Khí nhà kính (Green House Gas) là gì? Cách giảm phát thải
Khí nhà kính và sự tác động của nó đến môi trường và con người ngày càng thu hút sự quan tâm của mọi người. Trong khi chúng ta đang chứng kiến những biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, hiểu biết về nguyên nhân, hậu quả và cách giảm thiểu sự gia tăng khí nhà kính là vô cùng quan trọng.
Xem thêm: Chuyển đổi xanh là gì? Áp dụng chuyển đổi xanh vào doanh nghiệp
1. Khí nhà kính (GHG / Green House Gas) là gì?
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC.
Nguyên nhân gây ra khí nhà kính từ các khu vực kinh tế
Trong cấu thành khí nhà kính, theo các nghiên cứu khoa học, khí CO2 ước tính sẽ tồn tại trong bầu khí quyển hơn 300 năm. Điều này tạo ra hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên.
Ước tính thời gian khí nhà kính tồn tại trong tầng khí quyển
Kết quả giảm thiểu khí nhà kính giai đoạn 2005 – 2017 trên thế giới
Xem thêm: Xu hướng chuyển đổi kép tạo đột phá cho doanh nghiệp
2. Tại sao khí nhà kính làm trái đất nóng lên?
Khí nhà kính mất hàng trăm năm tồn tại trong tầng khí quyển. Chúng hoạt động như một vách ngăn, không cho nhiệt độ từ bề mặt trái đất thoát ra ngoài. Chính vì nhiệt độ bị giữ lại dưới tầng khí quyển, trái đất của chúng ta sẽ nóng dần lên.
Mô tả cơ chế nóng lên vì khí nhà kính
Tham khảo: Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG tại Việt Nam
3. Tình hình phát thải khí nhà kính trên thế giới
Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ đang là 03 quốc gia có lượng khí thải cao nhất trên thế giới theo thống kê của Rhodium Group. Để loại bỏ dân số và diện tích quốc gia, chúng ta cần chia tổng lượng khí thải trên đầu người.
Theo Australian Museum (2023), Úc, Mỹ và Canada có tỷ lệ khí thải cao nhất trên đầu người. Lượng khí thải trên đầu người của Việt Nam hiện đang ở mức trung bình (2,0 – 5,0 tấn CO2/đầu người).
Mô tả khí nhà kính/đầu người của các quốc gia trên thế giới
Xem ngay: Carbon footprint là gì? Cách giảm thiểu dấu chân carbon cho doanh nghiệp
4. Tình hình phát thải khí nhà kính trên địa bàn TP.HCM
Theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu phát triển TP HCM và báo Tuổi Trẻ (2023), toàn TP HCM thải ra hơn 50 triệu tấn CO2. Trong đó đáng chú ý, 45% đến từ khu vực sản xuất công nghiệp, 30% đến từ tòa nhà dân cư. Tỷ lệ xe điện chỉ chiếm 0.16% so với tổng lượng xe hai bánh/mô tô chạy xăng/dầu.
Xem thêm: Sản xuất xanh – Giải pháp cho doanh nghiệp phát triển bền vững
5. Doanh nghiệp nào cần thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính?
Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo danh mục các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính cập nhật năm 2024.
Dự thảo danh mục này bao gồm 2.893 cơ sở, tăng 981 cơ sở so với danh mục hiện hành. Trong đó, ngành công thương chiếm tỷ trọng lớn nhất với 2.261 cơ sở, tiếp theo là ngành giao thông vận tải (81 cơ sở), xây dựng (140 cơ sở), tài nguyên và môi trường (70 cơ sở) và nông nghiệp và phát triển nông thôn (341 cơ sở).
- Ngành công thương có 599 cơ sở mới được bổ sung, bao gồm các nhà máy điện, các cơ sở công nghiệp có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1000 TOE (tấn dầu tương đương) trở lên.
- Ngành giao thông vận tải có 11 cơ sở mới được bổ sung, bao gồm các công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1000 TOE trở lên.
- Ngành xây dựng có 36 cơ sở mới được bổ sung, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất xi măng và các tòa nhà thương mại có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1000 TOE trở lên.
- Ngành tài nguyên và môi trường có 6 cơ sở bị loại, bao gồm các cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
- Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có 341 cơ sở mới được bổ sung, hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm ước tính từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên.
Việc bổ sung các cơ sở mới vào danh mục các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là phù hợp với mục tiêu quản lý phát thải khí nhà kính của toàn bộ nền kinh tế, góp phần đạt được các mục tiêu giảm phát thải theo NDCs vào năm 2030.
Một số điểm cần lưu ý:
- Danh mục các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính được cập nhật 2 năm một lần.
- Các cơ sở thuộc danh mục này có trách nhiệm thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của pháp luật.
- Việc kiểm kê khí nhà kính là cơ sở để các cơ sở xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xem thêm: ESG là gì? Tiêu chuẩn, chiến lược và quy trình lập báo cáo ESG
6. Khi nào cần thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính?
6.1. Đối với cơ sở phát thải khí nhà kính
Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, bao gồm:
- Trách nhiệm thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính. Cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần và gửi kết quả kiểm kê cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo.
- Trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm. Cơ sở phát thải khí nhà kính phải xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm và thực hiện kế hoạch này một cách nghiêm túc. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải được lồng ghép với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất xanh sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở.
- Trách nhiệm lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính. Cơ sở phát thải khí nhà kính phải lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính hằng năm theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định và gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan trước ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo.
6.2. Đối với công ty đại chúng
Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoản có hiệu lực từ ngày 1/2/2021 quy định, công ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên và công bố báo cáo này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 110 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Báo cáo thường niên của công ty đại chúng phải có nội dung về phát thải khí nhà kính, bao gồm:
- Tổng lượng phát thải khí nhà kính của công ty trong năm tài chính;
- Các nguồn phát thải khí nhà kính chính của công ty;
- Các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính của công ty;
- Mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính của công ty trong thời gian tới.
- Thông tin về phát thải khí nhà kính trong báo cáo thường niên của công ty đại chúng phải được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC.
Các bài viết liên quan:
- Ngân hàng xanh là gì? Tầm quan trọng đối với nền kinh tế
- Hệ số phát thải CO2 theo các dạng năng lượng
Bài viết độc quyền bởi Chuyên gia công nghệ FPT IS
Phạm Tuân
Giám đốc sản phẩm VertZéro
Công ty Hệ thống Thông tin FPT