Kiến thức

Hợp Đồng Chênh Lệch – CFD Là Gì? Cách Hoạt Động

Hợp đồng chênh lệch – CFD là khái niệm mà bất cứ ai tham gia thị trường tài chính điều đã nghe qua. Nhưng không phải ai cũng đã hiểu rõ hợp đồng chênh lệch là gì? Hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu khái niệm và nắm rõ cách hoạt động cũng như ưu và nhược điểm của hợp đồng chênh lệch để có thể đầu tư trong thị trường tài chính một cách hiệu quả nhất nhé!

Hợp đồng chênh lệch – CFD là gì?

Hợp đồng chênh lệch còn được gọi Contract for Difference viết tắt là CFD là một loại hợp đồng tài chính giữa 2 nhà đầu tư đặt lệnh mua và bán. Hợp đồng này cho phép nhà đầu tư đặt cược vào sự chênh lệch giữa giá mở lệnh và đóng lệnh của một tài sản cụ thể mà không cần sở hữu tài sản đó.

Hợp đồng chênh lệch CFD chính là hợp đồng giao dịch phái sinh các sản phẩm tài chính. Dạng hợp đồng này cho phép bạn kiếm lời từ sự thay đổi giá của tài sản mà không cần sở hữu tài sản đó. Không có giao hàng bằng hiện vật hoặc chứng khoán đối với CFD để giảm thiểu được rất nhiều chi phí và bất lợi của hình thức giao dịch truyền thống. Thay vì mua và bán tài sản, người đầu tư đặt cược vào sự biến động của giá tài sản đó.

Cách hoạt động của hợp đồng chênh lệch

Khi mở một hợp đồng CFD, nhà đầu tư chọn một hướng (mua hoặc bán) và một kích thước vị thế. Nếu các dự đoán giá tài sản sẽ tăng lên trong tương lai, các nhà đầu tư mua hợp đồng CFD để có thể thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Ngược lại, nếu dự đoán được giá tài sản giảm, nhà đầu tư bán hợp đồng CFD có thể thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua.

Chuyên gia chia sẻ  1 triệu tệ bằng bao nhiêu tiền Việt? Có được mua ngoại tệ để mang ra nước ngoài?

Hợp đồng CFD còn có một số đặc điểm quan trọng như đòn bẩy (leverage) và không có ngày đáo hạn cụ thể. Đòn bẩy cho phép nhà đầu tư giao dịch với số vốn nhỏ hơn giá trị thực của tài sản, tạo ra cơ hội lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn một số rủi ro các nhà đầu tư cần chú ý. Hợp đồng CFD không có ngày đáo hạn cụ thể như các hợp đồng tương lai (futures), cho phép nhà đầu tư giữ vị thế trong một khoảng thời gian dài hơn.

Giao dịch CFD là một hình thức giao dịch linh hoạt, cho phép mua bán cả hai chiều (mua và bán) đối với một tài sản. Điều đặc biệt của giao dịch CFD là các yếu tố như kinh tế, chính trị, đại dịch, thiên tai… có thể ảnh hưởng đến công ty, sản phẩm, và con người, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng giao dịch CFD. Điều này cho phép bạn có cơ hội kiếm tiền từ giao dịch CFD trong mọi tình huống.

Ưu điểm của hợp đồng chênh lệch

Hợp đồng chênh lệch CFD cho phép nhà giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn so với giao dịch truyền thống, tức là giao dịch với số tiền nhỏ hơn giá trị thực của tài sản nhiều lần. Điều này cho phép nhà giao dịch tăng tiềm năng lợi nhuận, nhưng cũng tăng rủi ro. Đòn bẩy tài chính có thể giúp tăng cường khả năng sinh lời trong một thị trường biến động.

Chuyên gia chia sẻ  Lệnh PLO là gì? Ưu điểm và nhược điểm của lệnh PLO

Hợp đồng chênh lệch thường được thực hiện trực tuyến thông qua các nền tảng giao dịch điện tử. Việc này mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho nhà giao dịch. Ngoài ra, các khoản phí trên sàn giao dịch CFD thường không có hoặc rất thấp so với giao dịch truyền thống, như phí môi giới và phí lưu ký.

Với hợp đồng chênh lệch bạn vẫn có thể đạt lợi nhuận ngay khi mà giá của tài đó giảm trên thị trường.

Hợp đồng chênh lệch CFD không yêu cầu bạn sở hữu thực sự tài sản, mà chỉ là hợp đồng thỏa thuận về sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán của tài sản. Điều này mang lại tính linh hoạt cao hơn so với việc mua bán trực tiếp tài sản thật.

Với hợp đồng chênh lệch, bạn có thể giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau trên toàn cầu như chứng khoán, chỉ số, hàng hóa, ngoại hối và tiền điện tử. Điều này cho phép bạn tận dụng các cơ hội giao dịch trên nhiều lĩnh vực và tài sản khác nhau và tăng thêm cơ hội lợi nhuận.

Để giao dịch hợp đồng chênh lệch thành công, nhà đầu tư cần dành nhiều thời gian nghiên cứu thông tin, phân tích kỹ thuật, dự đoán tín hiệu cũng như định rõ xu hướng thị trường trước khi tiến hành đặt lệnh một cách chính xác.

Ưu điểm của hợp đồng chênh lệch

Nhược điểm của hợp đồng chênh lệch

Việc hợp đồng chênh lệch sử dụng đòn bẩy tài chính có thể là một cách để tối ưu được lợi nhuận nhưng đó cũng là một trong những rủi ro đáng lo lắng. Khi sử dụng đòn bẩy, thậm chí một biến động nhỏ trong giá có thể dẫn đến tổn thất lớn đối với nhà giao dịch. Việc quản lý rủi ro và sử dụng đòn bẩy một cách cẩn thận là rất quan trọng.

Chuyên gia chia sẻ  Hướng dẫn đăng ký tài khoản Binance mới nhất 2024

Hiện nay trên một số sàn giao dịch CFD chưa được giám sát chặt chẽ ví dụ như thị trường chứng khoán truyền thống. Điều này có thể làm giảm sự minh bạch và tạo ra một môi trường giao dịch không rõ ràng. Nhà giao dịch có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá đúng giá trị thực của tài sản và đảm bảo công bằng trong giao dịch.

Giao dịch CFD yêu cầu sự tương tác với nhà môi giới hoặc nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Điều này có nghĩa là bạn phải tin tưởng và phụ thuộc vào độ tin cậy của nhà môi giới. Nếu nhà môi giới gặp vấn đề hoặc phá sản, có thể gây ra rủi ro tài chính đối với nhà giao dịch.

Trên đây là những thông tin mà Gia Cát Lợi đã tổng hợp và giải thích chi tiết. Khi sử dụng hợp đồng chênh lệch sẽ có nhiều lợi ích như tăng tiềm năng lợi nhuận, tăng khả năng tiếp cận với thị trường, có thể quản lý rủi ro hợp lý và nhiều chiến thuật giao dịch khác. Tuy nhiên hợp đồng chênh lệch – CFD cũng sẽ có những mối nguy hiểm liên quan như rủi ro từ đối tác, phí hay sự phức tạp của thị trường. Các nhà giao dịch cần kết hợp các kỹ thuật quản lý rủi ro hiệu quả cùng sự hiểu biết thấu đáo về thị trường mới có thể cải thiện kết quả đầu tư của mình.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button