Kiến thức

Goldfinch (GFI) là gì? Tìm hiểu về giao thức tín dụng phi tập trung

Goldfinch là một trong những dự án khá nổi bật trong lĩnh vực RWA, token của dự án đã có sự tăng trưởng khá tích cực trong thời gian vừa qua. Vậy dự án này có gì đặc biệt, các bạn hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Goldfinch (GFI) là gì? Tìm hiểu về giao thức tín dụng phi tập trungGoldfinch (GFI) là gì? Tìm hiểu về giao thức tín dụng phi tập trung

Goldfinch (GFI) là gì?

Goldfinch là một giao thức phi tập trung cho phép vay tiền mã hóa mà không cần thế chấp, nổi bật trong lĩnh vực Real World Asset (RWA).

Goldfinch (GFI) là gì? Tìm hiểu về giao thức tín dụng phi tập trungGoldfinch (GFI) là gì?

Một hạn chế cốt lõi của các giao thức cho vay tiền mã hóa hiện tại là chúng yêu cầu thế chấp vượt mức bằng tiền mã hóa, điều này ngăn cản phần lớn người vay trên thế giới tham gia. Bằng cách kết hợp nguyên tắc “tin tưởng thông qua sự đồng thuận”, giao thức Goldfinch tạo ra một cách để người vay thể hiện khả năng tín dụng dựa trên đánh giá tập thể. Sau đó, giao thức có thể sử dụng đánh giá tập thể này làm tín hiệu để tự động phân bổ vốn.

Đối tượng khách hàng của Goldfinch là ai?

Goldfinch muốn cung cấp các sản phẩm tín dụng hướng đến thị trường mới nổi, nơi có nhu cầu về tính thanh khoản tiền mã hóa rất cao. Các doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích khi sử dụng tiền mã hóa do những rào cản của tài chính truyền thống và hạn chế về nguồn vốn có thể chảy vào các khu vực này.

Goldfinch hiện đang mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho hàng nghìn cá nhân trên khắp thế giới thông qua các Borrower Pool của mình trên 28 quốc gia. Chúng ta có thể kể đến các Borrower Pool ở nhiều quốc gia như: Payjoy ở Mexico, QuickCheck ở Nigeria, Divibank và Addem Capital ở LatAm, Greenway ở Ấn Độ và Cauris ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.

Chuyên gia chia sẻ  Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến Nhật

Goldfinch hoạt động như thế nào?

Các nhân tố vận hành Goldfinch

Giao thức có 4 nhân tố tham gia chính:

Nhà đầu tư (Investor) tham gia cung cấp USDC cho giao thức để người vay sử dụng. Có hai loại Investor trên Goldfinch: Backer hoặc Liquidity Provider.

Backer sẽ đánh giá từng Borrower Pool của người vay nhằm đưa ra quyết định đầu tư trực tiếp để nhận được lợi nhuận cao nhất của giao thức với mức rủi ro tương ứng.

Nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider) cung cấp vốn cho Senior Pool. Senior Pool sẽ tự động phân bổ tiền trên tất cả các Borrower Pool theo đánh giá của Backer.

Thành viên (Member) là những người cung cấp vốn và GFI cho Membership Vault của Goldfinch để hỗ trợ tăng trưởng và bảo mật của mạng.

Người vay (Borrower) là những người tìm kiếm nguồn vốn từ Goldfinch và đề xuất các Borrower Pool để mạng lưới đánh giá. Các Borrower Pool là các hợp đồng thông minh chứa các điều khoản mà người vay tìm kiếm cho khoản vay của họ, chẳng hạn như lãi suất và lịch trả nợ.

Kiểm toán viên (Auditor) sẽ bỏ phiếu để phê duyệt người vay, đây là bước bắt buộc trước khi họ có thể đề xuất Borrower Pool cho Backer. Kiểm toán viên được giao thức chọn ngẫu nhiên để cung cấp kiểm tra nhằm chống lại hoạt động gian lận.

Mô hình hoạt động

Người vay (hiện tại là các doanh nghiệp cho vay off-chain) đề xuất các điều khoản thỏa thuận cho các hạn mức tín dụng (Borrower Pool) với giao thức. Cộng đồng nhà đầu tư của Goldfinch sau đó có thể cung cấp vốn trực tiếp cho các Borrower Pool (với tư cách là Backer) hoặc gián tiếp bằng cách tự động phân bổ vốn trên toàn giao thức (Liquidity Provider thông qua Senior Pool).

Người vay sẽ sử dụng hạn mức tín dụng của họ để rút stablecoin, cụ thể là USDC từ Borrower Pool. Sau đó, người vay đổi USDC lấy tiền pháp định và triển khai nó tại địa phương cho những người vay cuối cùng tại quốc gia của họ.

Chuyên gia chia sẻ  Giải thích chi tiết vai trò của hệ số Sig trong kiếm định SPSS

Sự khác biệt giữa Junior Tranche và Senior Tranche

Borrower Pool sẽ được chia thành 2 loại:

  • Senior Tranche: Nguồn vốn của Senior Tranche sẽ được cung cấp bởi Liquidity Provider thông qua Senior Pool;

  • Junior Tranche: Nguồn vốn của Junior Tranche sẽ được cung cấp bởi Backer .

Khi người vay hoàn trả khoản vay cho các Borrower Pool, Borrower Pool sẽ ưu tiên sử dụng khoản thanh toán đó để trả trước tiền lãi và gốc cho Senior Tranche, sau đó mới đến tiền lãi và gốc cho Junior Tranche.

Cơ chế phân bổ này đảm bảo sự tương đồng lợi ích cho cả Backer và Liquidity Provider. Backer sẽ chịu rủi ro cao nhất khi cung cấp vốn cho Junior Tranche. Điều này khuyến khích Backer đánh giá đầy đủ khả năng hoạt động của các Pool, vì họ sẽ là những người đầu tiên bị thiệt hại trong trường hợp người vay mất khả năng chi trả.

Liquidity Provider sẽ chịu rủi ro thấp hơn bằng cách cung cấp vốn cho Senior Pool. Điều này mang lại cho Liquidity Provider sự bảo đảm cho tài sản của họ, nếu người vay mất khả năng chi trả họ sẽ được hoàn trả đầu tiên.

Khi gửi tiền vào giao thức, Backer sẽ nhận được một NFT đại diện cho khoản tiền gửi của họ. Trong khi đó, Liquidity Provider sẽ nhận được FIDU, một token ERC-20 đại diện cho vị thế của họ.

Goldfinch (GFI) là gì? Tìm hiểu về giao thức tín dụng phi tập trung

Mô hình hoạt động của Goldfinch

Tình hình hoạt động của Goldfinch

Giao thức này đang sở hữu TVL khoản 3,77 triệu USD, TVL của giao thức này đã giảm khá mạnh tính từ thời điểm tháng 05/2024.

Goldfinch (GFI) là gì? Tìm hiểu về giao thức tín dụng phi tập trungTVL của Goldfinch. Nguồn: DefiLlama (8/5/2024)

Dự án hiện đang cung cấp nhiều khoản vay có giá trị khoảng 73,91 triệu USD, trong đó 55,13 triệu USD đã được hoàn trả.

Thông số hoạt động của Goldfinch. Nguồn: app.goldfinch.finance (8/5/2024)

Thông tin cơ bản về GFI token

Token Allocation

Goldfinch (GFI) là gì? Tìm hiểu về giao thức tín dụng phi tập trungBiểu đồ phân bổ GFI token

  • Kiểm toán: 3%

  • Người vay: 3%

  • Người hỗ trợ dự án giai đoạn đầu: 21.6%

  • Team: 28.4%

  • Warber Labs: 4.4%

  • Kho bạc: 14.8%

  • Người đóng góp: 0.7%

  • Nhà đầu tư: 8%

  • Nhà cung cấp thanh khoản: 16.2%

Chuyên gia chia sẻ  5 chân chạy Marathon nhanh nhất thế giới hiện nay

GFI token dùng để làm gì?

  • Quản trị cộng đồng: Các chủ sở hữu GFI token tham gia vào việc quản trị để quyết định hướng đi của giao thức.
  • Staking: Backer có thể stake GFI token của họ cho những Backer khác để cung cấp sự đồng thuận. GFI này cũng đóng vai trò như một nền tảng chống lại các khoản nợ tiềm ẩn.
  • Bỏ phiếu kiểm toán: Người dùng có thể bỏ phiếu kiểm toán để cấp cho người vay quyền vay từ giao thức. Người vay trả tiền cho những phiếu bầu này bằng GFI token.
  • Khuyến khích người tham gia: Tất cả người dùng sẽ nhận được phần thưởng để khuyến khích sự tham gia của họ. Người tham gia bao gồm: Liquidity Provider, Backer, người kiểm toán đóng góp để tham gia biểu quyết và người vay trả nợ thành công pool của họ.
  • Tài trợ của cộng đồng: Cộng đồng có thể quyết định cung cấp các khoản tài trợ cho những người tham gia đóng góp có ý nghĩa vào giao thức và hệ sinh thái Goldfinch.

Ví lưu trữ GFI token

GFI là một token ERC20 nên các bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn ví để lưu trữ token này. Các bạn có thể chọn các loại ví sau:

  • Ví sàn

  • Các ví ETH thông dụng: MetaMask, Coin98 Wallet, Trust Wallet, …

  • Ví lạnh: Ledger, Trezor

Mua bán GFI token ở đâu?

Hiện tại, GFI được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch khác nhau với tổng volume giao dịch mỗi ngày khoảng 7,2 triệu USD. Các sàn giao dịch niêm yết token này bao gồm: Coinbase, MEXC, Gate.io, Uniswap, …

Nhà đầu tư

Goldfinch (GFI) là gì? Tìm hiểu về giao thức tín dụng phi tập trungNhà đầu tư

Tổng kết

Goldfinch là giao thức cho vay phi tập trung cung cấp các khoản vay không cần thế chấp. Đây là dự án khả nổi bật trong lĩnh vực RWA với sự đầu tư từ các quỹ hàng đầu trên thị trường crypto như: a16z, Coinbase Ventures, Variant,… Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về dự án để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button