Các toán tử trong ngôn ngữ lập trình Swift – CodeCute
I.Giới thiệu
Các toán tử là các ký hiệu để viết ra một biểu thức, có thể chi các loại toán tử
thành 3 loại chính đó là:
– Toán tử một ngôi: hoạt động trên một phần tử dữ liệu duy nhất.
Ví dụ: -a, i ++, !b
– Toán tử 2 ngôi: hoạt động trên 2 phần tử dữ liệu,
ví dụ: a + b.
Và là trung tố vì chúng xuất hiện ở giữa 2 phần tử dữ liệu. – Toán tử 3 ngôi: hoạt động trên 3 phần tử dữ liệu.
Trong Swift chỉ có duy nhất một toán tử 3 ngôi là toán tử điều kiện, ví dụ: (a == b ? true : false).
II.Các toán tử
1.Toán tử số học
+,-,*,/,%
Ví dụ:
“+” Phép cộng 4+6 kết qủa 10
“-“ Phép trừ 5-4 bằng 1
1 + 2 //kêt quả: 3 3 – 1 //kêt quả: 2 5*5 //kêt quả: 25 8/2 //kêt quả: 4
2.Phép gán
Phép gán là =, để thực hiện gán giá trị biểu thức bên phải vào biến ở phía bên trái toán tử.
Ví dụ
let b = 20 var a = 16 a = b // Kết quả: a = 20 và b = 20
3.Toán tử so sánh
== So sánh bằng 5 == 5 kết quả true, 5 == 6 kết quả false != So sánh khác 5 != 5 kết quả false, 5 != 6 kết quả true > So sánh lớn hơn 5 > 5 kết quả false, 6 > 5 kết quả true < So sánh nhỏ hơn 5 < 5 kết quả false, 5 > 6 kết quả true <= So sánh nhỏ hơn hoặc bằng >= So sánh lớn hơn hoặc bằng === So sánh bằng object1 === object2 so sánh 2 đối tượng đều trỏ đến một đối tượng cụ thể (lập trình hướng đối tượng phần sau) !== So sánh bằng object1 !== object2 kiểm tra hai đối tượng này có khác nhau không
4.Toán tử số dư
10 % 8 //Kết quả: 2 -10 % 8 //Kết quả: -2
5.Toán tử logic
|| Phép logic hoặc, a || b kết quả true nếu a hoặc b là true && Phép logic và, a && b kết quả true nếu a và b đều true !biểu_thức Phép phủ định !a nếu a là true thì kết quả phép toán là false
6.Toán tử phạm vi
– Closed Range Operator: Là phạm vi toán tử khép kín (a … b) định nghĩa một phạm vi nào đó từ a đến b và bao gồm các giá trị từ a đến b. Giá trị của a không lớn hơn b.
Toán tu phạm vi hữu ích khi bạn muốn lặp qua tất cả các giá trị của dãy mà bạn muốn tất cả các giá trị được sử dụng. Chẳng
hạn như một vòng lặp for-in: Ví dụ: /Toán tử phạm vi for index in 1…10{ print(“(index)”) //print từ 1 đến 10) }
7. Toán tử Optional khi khai báo biến
Khi khai báo biến thông thường, trước khi sử dụng biến phải gán cho nó một giá trị. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nhất là kỹ thuật lập trình hướng đối tượng sau này nhiều khi bạn muốn biến đó nhận giá trị rỗng nil, một biến thông thường nếu gán giá trị nil cho nó sẽ gây lỗi biên dịch.
Ví dụ:
var studentname:String?print(studentname); //nil
8. Toán tử ?? kiểm tra nil
Trong biểu thức, muốn: nếu biến a khác nil thì lấy giá trị từ biến a,nếu khác thì lấy một giá trị mặc định “xyz” thì làm thế nào?
var a:String? = “String A”var b:String = “” b = a ?? “XYZ” //nếu a != null thì b = a, nếu nil thì b = XYZprint(b)
Hy vọng bài hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các toán tử hay sử dụng trong Swift