Kiến thức

Phần mềm hợp đồng điện tử iContract được nhiều DN FDI tin dùng

Hợp đồng quyền chọn là sản phẩm chứng khoán phái sinh quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần hiểu rõ khi tham gia thị trường. Vậy hợp đồng quyền chọn là gì? Ưu, nhược điểm của hợp đồng quyền chọn như thế nào? Các nhà đầu tư mới có nên lựa chọn hợp đồng quyền chọn không?

1. Hợp đồng quyền chọn là gì?

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 64, Luật thương mại năm 2005, Hợp đồng quyền chọn (option contract) là loại thỏa thuận cho phép nhà đầu tư sở hữu quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa nhất định, có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ… Theo đó, người sở hữu sẽ có quyền mua/bán hàng hóa với mức giá thỏa thuận, thực hiện giao dịch trong thời gian nhất định trước khi hợp đồng hết hạn.

Hiểu đơn giản, hợp đồng quyền chọn cũng giống như các hợp đồng thông thường, đều có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên. Tuy nhiên, tại nước ta, hợp đồng quyền chọn được giao dịch thông qua chủ thể trung gian (Sở giao dịch hàng hóa) nên phải tuân theo một số quy chế đặc biệt.

hợp đồng quyền chọn 1

Hợp đồng quyền chọn là sản phẩm chứng khoán phái sinh quan trọng.

Giao dịch hợp đồng được thực hiện theo nguyên tắc khớp lệnh, tức là khi có sự tương thích về giá, khối lượng và thời điểm đặt lệnh. Do đó, khi hợp đồng quyền chọn được thiết lập, bên bán và bên mua không biết mình đã mua quyền chọn mua, quyền chọn bán sản phẩm này của ai.

Chuyên gia chia sẻ  MÔ TƠ CỔNG TỰ ĐỘNG ÂM SÀN BFT

Theo quy định, hợp đồng quyền chọn được cấu thành từ một số yếu tố sau:

  • Tài sản cơ sở: Hình thành dựa trên tài sản đảm bảo như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ…
  • Thời điểm xác định trong tương lai: Ngày đáo hạn được thỏa thuận trước đó.
  • Giá thỏa thuận: Mức giá giao dịch trong tương lai của hợp đồng cơ sở được chọn trước, tại thời điểm ký hợp đồng
  • Kỳ hạn hợp đồng: Thời gian tính từ ngày ký kết đến ngày đáo hạn hợp đồng.

2. Ưu, nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

Giao dịch hợp đồng quyền chọn hiện nay đã khá phổ biến trên thị trường. Dưới đây, cùng tìm hiểu một số ưu, nhược điểm khi thực hiện giao dịch hợp đồng quyền chọn là gì?

2.1. Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn

  • Nhà đầu tư có thể phân tích xu hướng, biến động giá hàng hóa chính xác hơn. Do khoảng thời gian từ khi mua hàng cho đến lúc đáo hạn khá dài, nhà đầu tư có thể đánh giá xu hướng biến động giá cả, từ đó, ra quyết định mua hay bán dễ dàng.
  • Nhà đầu tư có được mức lợi nhuận tối ưu khi giao dịch. Thông qua việc bán quyền chọn, nhà đầu tư có thể thu lại mức lợi nhuận kép, để tối ưu mức lợi nhuận thu về.
  • Giúp giảm thiểu rủi ro khi đầu tư cổ phiếu
  • Cho phép hưởng lợi từ biến động giá chứng khoán mà không cần thanh toán toàn bộ giá trị mã chứng khoán đó.
Chuyên gia chia sẻ  Thời tiết ngày 10/6/2018, Nắng nóng bao trùm khu vực miền Trung

hợp đồng quyền chọn 2

Lưu ý một số nhược điểm của hợp đồng quyền chọn khi ký kết.

2.2. Nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

  • Khá phức tạp, nếu không tìm hiểu kỹ dễ gây tổn thất lớn.
  • Tình trạng đầu cơ có thể xuất hiện, gây biến động vượt ngưỡng biên độ dự kiến của giá chứng khoán.
  • Tính thanh khoản của hợp đồng khá thấp.

3. So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn

3.1. Giống nhau:

  • Là sản phẩm của chứng khoán phái sinh
  • Đều có tài sản cơ sở là công cụ tài chính như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…
  • Đối tượng sử dụng: Nhà đầu tư, người tham gia phải trả phí để mua hợp đồng.
  • Phương thức thanh toán: Chuyển giao tài sản cơ sở hoặc tiền mặt.
  • Thời gian đáo hạn: Ngày thứ Năm lần thứ 3 của tháng đáo hạn. Nếu ngày ấy trùng vào ngày nghỉ thì ngày giao dịch cuối cùng sẽ chuyển lại thành ngày giao dịch liền kề trước đó.
  • Hình thức chuyển giao tài sản: Giữa các nhà đầu tư với nhau.

hợp đồng quyền chọn 3

So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.

3.2. Khác nhau

Tiêu chí so sánh

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn

Khái niệm

Là hợp đồng được chuẩn hóa giữa 2 bên mua bán về một tài sản cơ sở nào đó vào thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định từ trước.

– Người mua hợp đồng có quyền mua hoặc bán một tài sản cơ sở tại một thời điểm trong tương lai với mức giá được xác định trước.

– Người bán hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ giao dịch với người nắm giữ hợp đồng họ yêu cầu sử dụng quyền.

Chuyên gia chia sẻ  Binance bị điều tra giao dịch Axie Infinity Shard chưa đăng ký

Tính chuẩn hóa

Được chuẩn hóa về giá trị, điều khoản, khối lượng tài sản cơ sở…

Không cần chuẩn hóa về điều khoản, giá trị hay khối lượng của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở của hợp đồng này có thể là bất kỳ loại tài sản nào.

Niêm yết, giao dịch

Được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung.

Giao dịch trên thị trường OTC.

Bù trừ và ký quỹ

Các bên tham gia phải ký quỹ.

Hợp đồng này được bù trừ và hạch toán theo ngày và sẽ thông báo thông tin lãi/lỗ theo giá thực tế.

Các bên tham gia không cần ký quỹ.

Bên tham gia mua quyền chọn sẽ trả phí sau khi ký hợp đồng, bên bán sẽ có nghĩa vụ thực hiện đối với bên mua.

Đóng vị thế

Nhà đầu tư có thể dễ dàng đóng vị thế bất kỳ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược.

Có hai loại quyền: là quyền chọn mua và quyền chọn bán.

Tính bắt buộc

Người tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện vào ngày đáo hạn.

Người tham gia có quyền thực hiện vào ngày đáo hạn (không phải nghĩa vụ).

Quy mô hợp đồng

Không có quy mô hợp đồng.

Quy mô hợp đồng phụ thuộc vào các điều khoản trên hợp đồng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hợp đồng quyền chọn. Hy vọng qua bài viết, quý độc giả có thể nắm bắt cơ bản kiến thức hợp đồng quyền chọn là gì, ưu nhược điểm của hợp đồng quyền chọn để có được kế hoạch đầu tư tối ưu nhất.

Đánh giá bài viết post

Phạm Văn Sỹ

Tôi là Phạm Văn Sỹ chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh là sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương. Với kiến thức sâu rộng sau 12 năm ở bên ngoài thương trường thị trường tôi mong muốn chia sẻ các kiến thức chuyên sâu hữu ích dành cho mọi người.

Related Articles

Back to top button