻ  Gel bôi dưỡng ẩm Bix For Gentleman hỗ trợ sinh lý cho nam giới (30ml)

Với Lachesis, các giao dịch được xác nhận trong vòng 1-2 giây, mang lại trải nghiệm nhanh chóng và hiệu quả cho người dùng. Đặc biệt, tính bảo mật của Lachesis được đảm bảo bằng cách hoạt động hiệu quả ngay cả khi có đến 1/3 lỗi khi vận hành node hoặc bị tấn công.

Với những ưu điểm này, Lachesis không chỉ tăng cường khả năng mở rộng cho các ứng dụng phi tập trung mà còn tăng cường cho tính finality của giao dịch mà không tăng tính tập trung.

Các cập nhập mới nhất của dự án Fantom

Ngày 25/03/2024, Fantom Foundation đã công bố thông tin về bản nâng cấp Sonic, một bước tiến mới đáng chú ý để giải quyết vấn đề về quy mô mở rộng đang đối diện của blockchain Fantom.

Fantom Sonic không yêu cầu hard fork và hoàn toàn tương thích với mọi blockchain EVM. Nếu các Dapp đã có sẵn công cụ triển khai hợp đồng trên các nền tảng như Fantom Opera, hay bất kỳ blockchain EVM nào khác, thì chúng cũng sẽ hoạt động trên Fantom Sonic.

Fantom Sonic có 2 thành phần chính là Fantom Virtual Machine (FVM) và Carmen database storage nhằm tối ưu hóa khả năng lưu trữ dữ liệu, đảm bảo hiệu suất và tính bảo mật tốt nhất. Điều này giúp Sonic đạt được hơn 2.000 giao dịch/giây (TPS) và tiết kiệm 90% chi phí lưu trữ dữ liệu, Sonic hứa hẹn mang lại hiệu suất tăng gấp 10 cho blockchain Fantom. Đây là một bước tiến lớn trong sứ mệnh của Fantom để cải thiện cơ sở hạ tầng.

Chưa dừng lại ở đó, trong phiên bản cập nhật Fantom Sonic, Giám đốc Điều hành Fantom Michael Kong có những dự định như:

– Triển khai cầu nối cross-chain hỗ trợ các blockchain EVM và đảm bảo an ninh bảo mật cho người sử dụng.

Chuyên gia chia sẻ  Top 10+ ứng dụng đào Bitcoin trên điện thoại Android&iOS và hiệu suất cày Bitcoin của chúng

– Đơn giản hóa quy trình staking và liquid staking, giảm thời gian mở khóa xuống còn 14 ngày và giải phóng 1 tỷ USD giá trị để luân chuyển vào các giải pháp liquid staking.

– Thiết lập chương trình tài trợ cho các dự án trong hệ sinh thái, bao phủ đầy đủ các lĩnh vực từ DeFi, mạng xã hội phi tập trung cho đến AI.

– Xây dựng Parallel FVM, phiên bản máy ảo Fantom cho phép thực thi song song giao dịch.

– Áp dụng công nghệ zk-SNARKs để giảm chi phí xác thực giao dịch.

– Tạo ra một stablecoin để thúc đẩy sự tăng trưởng trở lại cho hệ sinh thái Fantom.

Thông số kỹ thuật của token FTM

Các thông số cơ bản của token FTM

Phân bổ token FTM

Fantom (FTM) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 1 dựa trên mô hình DAGPhân bổ token FTM

  • Block Rewards: 32,75%

  • Advisors/Contributors: 12,0%

  • Strategic Reserve: 6,00%

  • Public Sale: 1,57%

  • Private Sale:

    • Larger Allocation: 25,35%

    • Smaller Allocation: 11,69%

  • Seed Sale: 3,15%

Lịch vesting token FTM

Fantom (FTM) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 1 dựa trên mô hình DAGLịch vesting token FTM

Công dụng của token FTM

Network fee: FTM là loại tiền chính được sử dụng để thanh toán các giao dịch trên mạng Fantom. Điều này bao gồm phí cho việc triển khai hợp đồng thông minh, tạo ứng dụng mới và giao dịch token FTM giữa các ví.

Staking: Người dùng có thể stake token FTM của họ để giúp bảo vệ mạng lưới Fantom và nhận được phần thưởng.

Governance: Chủ sở hữu token FTM có quyền bỏ phiếu trên Fantom để tham gia vào các đề xuất ảnh hưởng đến phát triển tương lai của mạng lưới, chẳng hạn như nâng cấp, cấu trúc phí.

Mua/bán token FTM ở đâu?

Hiện tại, các nhà đầu tư có thể mua token FTM ở các sàn như:

CEX: Binance, Bybit, OKX, Gate.io.

DEX: Uniswap, PancakeSwap, SushiSwap,…

Lộ trình phát triển dự án Fantom

Lộ trình phát triển của dự án Fantom mặc dù chưa có một kế hoạch chi tiết và công khai, nhưng những tiến triển gần đây và các sáng kiến đang diễn ra đã tạo ra một hướng đi rõ ràng.

Chuyên gia chia sẻ  Followed By là gì và cấu trúc cụm từ Followed By trong câu Tiếng Anh

Sự tập trung chính của dự án dường như đang được tập trung vào việc chuẩn bị cho bản nâng cấp Sonic – một bước quan trọng trên con đường phát triển. Điều này hứa hẹn mang lại những cải tiến đáng kể về khả năng mở rộng và lưu trữ cho các nhà phát triển, hướng đến mục tiêu cải thiện đáng kể về tốc độ giao dịch và trải nghiệm người dùng.

Đội ngũ phát triển dự án Fantom

Michael Kong (CEO & CIO): Ông là CEO và CIO của Fantom, có lẽ chịu trách nhiệm giám sát lãnh đạo dự án và hướng dẫn kỹ thuật.

Andre Cronje (Co-Founder, Director & Core Contributor): Ông là một cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực blockchain và đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Fantom. Mặc dù có những thông tin là Andre Cronje đã rời ngành DeFi, nhưng ông chưa bao giờ thật sự rời Fantom Foundation.

Các nhà đầu tư vào dự án Fantom

Fantom (FTM) là gì? Tìm hiểu về blockchain Layer 1 dựa trên mô hình DAGCác nhà đầu tư vào dự án Fantom. Nguồn: Crypto-fundraising.

Các nhà đầu tư của Fantom Foundation đến từ các công ty và quỹ đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực blockchain. Trong số những nhà đầu tư đáng chú ý là HyperChain Capital và Signum Capital. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các tổ chức như 8Decimal, Arrington XRP Capital, Bibox Fund, Link VC, Nirvana Capital và JRR Crypto.

Tổng kết

Thông qua bài viết tổng quan về blockchain Layer 1 Fantom trên đây, Coin68 hy vọng bạn đọc sẽ nắm được những thông tin cơ bản về dự án này để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Chúc bạn đầu tư thành công!

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button