Các loại phí trong xuất nhập khẩu đường biển cho lô hàng Full Container
1. Loading fee
装货费 (𝗭𝗵𝘂𝗮̄𝗻𝗴 𝗵𝘂𝗼̀ 𝗳𝗲̀𝗶) – 𝗣𝗵𝗶́ 𝘅𝗲̂́𝗽 𝗵𝗮̀𝗻𝗴 𝗹𝗲̂𝗻 𝗰𝗼𝗻𝘁𝗮𝗶𝗻𝗲𝗿 Phí đầu tiên ở đầu xuất khẩu phải chịu là việc sắp xếp công nhân bốc xếp hàng hóa từ kho lên container.
2. Trucking fee
内地运输费 (𝗡𝗲̀𝗶𝗱𝗶̀ 𝘆𝘂̀𝗻𝘀𝗵𝘂̄ 𝗳𝗲̀𝗶) – 𝗖𝗵𝗶 𝗽𝗵𝗶́ 𝘁𝗿𝘂𝗰𝗸𝗶𝗻𝗴 Là chi phí vận chuyển vỏ cont rỗng từ POL (Port of Loading là địa chỉ của cảng đóng hàng, cảng xếp hàng xuất theo đường biển) về đến kho của shipper và đưa ngược lại cont từ chỗ shipper đến POL
3. Một số chi phí khác tại POL
Trong quá trình vận chuyển cont ra POL, doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm các chi phí khác, thường sẽ bao gồm/: Phí thủ tục hải quan, nâng hạ, cơ sở hạ tầng, local charges,…
Xem thêm: Dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển quốc tế
3.1. Customs clearance fee
清关费 (𝙌𝙞̄𝙣𝙜𝙜𝙪𝙖̄𝙣 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝙋𝙝𝙞́ 𝙩𝙝𝙪̉ 𝙩𝙪̣𝙘 𝙝𝙖̉𝙞 𝙦𝙪𝙖𝙣 Là các loại phí liên quan đến quy trình thủ tục hải quan để thực hiện thông quan cho một lô hàng, chúng bao gồm phí cho việc khai báo hải quan và một số phí của các hoạt động liên quan (nếu có), ví dụ: phí đăng ký kiểm tra chất lượng, phí và lệ phí hải quan theo quy định Chính phủ, kiểm hóa, thuế xuất khẩu (Export duty),… 𝙇𝙞𝙛𝙩 𝙤𝙣/𝙤𝙛𝙛 吊上吊下费 (𝘿𝙞𝙖̀𝙤 𝙨𝙝𝙖̀𝙣𝙜𝙙𝙞𝙖̀𝙤 𝙭𝙞𝙖̀ 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝙋𝙝𝙞́ 𝙣𝙖̂𝙣𝙜/𝙝𝙖̣ 𝙘𝙤𝙣𝙩𝙖𝙞𝙣𝙚𝙧 Là khoản phí được thu bởi cảng cho việc nâng container tại cảng lên xe kéo container hoặc phí hạ container trên xe kéo xuống cảng. Cần phân biệt phí này với THC (Terminal Handling Charge) trong LCC. Với THC, đây là phí nâng container từ cảng lên tàu hoặc phí hạ container trên tàu xuống cảng do hãng tàu thu.
Xem thêm: Dịch vụ thủ tục hải quan trọn gói
3.2. THC (Terminal Handling Charge)
装卸费 (𝙕𝙝𝙪𝙖̄𝙣𝙜𝙭𝙞𝙚̀ 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝙋𝙝𝙪̣ 𝙥𝙝𝙞́ 𝙭𝙚̂́𝙥 𝙙𝙤̛̃ 𝙩𝙖̣𝙞 𝙘𝙖̉𝙣𝙜 Là phí được thu bởi hãng tàu để xử lý container tại terminal, như: xếp dỡ, tập kết cont từ CY ra cầu tàu….
3.3. Seal Fee
铅封费 𝙌𝙞𝙖̄𝙣 𝙛𝙚̄𝙣𝙜 𝙛𝙚̀𝙞 – 𝙋𝙝𝙞́ 𝙎𝙚𝙖𝙡 Là khoản chi phí phải trả cho việc sử dụng kẹp chì (seal) niêm phong thùng container trước khi hàng xuất đi nước ngoài.
3.4. B/L Fee (Bill of lading fee)
提单费 (𝙏𝙞́𝙙𝙖̄𝙣 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝙋𝙝𝙪̣ 𝙥𝙝𝙞́ 𝙥𝙝𝙖́𝙩 𝙝𝙖̀𝙣𝙝 𝙫𝙖̣̂𝙣 đ𝙤̛𝙣 𝘽/𝙇 Khoản phí do hãng tàu thu để làm bill, kê khai những thông tin cần thiết như shipper, cnee, thông tin hàng hóa,…Liên quan đến B/L còn có phí chỉnh sửa B/L, tuy nhiên thì không phải trường hợp nào cũng mất phí sửa.
3.5. Telex release fee
电放费 (𝘿𝙞𝙖̀𝙣 𝙛𝙖̀𝙣𝙜 𝙛𝙚̀𝙞)- 𝙋𝙝𝙞́ đ𝙞𝙚̣̂𝙣 𝙜𝙞𝙖𝙤 𝙝𝙖̀𝙣𝙜 Trong trường hợp phát hành surrender bill, hãng tàu sẽ thu một khoản phí dựa trên quy định của từng hãng. 𝙄𝙣𝙛𝙧𝙖𝙨𝙩𝙧𝙪𝙘𝙩𝙪𝙧𝙚 𝙛𝙚𝙚 基础设施费 (𝙅𝙞̄𝙘𝙝𝙪̌ 𝙨𝙝𝙚̀𝙨𝙝𝙞̄ 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝙋𝙝𝙞́ 𝙘𝙤̛ 𝙨𝙤̛̉ 𝙝𝙖̣ 𝙩𝙖̂̀𝙣𝙜 Phí cơ sở hạ tầng được thu để duy trì cơ sở hạ tầng tại cảng, nhằm mục đích hoàn thiện hạ tầng kết nối các cảng biển, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn. Ngoài ra còn dùng để nâng cấp các cầu cảng, tạo thuận lợi cho dịch vụ vận tải, rút ngắn thời gian vận chuyển. Hiện tại, Việt Nam đang triển khai thu phí cơ sở hạ tầng tại cụm cảng Hải Phòng, Hồ Chí Minh cũng đã bắt đầu triển khai thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4/2022. *Ngoài ra tùy từng tuyến đường mà sẽ có chi phí khai báo khác (surcharges) như: ENS (đối với hàng Châu Âu), AMS (US), ACI (Canada), AFR (Nhật),…
Đọc thêm: Dịch vụ vận tải đường biển uy tín của Vạn Hải Group
4. O/F fee (Ocean freight fee)
海运费 (𝙃𝙖̌𝙞𝙮𝙪̀𝙣 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝗣𝗵𝗶́ 𝗰𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝗯𝗶𝗲̂̉𝗻 Khi vận chuyển hàng quốc tế, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phí là phí cước đường biển (O/F). Cước phí vận chuyển đường biển sẽ thường được báo giá dựa trên cơ sở hàng FCL hay LCL:
Các lô hàng FCL thường sẽ được định giá trên container
Các lô hàng LCL thường được báo giá dựa trên trọng lượng hoặc kích thước của lô hàng.
* Insurance Fee
保险费 (𝘽𝙖̌𝙤𝙭𝙞𝙖̌𝙣 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝗣𝗵𝗶́ 𝗯𝗮̉𝗼 𝗵𝗶𝗲̂̉𝗺 Khi vận chuyển hàng hóa quốc tế không thể tránh khỏi những rủi ro mang lại tổn thất. Chứng từ bảo hiểm giúp giải quyết và phân tán rủi ro suốt quá trình vận chuyển.
5. Một số chi phí tại POD
Để chuyển hàng từ POD (Port of Discharge là cảng dỡ hàng áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển) đến consignee, doanh nghiệp cần phải chi trả phí hải quan cùng các LCC tại cảng đích
5.1. Custom clearance fee
清关费 (𝙌𝙞̄𝙣𝙜𝙜𝙪𝙖̄𝙣 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝙋𝙝𝙞́ 𝙩𝙝𝙪̉ 𝙩𝙪̣𝙘 𝙝𝙖̉𝙞 𝙦𝙪𝙖𝙣 𝙣𝙝𝙖̣̂𝙥 𝙠𝙝𝙖̂̉𝙪 Để lấy được hàng, thủ tục hải quan nhập khẩu là bắt buộc, các chi phí sẽ bao gồm việc khai báo hải quan, đăng ký kiểm tra chất lượng chuyên ngành (tùy từng mặt hàng), phí và một số lệ phí hải quan khác (nếu có). Sau khi tờ khai hải quan đã được truyền và thông quan, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính là: Thuế nhập khẩu (Import duty) và VAT. Ngoài ra, tuỳ loại hàng nhập khẩu, doanh nghiệp có thể phải nộp thuế khác như thuế chống bán phá giá, thuế môi trường hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt.
5.2. THC (Terminal Handling Charge)
装卸费 (𝙕𝙝𝙪𝙖̄𝙣𝙜𝙭𝙞𝙚̀ 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝙋𝙝𝙪̣ 𝙥𝙝𝙞́ 𝙭𝙚̂́𝙥 𝙙𝙤̛̃ 𝙩𝙖̣𝙞 𝙘𝙖̉𝙣𝙜 Tương tự như đầu xuất, hãng tàu đầu dỡ cũng sẽ thu phí THC ở đầu dỡ.
5.3. D/O fee (Delivery Order)
换单费 (𝙃𝙪𝙖̀𝙣 𝙙𝙖̄𝙣 𝙛𝙚̀𝙞) – 𝙋𝙝𝙞́ 𝙡𝙚̣̂𝙣𝙝 𝙜𝙞𝙖𝙤 𝙝𝙖̀𝙣𝙜 Phí D/O sẽ được các hãng tàu hoặc các đơn vị forwarder phát hành cho consignee. Để lấy D/O, cnee phải hoàn thành phí này, sau đó nộp cho cơ quan hải quan và lấy hàng khi tàu đã cập cảng. 𝙋𝙝𝙞́ 𝙉𝙖̂𝙣𝙜/𝙝𝙖̣ 𝙘𝙤𝙣𝙩 (𝙇𝙞𝙛𝙩 𝙤𝙣/𝙇𝙞𝙛𝙩 𝙤𝙛𝙛) 𝙫𝙖̀ 𝙘𝙤̛ 𝙨𝙤̛̉ 𝙝𝙖̣ 𝙩𝙖̂̀𝙣𝙜 (𝙞𝙣𝙛𝙧𝙖𝙨𝙩𝙧𝙪𝙘𝙩𝙪𝙧𝙚 𝙛𝙚𝙚): tương tự như ở đầu xuất.
6. Trucking fee
Ở giai đoạn này, phí trucking là chi phí kéo cont từ cảng POD về đến kho của cnee, đồng thời cần chở vỏ cont rỗng quay về cảng POD. Giai đoạn này có thể phát sinh thêm phí vệ sinh Cont (Cleaning Container fee – 清洁费).
7. Unloading fee
卸货费 (𝙓𝙞𝙚̀𝙝𝙪𝙤̀ 𝙛𝙚̀𝙞) – Phí dỡ hàng từ container Người nhận hàng sẽ bố trí công nhân hoặc phương tiện để kiểm tra sắp xếp dỡ hàng từ container xuống kho. Ngoài ra, trong quá trình handle lô hàng có thể sẽ phá sinh thêm phí detention/demurrage/storage Phí Det (滞柜费 – Zhì guì fèi ) là phí lưu container tại kho được đóng cho hãng tàu, Dem (滞期费 – Zhì qí fèi) là phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu. Storage charge (码头存储费 – Mǎtóu cúnchú fèi) là phí lưu container tại cảng mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng.
Như vậy, trong bài viết này Vạn Hải Group đã chia sẻ các loại chi phí trong xuất nhập khẩu đường biển cho lô hàng Full Container.